Top 5 lễ hội kỳ lạ ở Nhật Bản bạn không nên bỏ qua
Là quốc gia có nhiều lễ hội kỳ lạ ở Nhật Bản, trải dài mọi miền đất nước. Đặc biệt mùa nào ở Nhật cũng có những lễ hội riêng. Có lễ hội truyền thống để tái hiện lại lịch sử, cũng có những lễ hội để người dân tế trời cầu nguyện,…Nhưng cũng tại đất nước mặt trời mọc, có không ít những lễ hội kỳ dị.
Top 5 lễ hội kỳ dị nhất Nhật Bản
Kanamara Matsuri
Lễ hội Kanamara được tổ chức hằng năm vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng tư, còn được gọi là lễ hội kanagawa. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, kanamara ngày càng phát huy được truyền thống và ý nghĩa tốt đẹp trong tinh thần và văn hóa của người Nhật, thu hút nhiều tầng lớp tham gia, trong đó có cả người nước ngoài.

Lễ hội kanamara bắt nguồn từ một truyền thuyết của Nhật Bản. Theo truyền thuyết, vào thời Edo (1603 – 1867) có một con quỷ răng nhọn đem lòng si mê một thiếu nữ, nhưng cô gái không đáp lại mà kết hôn với một người đàn ông khác. Con quỷ nổi lòng ghen, ẩn nấp trong âm đạo của cô gái và cố tình cắn dương vật của chàng trai trong đêm tân hôn của họ.
Sau đó cô gái tìm đến sự cứu giúp của người thợ rèn, người đã làm ra dương vật bằng sắt để phá vỡ răng của con quỷ. Từ đó, người ta đã đúc bức tượng mô phỏng hình dương vật trong ngôi đền Kanayama và tổ chức lễ hội Kanamara như ngày nay.
.jpg)
Hadaka Matsuri
_in_Saidaiji,_Japan.jpg)
Sự kiện này được phát triển từ một nghi lễ 500 năm trước suốt thời kỳ Muromachi (1338-1573) khi dân làng kấy được bùa hộ mệnh do tu sĩ ở đền Saidaiji Kannonin phân phát. Khi nhiều dân làng muốn bùa hộ mệnh này và số lượng tăng lên, họ nhận ra nếu chộp lấy lá bùa thì chúng sẽ rách. Vì vậy, họ đã đổi các lá bùa giấu thành que gỗ.
Là một di sản lâu đời, lễ hội được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2016. Bên cạnh đó, nhiều lễ hội khỏa thân khác cũng được tổ chức ở khắp Nhật Bản, ví dụ như tại vùng Yotsukaido, Chiba, đàn ông mặc khố chiến đấu và đưa trẻ em qua vũng bùn như một cách trừ tà.
Nakizumou Matsuri

Đây là lễ hội dọa trẻ con khóc. Lễ hội lạ lùng này đã kéo dài được khoảng 400 năm và củng cố lòng tin rằng sẽ mang đến sức khỏe tốt nhất cho thế hệ trẻ. Kết quả đứa trẻ nào khóc trước tiên hoặc to nhất sẽ là người thắng cuộc. Thường niên có khoảng 100 em bé được cha mẹ mang tới tham dự lễ hội Nakizumou Matsuri. Thể lệ là các đô vật sumo khổng lồ sẽ bế các em và lần lượt khiến cho chúng khóc. Mọi người xung quanh cũng cổ vũ ầm ĩ làm những đứa trẻ sợ hãi rồi chúng bật khóc. Những tiếng khóc càng to, kéo dài càng lâu càng tốt. Nếu có đứa bé nào không khóc thì một người đeo mặt nạ hung dữ sẽ tìm mọi cách dọa nạt cho đứa trẻ khóc thì thôi. Ở mỗi vùng sẽ có những biến tấu khác nhau.
Onbashira Matsuri

Vào tháng 4, tháng 5 thì sẽ được tham gia lễ hội Onbashira chứa đầy sự mạo hiểm, tổ chức bảy năm một lần. Lễ hội kéo dài một tháng. Trong ngày này, những người dân sẽ mặc trang phục truyền thống vào rừng đốn hạ 16 cây thông cổ thụ để làm cột chống cho ngôi đền ở địa phương. Những người dân này sẽ ngồi trên thân gỗ, trượt qua những triền núi thẳng đứng, vượt qua những dòng sông giá buốt để mang những loại cây gỗ chất lượng nhất trở về. Những người tham gia không tránh khỏi những thương tích trong quá trình vận chuyển nhưng họ vẫn hăng hái cống hiến hết sức mình.
Lễ hội Kanchu Misogi

Lễ hội Kanchu Misogi được tổ chức thường niên vào ngày chủ nhật thứ hai của năm mới ở ngôi đền lâu đời Shinto. Mục đích của lễ hội nhằm thanh lọc cơ thể, xua tan những xui rủi, đón vận may và tài lộc đầu năm. Đối tượng tham gia là những tín đồ đạo Shinto được yêu cầu phải thực hiện nghi thức ôm một tảng băng lớn đứng trong hồ nước giá lạnh. Nghi lễ này ngoài việc tẩy trần còn giúp người tham gia rèn luyện thể lực và tính bền bỉ, nhẫn nại. Nghi lễ ôm băng được tổ chức ở khắp nước Nhật vào mùa xuân thông qua nhiều cách thể hiện khác nhau. Một số nơi, người dân không ôm băng mà chôn vùi cơ thể dưới lớp băng tuyết hay tắm nước lạnh.
Được cho là kỳ dị như vậy, thế nhưng mỗi lễ hội lại mang những nét ý nghĩa văn hóa sâu sắc với người Nhật. Bạn có thể đọc thêm văn hóa lễ hội tại đây
>>> 7 Lễ hội đặc sắc nhất Nhật Bản ngay sau tết dương lịch
>>> Đến ngay Kawazu - địa điểm ngắm hoa anh đào sớm nhất Nhật Bản
>>> Ikigai - chìa khóa lưu giữ thanh xuân của ngôi làng trường thọ

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen