Rượu Mirin của Nhật - Loại gia vị trong nền ẩm thực Nhật Bản
Mirin là một trong bảy loại gia vị cơ bản của bếp Nhật. Rượu Mirin của Nhật giúp tạo vị ngọt thanh, hương thơm tinh tế và độ bóng bẩy bắt mắt cho món ăn. Khác hẳn vị ngọt gắt của đường hay bột ngọt. Cùng với các loại gia vị khác như muối, đường, nước tương... Cùng Kosei tìm hiểu kĩ về loại gia vị đặc biệt này nhé!
Hương vị đặc trưng trong gia vị rượu Mirin của Nhật Bản
Mirin là gì?
Mirin trong tiếng Nhật sẽ thường được viết dưới dạng Hiragana là みりん - một loại gia vị thiết yếu được sử dụng trong hầu hết các món ăn chế biến theo phong cách Nhật Bản.
Mirin là một loại rượu gạo tương tự như rượu Sake, nhưng với hàm lượng cồn thấp hơn và hàm lượng đường cao hơn. Lượng đường này không hề được thêm vào trong quá trình chế biến mà được hình thành một cách tự nhiên khi rượu lên men. Hàm lượng cồn của Mirin sẽ được hạ thấp khi bạn đun nóng nó lên nên bạn không cần phải quá lo lắng nếu bạn không thích đồ ăn có mùi cồn nặng nhé. Mirin có vị thanh ngọt tự nhiên, thường được sử dụng kèm với nước tương Shouyu.
Ngày nay, loại rượu này được chia làm 3 loại:
- Hon-mirin (本みりん), tức mirin “chuẩn”, có nồng độ cồn vào khoảng 14% và được hình thành nhờ quá trình ngâm gạo vào nước ấm trong khoảng 40 đến 60 ngày.
- Shio-mirin (塩みりん), tức mirin muối, chứa hàm lượng cồn thấp và lượng muối khoảng 1.5%, nhằm tránh thuế đồ uống có cồn.
- Shin-mirin (新みりん), tức mirin mới, hoặc mirin-fu choumiryou みりん風調味料, tức chất điều vị có mùi mirin, sẽ có nồng độ cồn thấp hơn các loại trên chừng 1%.
Nguồn gốc của rượu Mirin Nhật Bản
Trong thời kỳ Edo, rượu Mirin của Nhật được người Nhật thưởng thức như một loại amazake 甘酒, tức một loại rượu ngọt. Do vậy, nếu muốn mua mirin tại Nhật, bạn cần đem chứng minh thư chứng minh mình trên 20 tuổi (độ tuổi được phép uống đồ uống có cồn). Trong khi đó, rượu sake để chế biến món ăn có nồng độ muối cao hơn nên việc chứng minh tuổi là không cần thiết.
Trong phong cách ẩm thực Kansai, mirin sẽ được đun sôi nhẹ để làm dậy mùi thơm đặc trưng của mirin trước khi thưởng thức. Ngược lại, ở khu vực Kanto, mirin sẽ được thưởng thức trực tiếp không qua đun nóng. Loại rượu mirin đun sôi phong cách Kansai đó được gọi là nikiri mirin 煮切り味醂, tức mirin đun kỹ.
Ngày 30 tháng 11 hằng năm được Nhật Bản công nhận là ngày của Hon-mirin bởi ngành công nghiệp mirin, vì trong tiếng Nhật, ngày 30 tháng 11 có cách phát âm tương tự như sau: “11 いい (tốt)” và “30 みりん (mirin)”.
Những món ăn đơn giản chế biến cùng với rượu Mirin cực ngon
Cá nướng sốt Teriyaki
Sốt Teriyaki quá nổi tiếng rồi nhưng bạn đã biết cách làm chưa nè? Trước hết, hãy chế biến sốt Teriyaki bằng cách trộn đều 2 muỗng Shouyu cùng với 1 muỗng mirin, sake, và ½ muỗng đường với nhau. Áo một lớp bột bắp quanh 150g fillet cá bất kỳ (ví dụ như cá thu, cá saba,…). Cắt hành hương thành từng khúc khoảng 4-5 cm và chiên chúng trên lửa vừa cho đến khi có màu vàng nâu. Đặt hành qua một bên và chiên cá trong khoảng 5 phút và thêm sốt Teriyaki vào. Chiên trong khoảng 2-3 phút, cho đến khi sốt có màu nâu đen và bóng bẩy. Tắt bếp, dọn cá kèm với hành hương cùng với hỗn hợp sốt Teriyaki sệt sệt nhé.
Cơm gà trứng Oyakodon
Oyakodon là cơm gà (“bố mẹ” oya 親) và trứng (“con” ko 子), dọn cùng hành tây và hành lá của Nhật. Chỉ trong vòng 30 phút bạn sẽ có thể chế biến được một bát oyakodon thật ngon rồi đấy. Trước hết, trộn ⅔ chén dashi, 1.5 muỗng mirin, rượu sake, nước tương Shoyu, và đường trong 1 cái bát thật đều. Cắt mỏng hành tây, hành lá. Đập 2 cái trứng và đánh thật đều. Cắt thịt đùi gà thành những lát dày vừa phải và đem chiên trên chảo cùng với hành tây. Thêm ½ hỗn hợp nước dashi và mirin vào và đậy nắp chảo lại. Để lửa vừa và nhớ vớt bọt nếu có nhé. Khi thịt gà đã gần chín, thêm trứng vào và nấu cho trứng vừa chín nhưng vẫn còn giữ được độ ẩm, mềm mượt. Xới cơm và cho phần thịt gà đó lên. Rưới ½ phần dashi còn lại lên mặt và ăn kèm hành lá nhé.
Trứng cuộn Tamago-yaki
Đây là một món ăn rất quen thuộc ở Nhật Bản với vị ngọt nhẹ và hình dáng bắt mắt.Bạn có thể dễ dàng chế biến tamago-yaki trong vòng 10 phút thôi đấy.
Đầu tiên hãy đập trứng, trộn thật đều trong bát, và lưu ý tránh tạo quá nhiều bọt trong khi trộn nhé. Thêm 1 muỗng canh nước tương Shoyu, mirin, đường và một chút muối vào trứng. Sau đó, hãy rót một lớp dầu thật mỏng đều khắp chảo. Đổ 1 lớp trứng mỏng vào chảo và chiên cho tới khi trứng vàng thì hãy dùng đũa để cuộn trứng lại. Tiếp tục đổ dầu và chiên, cuộn trứng cho tới khi lớp trứng cuộn dày theo ý thích của bạn. Tắt bếp, xắt trứng thành những khoanh dày và bạn đã có một đĩa trứng cuộn ngon lành rồi đấy.
Món rau trộn Kinpira
Món khai vị gồm có ngưu bàng và cà rốt xắt mỏng. Bạn có thể dễ dàng chuẩn bị món này trong khoảng 15 phút. Rất đơn giản, chỉ cần xắt ngưu bàng, cà rốt thành những sợi mỏng và xào trên chảo trong khoảng 2 đến 3 phút. Thêm 1 muỗng mirin, sake, đường và 2.5 muỗng Shouyu vào hỗn hợp ngưu bàng cà rốt, và xào cho đến khi vừa khô. Dọn kèm với mè để tăng phần hấp dẫn nhé. Đây còn là một món mồi rất đưa rượu đấy.
Vậy là trung tâm tiếng Nhật Kosei đã biết thêm về rượu Mirin của Nhật và những món ăn siêu đơn giản mà bạn có thể chế biến bằng Mirin rồi đúng không?
Tin liên quan:
>>> Điểm danh các loại rượu Nhật Bản ngon nức tiếng nhất thế giới
>>> 4 món ăn vặt Nhật Bản dễ làm tại nhà không nên bỏ lỡ
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen