Tinh thần võ sĩ đạo linh hồn của Nhật Bản
Nói đến Nhật Bản, ngoài liên tưởng đến xứ sở rực hoa anh đào, với những đỉnh cao công nghệ nổi bật thì nhiều người còn nhớ đến tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản đoàn kết, hy sinh vì người khác, cống hiến hết mình và coi nhẹ cái chết. Tầng lớp Samurai ngày nay tuy không còn nữa, nhưng tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản vẫn thấm nhuần trong văn hóa.
Võ sĩ đạo - Linh hồn của Nhật Bản
Nguồn gốc của Samurai
Ngược dòng lịch sử Nhật Bản, tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản Samurai là một giai cấp chiến binh thị vệ đầu tiên do triều đại Mạc Phủ Đằng Nguyên (thế kỷ 12) thiết lập nhằm tạo ra một giai cấp chiến binh trung thành để bảo vệ ngôi vị Shogun (Tướng Quân) của dòng họ Đằng Nguyên.
Người nào muốn trở thành Samurai thì phải hội đủ ba yếu tố: trung thành – can đảm – danh dự. Để gìn giữ các yếu tố này một cách tuyệt đối, có trách nhiệm, các Samurai phải qua những chuẩn bị cần thiết để có thể đương đầu với kẻ thù. Họ được tập luyện kiếm cung từ nhỏ, thực hành trà đạo, thi ca và hội họa. Từ đó, tinh thần Thần Đạo, võ sĩ đạo Nhật Bản đã dần dần thấm nhuần vào tư tưởng hành động của các Samurai.
Các đức tính của Samurai bắt buộc phải thực hiện
Có 7 đức tính chính mà các Samurai nhất định phải rèn luyện để ứng xử đúng mực là công bằng, nhân từ, can đảm, vâng phục, chân thành, đề cao danh dự, tận tâm. Những nguyên tắc này đối với bất kì một võ sĩ đạo Nhật Bản nào cũng phải ghi nhớ này giữ được tên tuổi giới võ sĩ đạo suốt mấy trăm năm qua. Theo lịch sử thì thời đại của các Samurai đã tồn tại trong đất nước này hơn 700 năm. Thường thì những Samurai sẽ là con trai của các gia đình giàu có hay tầng lớp trung lưu, chức sắc ở trong triều đình. Khác với ninja nhận đánh thuê cho bất kỳ ai trả tiền thì các võ sĩ đạo linh hồn của Nhật Bản này chỉ là thuộc hạ của lãnh chúa và trung thành duy nhất một người.
- Công lý:
Đánh giá chính xác mọi việc để giải quyết một cách công bằng, niềm tin không phải ở người khác, mà trong chính bản thân mình. Đối với các Samurai không có việc đánh giá mức độ đánh giá danh dự và công lý, mà đen - trắng rõ ràng.
- Nhân từ:
Là tình yêu dành cho người khác, sự cảm thông và cao thượng của cảm giác được coi là thuộc tính cao nhất của tâm hồn. “Lòng nhân từ mang đi bất cứ điều gì cản trở sức mạnh dưới sự ảnh hưởng của nó cũng như sức mạnh của nước để dập tắt lửa”.
- Can đảm:
Trốn trong vỏ bọc của mình giống như một con rùa, có nghĩ là không còn sống. Samurai phải có tinh thần của một người anh hùng. Điều này là rất nguy hiểm, nhưng như vậy cuộc đời mới ý nghĩa. Đây không phải là mù quáng tâm linh, Samurai thông minh và mạnh mẽ. Lấy sự tôn trọng và thận trọng thay thế nỗi sợ. Cái chết cho một nguyên nhân không xứng đáng được gọi là cái chết của một con vật.
- Tôn trọng:
Được xem là một đức tính xấu nếu được hành động chỉ vì sợ làm mất lòng nhau. Thay vào đó hành động phải xuất phát từ sự thông cảm cho cảm giác của người khác. “Hình thức lịch sự cao nhất là gần gũi với tình yêu”. Samurai không cần thiết phải tàn nhẫn để chứng minh sức mạnh của họ. Ngay cả với kẻ thù độc ác nhất các samurai cũng phải lịch sự.
- Sự chân thành:
Samurai đã nói là làm, không gì khác có thể cản trở. Không cần phải nhiều lời, không cần hứa gì thêm. Những gì Samurai nói ra sẽ được đảm bảo thực hiện.
- Danh dự:
Một ý thức về nhân phẩm và giá trị là tiềm ẩn trong mỗi người. “Mất danh dự giống như một vết sẹo trên cây mà theo thời gian, thay vì giúp cây phát triển lại làm cho cây nhỏ hơn”. Với các Samurai, người duy nhất được phán xét ta – là “chính ta”.
- Tận tâm:
Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà một võ sĩ phải có. Trong cuộc xung đột giữa lòng trung thành và tình cảm các võ sĩ không bao giờ có được sự lựa chọn khác ngoài lòng trung thành. Samurai chịu trách nhiệm cho hành động của họ, tự nguyện nhận trách nhiệm cho hành động của họ, trung thành với lãnh tụ của mình, và là tấm gương cho cấp dưới của mình.
Trang phục võ sĩ đạo Nhật Bản
Samurai không có một cuộc sống dễ dàng, thông thường các cuộc chiến khốc liệt trải dài hầu như toàn bộ lịch sử 700 năm của chế độ quân sự Nhật Bản. Vì vậy, tính chất của các cuộc chiến cũng thay đổi không ngừng.
Các cung thủ trên lưng ngựa dần nhường chỗ cho các kiểm thủ, rồi đến lượt các kiếm thủ bị thay thế bởi các chiến binh dùng súng, được nhập khẩu từ châu Âu hoặc Trung Quốc. Có rất nhiều biến thể trong trang phục võ sĩ đạo Nhật Bản khác nhau của các chiến dịch quân sự, đòi hỏi bộ giáp phải đủ linh hoạt và chắc chắn.
Những cố gắng chế tạo ra một bộ giáp đa năng hoàn hảo dẫn đến sự phát triển của lớp giáp đặc trưng kiểu Nhật. Samurai được bọc từ đầu đến chân bằng rất nhiều tầng bảo vệ làm từ sắt, da, các kim loại quý và cả lụa.
Một bộ đồ Samurai điển hình bao gồm: bảo vệ vai, cẳng chân, bao tay, tấm bảo vệ đùi, ngực, hông, cùng với mũ, bao tay, mặt nạ, giày, và trong cùng là lớp lót lụa.
Cùng với đó là rất nhiều phụ kiện thiết yếu như là 2 thanh kiếm, 1 cây cung dài cùng bao đựng tên, một bộ mũ, gậy, áo choàng chống lửa, một cái quạt gấp lớn vẽ biểu tượng mặt trời mọc. Tất cả chúng chỉ nặng khoảng 18 kg, so với bộ đồ nặng 27 kg của các kỵ sĩ châu Âu.
Trên đây là bài viết về tinh thần võ sĩ đạo linh hồn của Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều điều bổ ích về văn hóa Nhật Bản cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> 50 sự thật thú vị về văn hóa Nhật Bản có thể bạn chưa biết
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen