Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội phồn thực Nhật Bản
Ở đất nước Nhật Bản lễ hội phồn thực có mục đích rước sinh thực khí nhằm tôn vinh sức mạnh của bộ phận sinh sản của đàn ông. Lễ hội phồn thực Nhật Bản diễn ra như thế nào? Hãy cùng Kosei tìm hiểu xem trong bài viết dưới đây nhé!
Lễ hội phồn thực là gì? Ý nghĩa ra sao?
Nguồn gốc của lễ hội
Lễ hội phồn thực Nhật Bản hay còn gọi là lễ hội Karamana được tổ chức ở đến Kanayama. Người dân Nhật Bản tổ chức lễ hội với mong muốn mọi điều ước đều trở thành hiện thực, các vị thần sẽ mang lại cho họ một cuộc sống đầy đủ, may mắn và đạt nhiều thành công hơn.
Theo truyền thuyết kể lại rằng, vào những năm 1603 – 1867 của thời kỳ Edo, có một con quỷ răng nhọn phải lòng cô gái xinh đẹp nhưng không được đáp trả. Cô quyết định kết hôn với một người đàn ông khác. Vì tức giận con quỷ đó đã chui vào bộ phận sinh dục của cô gái và cắn đứt của quý của chú rể ngay đêm tân hôn. Không lâu sau, cô tái hôn, con quỷ giận dữ nên đã cắn đứt của quý của người chồng thứ hai. Thương cảm cho số phận của cô, dân làng đã bày mưu, rèn một chiếc dương vật bằng thép để cô gái đưa vào người. Vì ghen tức, con quỷ đã cắn vào nó và bị gãy hết răng, sau đó bỏ đi khỏi người cô gái.
Để tưởng nhớ truyền thuyết này, người dân đã đưa một “của quý” bằng thép vào đền Kanayama, nơi thờ Kanayama Higonokami và Kanayama Himekami – hai vị thần của sự sinh nở và sức khỏe của bụng. Cho đến tận bây giờ, người dân Nhật Bản vẫn lưu giữ và phát triển chúng thành một lễ hội đặc sắc với sự tham gia của rất nhiều người.
Ý nghĩa của lễ hội
Lễ hội phồn thực ở Nhật Bản mang nhiều ý nghĩa từ bao đời nay của người dân xứ sở Phù Tang. Ý nghĩa to lớn của lễ hội chính là mong muốn cuộc sống hạnh phúc, hôn nhân hòa hợp, con đàn cháu đống, sinh sản an toàn.
Và một ý nghĩa khác của lễ hội này là chống bệnh hoa liễu của người dân nơi đây cũng như tôn vinh bộ phận sinh sản của đàn ông.
Những điều đặc biệt chỉ có trong lễ hội phồn thực Nhật Bản
Hình ảnh dương vật được bày ở khắp nơi
Hình ảnh dương vật có ở khắp mọi nơi trong lễ hội này, từ áo thun, vòng cổ đến những cặp kính nhiều màu sắc, hay những cây nến, móc chìa khóa đều in hình dương vật hoặc mô phỏng dương vật.
Các món ăn lấy cảm hứng từ bộ bận nhạy cảm này cũng được nhiều du khách tỏ ra phấn khích.
Tuy rằng xã hội Nhật Bản vẫn chưa hoàn toàn cởi mở với những người đồng tính, song tính và chuyển giới. Nhưng đến với lễ hội Kanamara Matsuri ngày nay là nơi những người thuộc các giới tính khác nhau luôn được chào đón.
Hoạt động lễ diễu hành
Lễ hội được diễn ra với màn trình diễn vũ điệu truyền thống của địa phương. Đặc biệt nhất là lễ rước sinh thực khí bằng kiệu về đền sau khi đã đi dạo quanh khắp các con phố.
Có 3 loại kiệu trong lễ rước sinh thực khí. Một là Nakamura Fune Mikoshi, loại kiệu giống như một chiếc thuyền rước dương vật có màu đen làm bằng sắt. Hai là Elizabeth mikoshi, mà người khiêng kiệu được trang điểm và ăn mặc như những cô gái rước dương vật có màu hồng. Và cuối cùng là kiệu Kanamara dai mikoshi, đây là loại kiệu lâu đời nhất rước dương vật làm bằng gỗ.
Những trải nghiệm tại lễ hội phồn thực Nhật Bản
Thu hút nhiều du khách lẫn người Nhật tham gia
Người ta không phải ngại ngần hay đỏ mặt trước những đồ vật giống như bộ phận sinh dục của đàn ông. Mà ngược lại họ vô cùng thích thú khi được đứng cạnh “của quý” để chụp ảnh lưu niệm. Đến với lễ hội này, không chỉ đông đảo người Nhật tham gia mà còn thu hút nhiều du khách với tinh thần hào hứng và ngạc nhiên.
Được trải nghiệm nhiều hoạt động lễ hội
Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động, mà người tham gia được trải nghiệm như lễ rước dương vật đi quanh khắp các con phố trước khi vào đền thờ, hay nếm thử món kẹo hình dương vật hoặc tận tay sờ vào những dương vật siêu to để cầu mong may mắn. Nhất là việc bạn có thể trải nghiệm hoạt động cạo củ cải và các loại củ khác cho giống với dương vật.
Chú ý về thời gian tổ chức lễ hội để không bỏ lỡ
Lễ hội phồn thực tại Nhật Bản được diễn ra vào chủ nhật đầu tiên của tháng 4 hằng năm, bắt đầu lễ hội bằng hội đốt lửa lúc 10h và sẽ kết thúc khoảng từ 16h – 17h trong ngày. Vậy nên, nếu các bạn đến tham quan Nhật Bản, đừng quên bỏ lỡ lễ hội này nhé.
Trên đây là bài viết mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp về lễ hội phồn thực Nhật Bản. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Lễ hội nổi tiếng "7 - 5 - 3" ở Nhật Bản dành cho trẻ em
>>> Dondo-Yaki - Lễ hội đốt bùa truyền thống Nhật Bản có 1 không 2!
>>> Ngay tháng 11 này, lễ hội Hakone Daimyo Gyoretsu tái hiện lịch sử Nhật Bản
Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.
hiennguyen
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen