Tìm hiểu văn hóa hẹn hò thú vị và kì lạ của người Nhật. Nếu bạn muốn hẹn hò với người Nhật thì hãy đọc ngay bài viết này của trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé!
Văn hóa Nhật Bản
>>> Những câu tỏ tình trong tiếng Nhật
>>> Học tiếng Nhật qua hơn 40 từ vựng thuộc chủ đề: Tình yêu
Văn hóa hẹn hò kiểu Nhật
Ở Nhật, trước khi chính thức trở thành 1 đôi, 2 người con trai và con gái sẽ chỉ tạm gọi là quen biết hay đi chơi với nhau thôi, sau khi tỏ tình(告白・こくはく・kokuhaku) thì mới được phép gọi là “hẹn hò” (デート).
Về cơ bản, chúng chỉ khác nhau ở tên gọi, nhưng vấn đề ở đây chính là, người Nhật rất coi trọng việc “tỏ tình”, và họ xem điều đó như là một bước ngoặc để khẳng định một mối quan hệ chính thức được bắt đầu.
Vậy để trở thành 1 cặp đôi chính thức người Nhật phải trải qua những giai đoạn như thế nào?
Giai đoạn 1: Làm quen
2 người quen nhau qua 1 nhóm bạn hoặc tình cờ hoặc sao đó, nhưng thường con trai Nhật sẽ không bao giờ nói chuyện với con gái lạ trước, tốt nhất là nên được giới thiệu bởi 1 người bạn chung.
Và nếu như 1 trong 2 người quan tâm và có cảm tình với người kia thì họ sẽ chủ động mời người đó đi chơi riêng.
Giai đoạn 2: Tìm Hiểu
2 người có thể đi chơi với nhau chung 1 nhóm, hoặc đi chơi riêng vài lần. Dù cuộc hẹn chỉ có 2 người nhưng khi đi chơi cùng nhau họ chẳng bao giờ nắm tay hay một hành động nào tương tự vì họ không cho rằng đây là HẸN HÒ, với họ hẹn hò là chỉ dành cho các cặp đã chính thức bước vào mối quan hệ.
Tuy nhiên khi đề cập tới việc sẽ tiếp tục hẹn nhau vào lần sau thì họ lại trả lời là “Đương nhiên rồi! Bao giờ vậy?”, trong trường hợp đó, họ đang trông đợi lời tỏ tình được thốt ra từ chính đối phương mà thôi!
Trong một số trường hợp yêu đơn phương, có nhiều người còn không có cơ hội trải qua bước 2 này mà tiến thẳng lên giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Tỏ Tình
Lời thú nhận tình cảm như một công tắc vậy. Một khi công tắc đã được gạt, họ sẽ bước vào mối quan hệ chính thức. Hay nói cách khác, họ thường không hành động như một bạn trai hay bạn gái đúng nghĩa nếu hai người chưa chính thức hẹn hò.
Nếu bạn đã từng đọc manga, xem phim anime sẽ thấy hình ảnh một cô gái bẽn lẽn cầm thư đi tỏ tình với con trai là chủ yếu và nghĩ rằng con trai Nhật thật thụ động trong việc tỏ tình thì bạn nhầm rồi nhé! Trên thực tế thì các chàng trai Nhật Bản vẫn luôn là những người tỏ tình trước.
Hầu hết sau 3-4 buổi đi chơi như ở trên thì đến buổi tiếp theo người bạn trai nên “tỏ tình” nếu không người con gái sẽ buồn và thất vọng vì phải chờ đợi.
Khi thổ lộ tình cảm họ sẽ “tỏ tình”, bằng cách nói:
1. 付き合ってください!(つきあってください)
“Chúng mình hãy hẹn hò đi!”,
2. あなたのことが大好きです。(あなたのことが だいすきです。)
“Anh thích em rất nhiều!”
Lưu ý người Nhật hạn chế nói câu: 愛してる(あいしてる) vì nhiều lí do.
Nếu được đối tượng còn lại đồng ý thì cả 2 chính thức bước vào mối quan hệ mới với những buổi hẹn hò, và lễ kỉ niệm tình yêu vào chính ngày lời tỏ tình được nói ra. Lúc này họ cũng trở thành bạn trai – bạn gái của nhau. Và sau khi trở thành người yêu của nhau, nếu bạn hẹn hò với một người con gái hay con trai khác, hành động đó sẽ bị coi là “lừa đảo” bởi vì khi đó hai người đã chính thức trở nên độc quyền của nhau.
Có nhiều người nghĩ rằng, sẽ phí thời gian cho việc tỏ tình, hẹn hò với ai đó mà không tiến đến hôn nhân hay một mối quan hệ lâu dài. Nhưng đối với người Nhật, thì đây là một trong những điều kiện cần thiết, để những cặp đôi có thể bắt đầu bước vào một mối quan hệ nghiêm túc với nhau, và đây cũng được xem như là một trong những nét văn hoá truyền thống đặc trưng của người dân xứ sở Mặt trời mọc.
Hãy hát bài hát tỏ tình này cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nữa nhé: >>> Bài hát tỏ tình nổi tiếng nhất Nhật Bản 2017: Anata he Okuru Uta - あなたへ贈る歌
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen