Trang chủ / Thư viện / Học từ vựng tiếng Nhật / Học từ vựng tiếng Nhật N2 / Thuộc làu làu Bài 39: 俗語 - Từ lóng tiếng Nhật N2 hay gặp
Học từ vựng tiếng Nhật N2

Thuộc làu làu Bài 39: 俗語 - Từ lóng tiếng Nhật N2 hay gặp

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Cùng Kosei tìm hiểu ngay một số từ lóng tiếng Nhật N2 hay gặp cũng như trong đời sống thường ngày của người Nhật nhé! 俗語・ぞくご, các từ lóng là một phạm trù hết sức rộng lớn, phong phú và đương nhiên là vô cùng thú vị trong bất cứ ngôn ngữ nào. 

Bài 39

俗語 - Từ lóng N2

 

từ lóng tiếng nhật n2 hay gặp

 

超~

Siêu, rất

超忙しい (Cực kì bận rộn, siêu bận)

いまいち

Chưa tới, chưa đủ

このケーキは、いまいちだ(=あとちょっと・あまりおいしくない)(Cái bánh kem này không ngon lắm, làm chưa tới.)

ばらす

Bộc bạch, phân trần

秘密をばらす(=人にしらせる)

パクる

Ăn cắp ý tưởng của người khác.

人のアイデアをパクる (Ăn cắp ý tưởng)

マジ

Nghiêm túc, thật lòng

マジは話 (Chuyện nghiêm túc)

 

Nghiêm túc, nghiêm chỉnh

マジになって働く (Làm việc nghiêm túc)

ヤバイ

(=危ない)

Nguy hiểm

ヤバイ仕事をする (Công việc nguy hiểm)

(=まずい、困る)

Chết dở, không ổn

時間に遅れるとヤバイ。(Muộn giờ là chết dở)

うざい

(=わずらわしい・うっとおしい)

Phiền phức, phiền toái, gây khó chịu

毎日のように電話してくる友達がうざい(Loại bạn bè mà ngày nào cũng gọi điện thoại là hết sức phiền nhiễu)

Dưới đây là một số giải thích rõ hơn về các từ lóng ở trên nhé!

  • いまいち/ Diễn tả việc sự vật, sự việc hiện có không được như mong đợi, chưa đủ, chưa tới

例: このケーキは、いまいちだ。(Món bánh này không ngon như mong đợi.)

Niên đại: 1979

Là cách viết lược bớt của 「今一つ・いまひとつ」bắt đầu được giới trẻ Nhật Bản sử dụng rộng rãi vào nửa cuối những năm 70, và ngày càng trở nên quen thuộc. Thậm chí, sau năm 1980, nhiều từ ăn theo bằng cách ghép các con số vào phía sau 「今」 cũng được sáng tạo ra như là: 今二・いまに、今三・いまさん cho tới thậm chí 今百・いまきゃく, phần số phía sau càng lớn tỷ lệ thuận với mức độ “không đủ, thiếu” được đánh giá chủ quan bởi người nói.

  • パクる / 

例: 人のアイデアをパクる。(Ăn cắp ý tưởng của người khác.)

  1. Lấy trộm, ăn cắp một món đồ hay một ý tưởng.

Với ý nghĩa này, đây là một từ mang sắc thái tiêu cực, bắt đầu được sử dụng nhiều trong các tác phẩm âm nhạc, văn học vào thập niên 80. Dùng để diễn tả hành vi sao chép hoặc chiếm dụng một ý tưởng, đặc trưng của một đối tượng khác của một nhân vật hay một nhãn hàng.

  1. Bắt được, tóm được

Ý nghĩa thứ hai này bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong cuối những năm 1970. Cũng tương tự như ý nghĩa thứ nhất, từ lóng này cũng đi từ một bộ phận thanh niên có những hành vi không tốt vào thời Minh Trị. Có ý kiến cho rằng từ này bắt nguồn từ hán tự (on: パク) với ý nghĩa là vây quanh bao phủ. Nhưng cũng có ý kiến khác lập luận rằng từ này bắt nguồn từ một từ tiếng Đức là packen (パッケン)cũng có nghĩa là bao vây, tóm chặt.

  • マジ/ nghiêm túc, chân thật, không phải nói đùa

Niên đại: 1980 (Thời Edo), ngôn ngữ giới trẻ

Là cách đọc viết rút gọn của 「真面目・まじめ」. Được sử dụng với ý nghĩa như「真面目・まじめ」, 「本気」, 「冗談ではない」: nghiêm túc, chân thật, không phải nói đùa.

Từ thời Edo, các nghệ sĩ đã bắt đầu dùng từ này trong những câu chuyện sau cánh gà. Nhưng マジ chỉ thực sự trở nên phổ cập trong giới trẻ sau năm 1980.

Ngoài 「マジは」、thì 「マジで」 hay 「マジに」 có thể được sử dụng như các phó từ. Bên cạnh đó 「マジOOcũng được sử dụng trong các trường hợp cụ thể.

  • ヤバイ

Niên đại: Thời Edo

  1. Nguy hiểm, không thích hợp, không ổn

Bắt đầu từ thời Edo, từ này được dùng để nói khi mà người dân gặp phải bọn trộm cắp và họ muốn thể hiện những ý như “Nguy hiểm”, “Phát hiện ra chuyện gì không hay”. Về sau, vào giai đoạn hậu chiến, từ này cũng được sử dụng rộng rãi trong giới kinh tế ngầm với ý nghĩa tương tự.

例:ヤバイ仕事をする (Công việc nguy hiểm)

時間に遅れるとヤバイ。(Muộn giờ là chết dở)

  1. Cực kì hấp dẫn, mê hoặc, khiến phải say mê

Tới tận giai đoạn 1980, từ này được phổ biến trong giới trẻ nhưng vẫn chỉ thường được dùng với cách hiểu thứ nhất. Mãi đến 1 thập kỉ sau trong những năm thập niên 90, nét nghĩa mang sắc thái tích cực, đối ngược kịch kiệt với nét nghĩa cũ mới bắt đầu được sử dụng.

Ngoài cách viết thường thấy là ヤバイ, còn có cách viết khác là ヤヴァイ。

P/s: Từ này giống như ghi người Việt mình nói “Ghê thật!” đó các bạn ạ, trong từng ngữ cảnh nó có thể dùng để nói về một đối tượng rất đáng sợ, tiêu cực, nhưng có những gì mình cũng dùng từ này để bày tỏ sự kinh ngạc thậm chí là ngưỡng mộ.

  • うざい/ phiền nhiễu, phiền hà

Niên đại: 1985, ngôn ngữ giới bất hảo, ngôn ngữ Yakuza, ngôn ngữ giới trẻ

Là cách đọc-viết ngắn gọn của 「うざったい」, dùng để miêu tả một đối tượng với mang những đặc điểm gây phiền nhiễu, phiền hà.

うざい là một sản phẩm phụ của giai đoạn bùng nổ trào lưu Tsuppari từ trong lòng khu vực Kantou, vốn chỉ được dùng bởi các thành phần bất hảo trong giai đoạn 1980, nhưng cho tới 1990 nó đã trở thành một từ lóng phổ biến trên cả nước.

うざい còn có cách viết giản lược của chính là nó là うざ mang sắc thái mềm mại hơn. Vào năm 2006, vấn đề xã hội nổi cộm lúc bấy giờ là hàng loạt vụ tự sát của học sinh,

Trong lòng khu vực kantou, vốn chỉ được dùng bởi các thành phần bất hảo

Trong giai đoạn 1980, nhưng cho tới 1990 nó đã trở thành một từ lóng phổ biến

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học thêm bài từ vựng N2 khác nữa nhé:

>>> Bài 38: Các cụm từ vựng và mẫu câu giao tiếp N2 nên nhớ

>>> Đề thi chính thức JLPT N2 tháng 12/2018

>>> 40 đề thi thử JLPT N2

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị