Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Tengu - sinh vật ma quái trong truyền thuyết Nhật Bản
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Tengu - Sinh Vật Ma Quái Trong Truyền Thuyết Nhật Bản

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Tengu 天狗- Thiên cẩu tương truyền là một loài yêu quái cổ xưa của Nhật Bản. Cùng trung tâ tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về Tengu qua những truyền thuyết cổ xưa để biết thêm về nền văn hóa thú vị của đất nước mặt trời mọc nhé. 

Văn hóa Nhật Bản

 

>>> Các lễ hội truyền thống Nhật Bản (phần 1)

>>> Nhật Bản – đất nước của các linh vật

 

 

 

Tengu- sinh vật ma quái trong truyền thuyết Nhật Bản

 

 

Tengu- sinh vật ma quái trong truyền thuyết Nhật Bản

 

   Trong nghệ thuật truyền thống, Tengu được miêu tả như là một sinh vật giống người với mỏ chim dài hoặc là cái mũi như cái mỏ, có cánh và lông đuôi sau lưng, móng vuốt ngón tay và ngón chân. Một vài bản vẽ kỳ quái thì chúng có móng có vảy, môi, tai nhọn, miệng đầy răng sắc nhọn, chân chim 3 ngón. Giống như những người quái vật khác, chúng thường được gắn kết với màu đỏ.Tuy có hình dạng khá giống người, tengu lại có cách sống khá giống loài chim. Chúng nở ra từ những quả trứng rất lớn và làm tổ ở các cây cổ thụ trên núi cao. Có điều lạ là hầu hết các truyện kể về tengu đều miêu tả chúng dưới hình dạng đàn ông. Tengu cái dường như không được nhắc đến.

 

   Ở Nhật Bản, những di chỉ bằng hình ảnh về Tengu hiện có niên đại sớm nhất từ thế kỷ 6 – 7, cũng là thời điểm Phật giáo du nhập từ Hàn Quốc và Trung Quốc vào Nhật Bản, Tengu trong tiếng Nhật được cho là bắt nguồn từ Tian – Gou (Thiên Cẩu: phát âm theo tiếng Hán). Trong nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, Tengu được miêu tả như một sinh vật hình người với mỏ chim dài, có cánh và móng vuốt nên được gọi là “Karasu Tengu”, nghĩa là “Thiên Cẩu hình người mỏ quạ”.

   Tuy nhiên, về sau, hình ảnh Tengu dần được nhân cách hóa qua hình dáng một đạo sĩ mũi dài, gọi là “Hanataka Tengu”, hay “Thiên Cẩu hình người mũi dài”. Có rất nhiều cách lý giải khác nhau thú vị về sự biến đổi này.Ban đầu Thiên cẩu được cho là chuyên dùng phép thuật để bắt cóc trẻ em và gây nên chiến tranh, để thuận tiện  hành động nên đã biến thành hình người  tuy nhiên dù đã biến thành người nhưng chiếc mõm dài của Thiên Cẩu vẫn lộ ra với cái bóng của mình, do vậy hình tượng Thiên Cẩu dù mang hình người nhưng có thêm chiếc mũi dài kỳ lạ.

 

   Tengu vẫn được tôn trọng và e ngại bởi con người ngày nay. Những gương mặt có đôi mắt hoang dại của chúng có thể tìm thấy bất kỳ nơi nào tại Nhật bản, những ngôi đền, chùa trên núi thì được bảo vệ bởi những hình ảnh cầm kiếm của chúng, là hiện thân con người khao khát ở một nơi yên lành trong những ngọn núi hùng vĩ . Duy nhất một ngọn núi cùng tên Tengu ở thành phố cảng Otaru trên vùng Bắc Hải Đạo (Hokkaido), là nơi có đền thờ Thiên Cẩu với gương mặt khổng lồ và bộ sưu tập hơn 700 mặt nạ Thiên Cẩu đọc đáo từ khắp Nhật Bản.

 

   Trong khu rừng trên đỉnh núi Tengu, có ngôi đền nơi thờ vị linh thần Thiên Cẩu. Mỗi khi lên đỉnh núi, người Otaru, đều đến đền thờ này và dùng tay vuốt chiếc mũi dài để gửi gắm lời khấn nguyện. Rất nhiều người bản địa lên đỉnh Otaru mỗi ngày để gửi gắm linh thần Thiên Cẩu các lời khấn, khiến chiếc mũi của thần đổi màu do bị xoa quá nhiều.

 

   Bên cạnh đền thờ, đỉnh Otaru cũng sở hữu một không gian trưng bày độc đáo khác là bộ sưu tập mặt nạ Thiên Cẩu. Từ các mặt nạ Thiên Cẩu thường thấy xuất hiện trong kịch Nô đến các mặt nạ phục vụ lễ hội, thờ cúng, và trong cả các sáng tác mỹ thuật,…tất cả được sắp xếp liên hoàn, tạo nên một không gian đặc biệt ấn tượng với những khuôn mặt Thiên Cẩu mang đủ hình thái cảm xúc khác biệt, nơi người xem phần nào hiểu thêm về ngoại hình, tính cách và tích truyện thú vị của linh thần Thiên Cẩu xứ Phù Tang.

 

Ngày tết các bạn đi chùa cầu may mắn với Trung tâm tiếng Nhật Kosei nha!! >>> 12 Cách người Nhật Bản cầu may

Bạn biết gì chưa?? Khóa học HOT nhất năm 2019 của Kosei đã ra mắt: >>> Khóa học N3 Online

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị