Tìm hiểu về Anime ra đời như thế nào? Bạn có biết?
Hãy cùng Kosei tìm hiểu về Anime ngay nhé! Những tín đồ yêu thích và muốn tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản chắc chắn sẽ biết đến manga hay anime, thậm chí còn bị “nghiện” chúng nữa chứ. Nhưng bạn có biết cuội nguồn của Anime như thế nào không?
Anime ra đời như thế nào? Bạn có biết?

Năm 1914, Các loại truyện tranh của Mỹ và Châu Âu bắt đầu du nhập vào Nhật Bản đã làm cho hội họa sĩ biếm họa cảm thấy vô cùng hào hứng với một loại hình nghệ thuật mới. Từ đó, bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp đầu tiên của Nhật Bản đã được ra đời vào năm 1917.
Anime Nhật thời khởi sinh được đánh giá là có nét vẽ đơn thuần và giàu tính hình tượng. Hầu hết các cốt truyện ban đầu đều có ý tưởng giống nhau, các nhân vật chính luôn phải trải qua nhiều thử thách để đạt được điều họ muốn. Đó cũng chính là giá trị nhân văn mà bộ phim muốn truyền tải đến khán giả.
Bộ phim Anime nổi tiếng đầu tiên trên phạm vi quốc tế là Momontaro (Cậu bé quả đào) được họa sĩ Kitayama Seitaro phát triển dựa trên truyện cổ tích dân gian. Câu chuyện kể về hai ông bà lão nhặt được một quả đào ở suối. Khi đem về nhà bổ ra thì có một cậu bé chui từ trong đào ra, lớn nhanh như thổi và trở thành một vị tướng nổi danh ở Nhật.

Tuy nhiên, ở thời điểm lúc bấy giờ, hoạt hình tại Nhật Bản vẫn còn là một điều mới mẻ, chưa trở thành loại hình giải trí được ưa chuộng. Hơn nữa, công đồng đang mải miết bàn luận về tác phẩm lừng danh (Snow White – Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn) của Walt Disney. Mãi cho đến thập niên 60 mới xuất hiện người tiên phong xuất sắc cho phim hoạt hình như Tezuka Osamu.
Những tác phẩm của ông đã được lan truyền rộng rãi. Ở Việt Nam, các tác phẩm: Bác sĩ quái dị (Black Jack), Siêu nhí Astro (Astro Boy) , Phượng Hoàng lửa (Hi no Tori) của Tezuka Osamu đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ.

Tezuka Osamu còn được biết đến như ông tổ của ngành công nghiệp Manga. Tác phẩm anime đầu tiên được chiếu trên sóng truyền hình quốc gia mang tên Three Tales (Ba câu chuyện kể). Đó là bước đệm cho sự thành công của bộ phim anime dài tập đầu tiên ra đời, có tên là Otogi Manga Calendar được xuất xưởng và phát hình xuyên suốt từ năm 1961 – 1964.
Cho đến những năm 70, Tezuka Osamu tiếp tục là người truyền cảm hứng cho hàng ngàn thế hệ nối gót theo sau. Kể từ đó, nền công nghiệp phim hoạt hình càng có sức hút, ra đời với nhiều thể loại và phong cách khác nhau. Có rất nhiều khái niệm mới đã được hình thành.
Cũng chính thập niên 70 đã đánh dấu việc manga, light novel (tiểu thuyết ngắn), anime được đón nhận. Rất nhiều bộ manga và anime ra đời trong thời gian này đã trở thành những tượng đài trong tâm trí của cộng đồng Otaku.
Các tác phẩm đều phản ánh lối tư duy tích cực, khích lệ tinh thần đồng đội, tình bạn cũng như sự nỗ lực vươn lên khó khăn của người Nhật.

Có thể nói nền công nghiệp mâng và anime ở Nhật Bản có tính chất cộng sinh. Manga trở nên vô cùng thịnh hành trong thập niên 80 và 90, vì thế anime cũng thuận theo đà đó mà gặt hái được nhiều thành tích. Hầu hết những tựa manga ăn khách đều nhanh chóng được chuyển thể thành anime, và ngược lại. Sự phổ biến của anime cũng giúp manga tiêu thụ được nhiều hơn. Tuần san truyện tranh thiếu niên Jump (Weekly Shonen Jump) cũng trở thành một trong những đầu sách bán chạy nhất, không hề thua kém các tác phẩm văn học đương đại. Đó cũng là cái nôi của những bộ truyện tranh nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng đến tận ngày nay như Dragon Ball (Bảy Viên Ngọc Rồng), Saint Seiya (Áo Giáp Vàng), Slam Dunk (Cao Thủ Bóng Rổ),…
Bạn đã rõ về lịch sử ra đời của Anime rồi, cùng đọc thêm thông tin khác tại đây nha!
>>> Khám phá bí ẩn thủy quái Kappa trong văn hóa Nhật

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen