5 Điểm Để Phân Biệt Geisha Và Maiko - Những Cô Ca Vũ Kĩ Nhật Bản
Để phân biệt Geisha hay Maiko là những tên gọi dành cho các cô gái ca vũ kĩ của Nhật Bản. Mặc dù hai tên gọi khác nhau nhưng thoạt nhìn thì lại có rất nhiều điểm chung. Nếu không để ý thì rất khó phân biệt, hôm nay Kosei sẽ chỉ ra 5 đặc điểm dễ dàng phân biệt Geisha và Maiko nhé!
5 Đặc điểm dễ dàng phân biệt Geisha và Maiko
Geisha là gì?
Geisha (nghệ giả) – gọi theo ngôn ngữ Kansai là Geiko hoặc Geiki (nghệ sĩ) – và Maiko (vũ kĩ) là những cô gái được đào tạo khả năng múa, hát, chơi nhạc cụ truyền thống như đàn Shamisen, đàn Koto, đặc biệt là cách nói chuyện và dẫn dắt câu chuyện trong các buổi tiệc của giới thượng lưu.
Các Geisha đầu tiên xuất hiện từ thời Edo, cách nay khoảng 300 năm. Họ là những phụ nữ làm việc trong các quán trà ở gần đền thờ Kitano Tenmangu và Yasaka. Những nữ phục vụ ở đây sau đó bắt đầu học các kỹ năng múa, đàn, hát...như những nghệ sĩ thực thụ để tiếp đãi khách.
Một yếu tố quan trọng góp phần đưa đến sự ra đời của Geisha chính là văn hoá Bushido (võ sĩ đạo). Đây là hệ thống những luân lý đạo đức hoàn mỹ mà các võ sĩ phải tuân theo, như tín nghĩa, ngay thẳng, danh dự, nhân ái... Là tầng lớp cao quý nhất trong tứ dân (sĩ – nông – công – thương) ở Nhật, họ sống có văn hoá, lấy thi ca, nhã nhạc, thư pháp làm thú tiêu khiển. Họ ưa hưởng thụ những hình thức văn hoá lành mạnh hợp với tâm hồn võ sĩ. Nhu cầu giải trí cao nhã ấy dẫn tới sự ra đời của văn hóa Geisha.
Sự khác nhau giữa Geisha và Maiko
Ở phố Gion, du khách may mắn có thể bắt gặp những cô gái Nhật trong trang phục Kimono, trang điểm gương mặt trắng, môi son đỏ đặc trưng đang bước đi vội vã. Nhưng không nhiều người phân biệt được, đó là Geisha, hay là Maiko.
1. Trang điểm
Cách trang điểm của Geisha và Maiko cơ bản là giống nhau, với mặt trát phấn trắng dày, mắt kẻ đen, môi tô đỏ. Tuy nhiên, nếu để ý, bạn sẽ nhận ra là Geisha tô toàn bộ môi, trong khi các Maiko chỉ tô một phần nhỏ.
2. Búi tóc
Các Maiko thường búi tóc cao, trong khi các Geiko sẽ mang tóc giả. Họ sử dụngtrâmcàicác loài hoa đặc trưng của từng tháng để điểm trang cho mái tóc. Chiếc trâm có hình bông lúa vàng là chiếc trâm đẹp và quan trọng nhất, chỉ được dùng vào các dịp đặc biệt.
3. Trang phục
Bộ Kimono của Maiko thường có phần thắt lưng (Obi) dài tới mắt cá chân (lên đến 5 – 7m) để tạo dáng vẻ uyển chuyển khi bước đi. Khi ra ngoài, Maiko nhất định phải dùng tay trái giữ lấy vạt áo Kimono, ngụ ý không để cho nam giới chạm vào mình. Các Maiko thường mặc những bộ Kimono tươi sáng rực rỡ, trong khi Geisha sẽ trang điểm và mặc những bộ Kimono có tông màu trầm hơn. Khi thời gian học việc kết thúc, các Maiko sẽ trải qua nghi lễ Erikae – “thay màu cổ áo” từ màu đỏ tươi tắn lộng lẫy của Maiko thành màu trắng điềm đạm của Geiko.
4. Guốc gỗ
Nếu bạn thấy một “Geisha” mang chiếc guốc gỗ cao ngất đặc trưng thì đó chính là Maiko, các Geisha thực thụ mang những đôi guốc thấp và thoải mái hơn.
5. Độ tuổi
Để trở thành một Geisha, các thiếu nữ phải trải qua nhiều năm đào tạoở các Okiya – trung tâm đào tạo Geisha do một “Okami” hay “Okasan” (có nghĩa là “mẹ”) quản lý. Mỗi Maiko sẽ được một đàn chị Geisha đỡ đầu, và lấy một chữ trong tên của đàn chị đó để đặt nghệ danh cho mình. Họ sống cùng nhau, học cách mặc những bộ Kimono cầu kỳ, múa hát và đi đứng. Mất khoảng 5 – 7 năm, họ mới có thể trở thành một Geisha thông thạo cầm–kỳ–thi–họa và cả nghệ thuật giao tiếp để tạo ra không khí vui vẻ thoải mái cho khách. Chính vì vậy, Maiko luôn trẻ hơn Geisha. Độ tuổi của Maiko chỉ khoảng 15 – 20.
Trên đây là những điểm phân biệt Geisha và Maiko mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại cho các bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
Khám phá Nhật Bản ngay hôm nay cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tại đây:
>>> Bóc trần góc khuất trong ngành công nghiệp phục vụ của các geisha nam
>>> 50 sự thật thú vị về Nhật Bản, có thể bạn chưa biết
>>> Khuynh đảo ẩm thực đường phố Nhật Bản với top 10 món siêu ngon
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen