Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Trong tháng 11, Nhật Bản không thể không nhắc đến lễ hội này
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Trong Tháng 11, Nhật Bản Không Thể Không Nhắc Đến Lễ Hội Này

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Một lễ hội thú vị sắp diễn ra trong tháng 11, có liên quan đến một loài vật nuôi trong gia đình, cùng Kosei đón xem đó là gì nhé! Các bạn có cơ hội sang Nhật Bản trong tháng 11 này không? Thích thật đó

VĂN HÓA NHẬT BẢN

>>> Tháng 11 vắng bóng các vị thần, bạn có biết tên các vị thần

>>> 6 vị thần quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người Nhật

 

Trong tháng 11,  Nhật Bản không thể không nhắc đến ngày này

Tháng 11 là thời điểm vàng để thiên nhiên khoe sắc ở xứ sở hoa anh đào, khí hậu trong lành mang đến cho con người một cảm giác khoan khoái. Cùng thời gian này, có rất nhiều lễ hội được tổ chức, trong số đó thì Tori no ichi là một lễ hội độc đáo gắn liền với hình ảnh con gà trống – một loài vật gắn bó với đời sống thường nhật của con người. Đến với lễ hội này, các bạn sẽ được trải nghiệm các nét văn hóa truyền thống thú vị trong một thời đại văn minh.

 

 

Trong tháng 11,  Nhật Bản không thể không nhắc đến lễ hội này

 

 

Theo âm lịch, một tháng có 3 ngày Dậu, nếu ngày Dậu thứ nhất rơi vào ngày đầu tiên của tháng 10 thì tháng đó có 3 ngày, nếu khác thì tháng đó chỉ có 2 ngày Dậu thôi. Người xưa quan niệm rằng những năm có ngày Dậu thứ 3 thường dễ xảy ra hỏa hoạn.

Tương truyền, tổ tiên của dân tộc là nữ thần mặt trời Amaterasu vì tức giận trước hành động ngang ngược của người em trai là thần Bão tố Susano nên đã lánh vào hang động khiến dương gian chìm trong bóng tối. Các vị thần đã cho những con gà trống khỏe nhất đậu trên các cành gỗ bắc thành những cây sào cất tiếng gáy vang với hy vọng nữ thần nghe thấy tiếng gà gáy sẽ ló rạng như  thói quen của bà khi bình minh lên. Quả nhiên nữ thần đã ra khỏi hang và mang lại sự ấm ấp cho con người.

 

 

Trong tháng 11,  Nhật Bản không thể không nhắc đến lễ hội này

 

 

Vì thế, đối với người Nhật Bản gà trống là một linh vật linh thiêng, gắn liền với các câu chuyện thần thoại mang đậm nét đặc trưng của tín ngưỡng bản địa. Thanh sào mà gà trống đậu lên chính là nguồn gốc của chiếc cổng Tori, biểu tượng ngăn cách hai thế giới linh thiêng và phàm tục trong tín ngưỡng thần đạo. Dân gian quan niệm rằng, gà trống còn là sứ giả cảnh báo thời điểm xảy ra hỏa hoạn. Do đó, tiếng gà gáy được ví như một lời tiên tri của các thần linh nhắc nhở con người phải cẩn thận với lửa.

 

Lễ hội gà trống Tori no ichi

Tori no ichi cũng có nghĩa là con gà, được viết bằng chữ Hán, tương đương với chữ Dậu, con giáp thứ 10 trong 12 con giáp.

Trước đây, lễ hội Tori no ich còn được gọi bằng cái tên khác là Tori no machi, Otori matsuri, hay Otori sama. Ban đầu, lễ hội được tổ chức tại các đền thờ Otori Jinja, như một nghi thức nông nghiệp để cảm tạ thần linh đã ban tặng cho người nông dân một mùa màng bội thu. Vào dịp này, người nông dân dùng gà trống như cống phẩm dâng tặng lên các vị thần.

 

 

Trong tháng 11,  Nhật Bản không thể không nhắc đến lễ hội này

 

 

Đến thời Edo, Tori no machi được đổi tên thành Tori no ichi với ý nghĩa cầu mong sự bình an trong cuộc sống, làm ăn thịnh vượng, phát tài như ý.

 

 

Trong tháng 11,  Nhật Bản không thể không nhắc đến lễ hội này

 

 

Ngày nay, đền Otori ở quận Taito Asakusa, đền Hanazono ở Shinjuku, đền Kitano ở Nakano và đền Ebara ở Shinagawa, … là những nơi tổ chức lễ hội Tori no ichi được nhiều người biết đến. Đặc biệt, lễ hội Tori no ichi được tổ chức tại đền Hanazono ở Shinkuju còn mang ý nghĩa tưởng niệm của vị anh hùng thời cổ đại Yamato. Truyền thuyết kể rằng, trên đường đi trấn giữ biên giới phía đông, các vị anh hùng đã dừng chân tại nơi này để cầu nguyện thắng trận. Từ đó, người ta chọn ra ngày Dậu trong tháng 11 để kỉ niệm ngày này.

Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản ngay hôm nay tại đây nhé.>>> Giật mình với lối sống tối gản từ giàu đến nghèo ở Nhật

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị