Thân phận “Bông hoa tàn” của các vũ nữ Nhật Bản thật bất hạnh
Geisha hay còn gọi là các vũ nữ Nhật Bản, có nhan sắc, có tài năng, nhưng số phận của họ lại “bảy nổi ba chìm”, lênh đênh giữa dòng đời. Cùng Kosei tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Thân phận “Bông hoa tàn” của các vũ nữ Nhật giữa biển đời rộng lớn
Nếu bạn có hứng thú với đất nước Nhật, chắc hẳn đã không còn lạ lẫm với những danh xưng như geisha nữa. Họ xuất hiện với vẻ mặt trắng toát đặc trưng, đôi môi đỏ và kiểu tóc được trau chuốt mỗi khi bước ra ngoài. Cho đến nay, những người “nghệ sĩ” vừa có tài ca hát, vừa có khả năng nói chuyện duyên dáng với khách hàng vẫn còn là một ẩn số đối với người nước ngoài, thậm chí với một bộ phận người Nhật. Có nhiều người cho rằng, sự bí ẩn đó chính là nét đẹp tiềm tàng, thu hút và hấp dẫn nhất ở mỗi geisha.
Xứ sở hoa anh đào cũng giống với nhiều quốc gia khác trên thế giới, họ cho phép nhiều hình thức vui chơi giải trí cùng tồn tại để phục vụ nhân dân. Sau khi Nhật Bản cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài vào thời kỳ Edo (1603 – 1868), rất nhiều người làm ăn giàu có đã mở rộng số lượng geisha tại các khu vực đô thị lớn.
Trước đây, geisha là một loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật lành mạnh và cao cấp. Các geisha là một nghệ sĩ tài ba, họ cung cấp các dịch vụ giải trí gồm âm nhạc, múa, thơ ca, quyến rũ, đùa cợt và tuyệt đối không mua bán dâm.
Giới nghiên cứu nhận định rằng, geisha là một trong những tầng lớp phụ nữ hấp dẫn nhất trong lịch sử và phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt để xứng đáng với danh hiệu này.
Được biết, từ khi còn là một maiko (geisha tập sự) họ còn phải tiếp tục học tập, đào tạo kéo dài tới 5 năm để trở thành một geisha thực sự.
Ngày nay, hình ảnh các nữ geisha đi giày gỗ cao truyền thống đứng dọc đường trở nên hiếm có trong xã hội nhưng càng không thể phủ nhận sức hấp dẫn về lối sống của họ vẫn luôn tồn tại.
Ngoài ra mặt trái trong nghề geisha cũng khiến các nhà nghiên cứu phải quan tâm.
Các nữ geisha thường trang điểm khuôn mặt trắng sức với lớp phấn dày, bao phủ khắp mặt, cổ, ngực và đôi bàn tay với hai hoặc ba vùng tối bên gáy trái nhằm nhấn mạnh vùng gợi dục truyền thống. Người ta phát hiện ra loại phấn các geisha dùng có nồng độ chì cao, có hại có sức khỏe của chính họ.
Kiểu tóc của geisha đòi hỏi người tạo kiểu phải rất kỳ công. Khi ngủ họ thường phải sử dụng một cái kệ đỡ nhỏ, được gọi là Takamakura, chứ không được dùng gối vì nếu dùng gối sẽ khiến mái tóc bị rối. Nhiều nhân chứng kể lại rằng, các geisha sẽ rắc thóc xung quanh để nếu đầu của các maiko (geisha tập sự) rời bệ đỡ trong lúc ngủ, những hạt thóc sẽ dính vào và làm tóc rối.
Dấn thân vào làm geisha, các cô gái không được phép có mối quan hệ với bất kỳ người đàn ông nào khi họ đang hành nghề. Việc kết hôn đồng nghĩa với việc họ buộc phải bỏ nghề.
Làm nghề này cũng khó tránh khỏi những tai tiếng, nhiều geisha nổi tiếng một thời thường sống đơn độc khi về già hoặc mang nhiều điều tiếng đến cuối cuộc đời. Có một nữ geisha tên là Yoha, nổi tiếng ở quận Shinbashi, thành phố Tokyo từ thời Minh Trị. Năm 12 tuổi, cha Yoga bán cô để làm nô lệ và biến cô trở thành maiko ở thành phố Osaka. Cô bắt đầu cuộc tình với một tay chơi khét tiếng vào năm 15 tuổi. Sau một thời gian, cô đã phải đổi tên và quy y sau khi chặt đứt ngón tay út để chứng minh lòng trung thành của mình với người tình.
Hoa chỉ đẹp khi còn đương độ khoe sắc, khi tàn rồi, hoa chỉ còn cái xác. Thân phận của các geisha cũng vậy. Được ví như những bông hoa đẹp, nhưng lại có thời mà chẳng được mãi mãi.
Cùng Kosei tìm hiểu văn hóa Nhật Bản tại đây nhé!
>>> Bí mật chiếc mặt nạ truyền thống Nhật Bản thông qua lễ hội On
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen