Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Tết Nhật và Tết Việt khác nhau như thế nào?
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Tết Nhật và Tết Việt khác nhau như thế nào?

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

So với các nước ăn tết Âm lịch như Việt Nam, sự khác nhau tết Nhật và tết Việt có gì khác? Có thể bạn chưa biết, trước đây Nhật Bản cũng là một trong số các nước ăn tết theo âm lịch. Vì thế, cho đến tận ngày nay, nhiều nét văn hóa tết cổ truyền vẫn còn lưu giữ lại. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei đi tìm hiểu ngay nhé!

Tết Nhật khác Tết Việt như thế nào

sự khác nhau tết nhật và tết việt

Nhật Bản ăn Tết dương lịch, Việt Nam ăn tết âm lịch

Trước đây, Nhật Bản cũng giống như Việt Nam, đón tết Âm lịch. Nhưng từ năm 1873, người Nhật chuyển sang đón tết Dương lịch và vẫn giữ được những phong tục truyền thống của người Á Đông, đồng thời tiếp nhận những tinh hoa từ văn hóa phương Tây.

Việt Nam là một trong những nước đón Tết Âm lịch trên thế giới. Tương tự như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Triều Tiên và Mông Cổ. Tết cổ truyền ở Việt Nam được gọi là Tết nguyên đán, đó là thời điểm đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội ở Việt Nam. Theo phong tục Việt Nam, ngày 23 tháng chạp (tháng 12) là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời để tâu việc trần gian. Bắt đầu từ ngày này thì không khí Tết bắt đầu rộn rang khắp các phố xá.

Cây trang trí ngày Tết

sự khác nhau tết nhật và tết việt

Ở Nhật, các gia đình có tập quán trang trí cây thông trước cửa nhà hay trước cửa hàng, công ty. Họ cho rằng cây thông là nơi đón Toshigamisama – vị thần đem lại sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ. Ngoài ra, người Nhật còn dùng các loại thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng….tượng trưng cho nhiều mong ước, nhiều ý niệm khác nhau cho một năm mới tốt lành.

Ở Việt Nam thì sao?

sự khác nhau tết nhật và tết việt

Việt Nam có nhiều loại cây để trang trí trong nhà. Ở những vùng núi phía Bắc, người dân thường treo những cây nêu trong nhà nhằm trừ tà ma, đem lại sự may mắn, thịnh vượng trong năm mới.

Thông thường, người Việt vẫn hay dùng hoa đào và hoa mai để trang trí vào dịp Tết. Người Việt hay nói vui “Tết mà không có đào thì mất tết”.  Đào và Mai giống như là một biểu tượng không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.

 Giao thừa

sự khác nhau tết nhật và tết việt

Đêm 30 tết là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mọi người trong gia đình sum họp, cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Vào đúng 0h ngày 1/1, khắp các chùa chiền tại Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ.

Sau tiếng chuông vang lên, sau khi nói lời chúc mừng năm mới tới mọi người xung quanh, tất cả sẽ quây quần bên nhau cùng thưởng thức rượu sake và các món ăn truyền thống.

Còn ở Việt Nam, giao thừa là lúc nhà nhà tất bật với mâm cơm cúng giao thừa, cùng sum họp ăn bữa cơm tất niên. Người Việt còn có phong tục lấy lộc đầu năm với quan niệm rằng sẽ rước may mắn và tài lộc vào nhà.

Mâm cơm ngày tết

sự khác nhau tết nhật và tết việt

Trên bàn ăn của các gia đình Nhật Bản những ngày này thường không thể thiếu các loại bánh làm từ gạo, các món ăn chế biến từ cá và hải sản...

Việt Nam thì luôn chú trọng mâm cơm cúng ngày Tết. Đây là dịp được thưởng thức nhiều món ăn ngon, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt,  không thể thiếu bánh chưng, cỗ tết (xôi, thịt gà, giò, dưa hành, thịt đông,….) và các loại mứt, ô mai,…. Một điều nữa, trên bàn thờ ngày tết nhất định phải có mâm ngũ quả.

sự khác nhau tết nhật và tết việt

Ngày tết nguyên đán 1/1

Ở Nhật Bản, Tết là khoảng thời gian từ mùng 1 đến mùng 3. Vào những ngày này, người Nhật đi chúc Tết cấp trên trong công ty, họ hàng, người thân, bạn bè, láng giềng…Vào dịp này, người Nhật thường đi chùa ngay từ ngày đầu của năm mới.

Người Nhật có phong tục gửi thiệp chúc mừng, cảm ơn vì một năm đã qua. Nhưng ngày nay Internet phát triển, thay vì sử dụng thiệp được làm thủ công thì họ chuyển sang dùng email và điện thoại.

Ở Việt Nam, từ mùng 1 đến mùng 3 là 3 ngày chính, mọi người cùng đi chúc tết nhau. Người Việt không có phong tục gửi thiệp chúc mừng như Nhật Bản nhưng người cao tuổi và em nhỏ lại được người lớn lì xì với ý nghĩa may mắn, cầu phúc cho cả năm. Gia đình, bạn bè thường rủ nhau đi chơi, gặp gỡ….hay đi chùa cầu phúc cho năm mới.

Tìm hiểu thêm các phong tục khác tại đây nhé!

>>> Hòa mình đón năm mới tại Nhật cùng lễ hội Đốt lửa thiêng "Okera Mairi"

>>> Những phong tục lạ ở Nhật Bản - 5 điều có thể bạn sắp biết

>>> Thích thú với trung tâm thương mại dưới lòng đất tại Nhật Bản

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị