6 Trò Chơi Trên Bàn Cờ (tabletop Game) Truyền Thống Của Người Nhật
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về một số trò chơi trên bàn cờ truyền thống trong văn hóa Nhật Bản nhé! Shogi (cờ tướng) hay Go (cờ vây) đều là những môn cờ nổi tiếng trong văn hóa đại chúng Nhật Bản, nhưng ngoài ra cùng còn rất nhiều trò chơi thú vị khác cũng được người Nhật ưa chuộng.
6 trò chơi cờ bàn (tabletop game) truyền thống của người Nhật
1. Daifugo - 大富豪 (Đại Phú Hào) / Dahinmin - 大貧民 (Đại Bần Dân)
大富豪 (Daifugo) hay大貧民 (Daihinmin) là một trò chơi sử dụng bộ bài Tây 52 lá với từ 3 người chơi trở lên. Mục đích của trò chơi là mỗi người chơi sẽ cố gắng bỏ đi số bài mình có càng nhanh càng tốt bằng cách đánh ra những lá bài mạnh hơn lá bài người chơi trước vừa đánh xuống.
Người thắng cuộc được gọi là大富豪 (Daifugo), và sẽ nhận được rất nhiều ưu thế ở ván chơi tiếp theo, trong khi người về cuối thì bị gọi là大貧民 (Daihinmin).
Chắc đến đây là thì các bạn sẽ thấy trò này rất quen thuộc đúng không nào? Nó rất giống với Tiến Lên ở Việt Nam, Zheng Shangyou của Trung Quốc, hay phiên bản phương Tây của nó là President.
2. Mahjong麻雀(マージャン)hay Riichi Mahjong 立直麻雀(リーチマージャン)
Nhắc đến Mahjong hay Mạt chược thì các bạn có thể sẽ nghĩ ngay tới đất nước Trung Quốc, nhưng bạn có biết là người Nhật cũng rất ưa chuộng trò chơi này?
Phiên bản của Nhật có tên gọi là Riichii Mahjong, hay chỉ đơn giản là Japanese Mahjong (Mạt chược Nhật bản), được giới thiệu lần đầu tiên ở đất nước mặt trời mọc vào năm 1924. Về cơ bản, mục tiêu của trò chơi là tạo ra các “bộ” bằng cách bốc lên hay đánh ra các quân bài, với mục đích cuối cùng là để cho 14 quân bài bạn đang giữ đều nằm trong các “bộ”, và trong phiên bản của Nhật, một số luật chơi được thêm vào nhằm tăng thêm tính phức tạp của trò chơi. Sự khác biệt chủ yếu ở nằm các quy định để bạn có thể gọi là riichi và thêm các quân dora có khả năng làm tăng giá trị của bộ bài của người chơi.
3. Sugoroku - 雙六 hay 双六
Sugoroku là một dạng trò chơi kinh điển với xúc sắc. Chữ Kanji của Sugoroku là雙六 hay 双六 đều có ý nghĩa là “2 lần 6”, tức là số điểm cao nhất có thể đạt được khi tung một cặp xúc xắc.
Phiên bản gốc của Sugoroku là ban-sugoroku (盤双六) có cách chơi tương tự với trò Backgammon ở phương Tây, ra đời vào khoảng thế kỉ 7, và được đưa vào Nhật Bản thông qua con đường tơ lụa của Trung Quốc. Tuy nhiên, nó dần biến mất vào đầu thế kỉ 19, và thay vào đó người ta chuyển sang chơi phiên bản Backgammon tiêu chuẩn.
Một loại hình khác của sugoroku là e-sugoroku (絵双六). Trong phiên bản này thì người chơi sẽ di chuyển “quân” của mình xung quanh một tấm bản đồ hay bảng có hình vẽ bằng cách tung xúc sắc, tương tự như trò Snakes and Ladders (rắn và thang). Vào thế kỷ 15, phiên bản được biết đến sớm nhất là Jodo Sugoroku, nhưng đến thời Edo (1603-1868), hình ảnh như 53 Trạm của Tokaido, các điểm dừng trên con đường nối Tokyo và Kyoto dần trở nên nổi tiếng hơn.
4. Shogi - 将棋(しょうぎ) - Cờ tướng
Giống như cờ vua, đây là một trò chơi với hai người chơi, đòi hỏi các chiến thuật tinh vi, trí thông minh sự kiên nhẫn. Mỗi người chơi sẽ có 20 quân cờ và mỗi quân cờ đều có các khả năng và quy luật di chuyển khác nhau.
Có nhiều phiên bản của cờ vua được biến đến trên khắp thế giới, nhưng Shogi là biến thể cờ đầu tiên cho phép quân cờ bị bắt trở lại bàn cờ bởi người chơi bị bắt. (Luật Drop)
Tiền thân sớm nhất của trò chơi, Chaturanga, có nguồn gốc từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6, còn Shogi hiện đại đã được chơi sớm nhất là vào thế kỷ 16, trong khi tiền thân chưa có quy luật Drop của nó đã được ghi lại từ năm 1210 trong một tài liệu lịch sử Nichkireki, là bản sao được chỉnh sửa của Shōchkireki và Kaichūreki từ cuối thời Heian .
5. Karuta(かるた)
Karuta là một trò chơi bắt lá bài thường được chơi bằng một bộ bài riêng biệt, tuy nhiên thì cũng có thể chơi bằng các bộ bài thường. Một bộ bài (được gọi là torifuda - とりふだ) sẽ được xếp ra trước, và lật mặt lên, trong khi một bộ khác tương tự (gọi là yomifuda - よみふだ) thì sẽ được giữ bởi người đọc bài. Người đọc bài sẽ bốc từng lá ở bộ yomi-fuda và đọc chúng lên, trong khi những người chơi khác sẽ tìm kiếm lá bài tương ứng với lá được đọc trong số các lá bài được rải ra của mình và cố gắng bắt được nó trước những người chơi khác.
Nhiều bộ bài Karuta được viết nên bởi các bài thơ hay các thành ngữ. Nổi tiếng nhất phải kể đến Hyakunin Isshu (百人一首 - Bách Nhân Thi), thường được người Nhật chơi trong dịp năm mới. Trong khi bộ Iroha, thì được dùng để dạy cho trẻ em Nhật Bản tập đọc.
Từ karuta có nguồn gốc từ từ “carta” trong tiếng Bồ Đào Nha, có nghĩa là “chơi bài”, được người Bồ Đào Nha giới thiệu ở Nhật vào thế kỉ 16. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng nhiều phiên bản của karuta đã được chơi ở Nhật từ trước ở thời Heian, dưới dạng các trò chơi bắt cặp thẻ bài.
6. Igo – 囲碁(いご)- Cờ vây
Được cho là trò chơi cờ cổ xưa nhất trên thế giới, Go hay cờ vây đã được phát minh ra ở Trung Quốc vào khoảng thiên niên kỉ thứ 2 trước công nguyên, và từng được nhắc tới trong truyện Genji Monogatari của nữ nhà văn Murasaki Shikibu được viết vào thế kỉ 11.
Igo (thường chỉ gọi là Go) trông khá giống trò Reversi hay Mattell's Othello™, nhưng thực tế thì phức tạp hơn rất nhiều. Thật vậy, trò chơi này đòi hòi tư duy chiến lược phức tạp đến nỗi việc phát triển được một máy tính có khả năng đánh bại tuyển thủ cờ vây hàng đâu đã trở thành chuẩn mực cho ngành phát triển trí tuệ nhân tạo.
Kết: Dù được biết đến như là các trò chơi, nhưng ở Nhật Bản có các loại vờ Nhật Bản như người chơi Shogi, Go, hay Karuta chuyên nghiệp, và những người giỏi nhất được gọi bằng nhiều danh hiệu và rất được kính trọng. Từ các câu lạc bộ ở trường trung học cho đến các cuộc thi được tổ chức quanh năm, nhiều người Nhật Bản cống hiến cả đời mình cho một sự nghiệp chỉ dựa trên những trò chơi tưởng như chỉ để giải trí. Quả thực sự phi thường của người Nhật luôn không ngừng gây bất ngờ đúng không nào?
Trên đây là 6 trò chơi trên bàn cờ truyền thống của người Nhật mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học tìm hiểu thêm những nét văn hóa độc đáo khác tại đây nhé:
>>> Lễ hội Đốt Núi tại Nhật Bản
>>> 5 LỄ HỘI TUYẾT HOÀNH TRÁNG NHẤT NÊN ĐẾN TRONG MÙA ĐÔNG Ở NHẬT
>>> TÌM HIỂU NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI PHỒN THỰC NHẬT BẢN
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen