Âm Ngắt Trong Tiếng Nhật Là Gì? Đóng Vai Trò Như Thế Nào?
Âm ngắt trong tiếng Nhật là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong cách sử dụng tiếng Nhật? Cùng Kosei tìm hiểu nhé!
Âm ngắt trong tiếng Nhật
Chúng ta vẫn được biết rằng tiếng Nhật có 2 bảng chữ cái Hiragana, Katakana và một hệ thống chữ Kanji, từ đó cấu thành nên các Nguyên âm, phụ âm, trọng âm, trường âm và linh tinh đủ thứ âm mà có khi chúng ta cũng không thể nhận ra được chúng.
Trong tiếng Nhật, có một loại âm “bé nhỏ” đúng như cái cách nó thể hiện cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà có khi nói ra bạn mới “Ồ, là nó ý hả”. Đó chính là Âm ngắt đấy!!!!
1. Vậy âm ngắt là gì?
Âm ngắt (hay gọi là Xúc âm), đúng như cái tên gọi luôn, âm này nhìn thì thấy nhưng để nghe chỉ thấy đang nói một từ mà bị ngắt đoạn hẳn 1 âm thấy rõ luôn. Có thể bạn không để ý hoặc nhầm nó với một loại âm khác.
Để hiểu cũng như có thể vận dụng âm ngắt trong giao tiếp tiếng Nhật, các bạn cần phải biết đến thuật ngữ mora (モーラ). Mora được hiểu là âm tiết hoặc phách trong tiếng Nhật Bản. Vì được gọi là “phách” nên khi phát âm mora, các bạn cần phát âm chúng một cách đều nhau.
Mỗi chữ trong bảng chữ cái tiếng Nhật đều sẽ mang một giá trị mora và do đó, âm ngắt cũng là một giá trị mora.
Chúng ta gọi っ là âm ngắt do khi đọc, っ sẽ ngắt từ ngữ ra thành 2 bộ phận. Khi phát âm, âm ngắt sẽ được phát âm với độ dài tương đương với một mora như các âm khác.
Chúng ta gọi っ là âm ngắt do khi đọc, っ sẽ ngắt từ ngữ ra thành 2 bộ phận. Khi phát âm, âm ngắt sẽ được phát âm với độ dài tương đương với một mora như các âm khác.
Tuy nhiên, khi viết chúng ta sẽ nhận thấy âm ngắt được viết nhỏ hơn so với những chữ cái thông thường (っ), khi đứng bên cạnh những chữ tiếng Nhật khác, âm ngắt thấp hơn và hơi lui về phía bên trái (Ví dụ: きっさてん (kissaten): quán giải khát). Âm ngắt thường xuất hiện trong các chữ mà kế tiếp âm ngắt đó thuộc các hàng か (ka); さ (sa); た (ta); ぱ (pa)。
Nhưng hãy xem các ví dụ sau đây nhé!
けっこん、きっと、きっさてん、行って、作った
Bạn có thấy đặc điểm chung giữa các từ ở trên không?
Chính xác!!! Đó là chữ っ (chữ つ nhỏ)!!!! Đây chính là ÂM NGẮT chứ không phải trọng âm hay trường âm mà bạn vẫn hay nhầm.
Nói tóm lại thì Âm Ngắt là âm làm một từ bị ngắt đúng bằng một phách của một từ và được thể hiện bằng chữ っ (chữ つ nhỏ) đứng nép nép như em út giữa hai anh em họ hàng.
Dù là Danh từ, trạng từ, động từ… hay là loại từ nào thì Âm ngắt cũng có thể xuất hiện như một điều đương nhiên.
2. Thế đọc Âm ngắt như thế nào mới chuẩn?
Nhạc có nhịp thì phát âm cũng có Phách, có âm tiết. Nếu mỗi chữ cái là một âm tiết thì っ (chữ つ nhỏ) cũng là một âm tiết và âm tiết này không được phát âm thành tiếng. Không cần quá để ý nghe thì bạn cũng nhận ra được âm ngắt này. Ngay cả khi người nói phát âm nhanh. Rất dễ để nhận ra chúng mà.
Ngoài ra, bạn sẽ thấy khi nói, người nghe thường nhấn mạnh nhiều vào âm đứng trước っ (chữ つ nhỏ) rồi sau đó mới phát âm chữ cái tiếp theo. Nên khi nghe sẽ cảm thấy âm tiết của chữ cái đầu nghe như được thêm dấu nặng vậy. (Nghe thui nha chứ đúng chuẩn là không phải cứ cho thêm dấu nặng mà phát âm nhé!
* Ví dụ:
-
いぱい: được phiên âm “ipai” nhưng khi chứa âm ngắt sẽ được viết là いっぱい: không được phiên âm là “itsupai” mà phải được phiên âm là “ippai” (một chén).
-
けこん (kekon) có xuất hiện âm ngắt chuyển thành けっこん (kekkon- kết hôn).
-
はぴょう(hapyo) có xuất hiện âm ngắt chuyển thành はっぴょう (happyo – phát biểu).
3. Âm ngắt viết như thế nào cho đúng?
Như đã nhắc đến ở trên Âm ngắt chính là chữ っ (chữ つ nhỏ) trong từ. Nên khi viết bạn có thể lấy chuẩn độ cao của chữ cái bên cạnh thì chữ っ (chữ つ nhỏ) sẽ được viết nhỏ hơn ⅓. Về khoảng cách giữa các chữ cái với nhau thì không có sự khác biệt. Bạn có thể thấy ngay ở đây.
Vậy khi chuyển sang chữ cái la-tinh thể hiện các phát âm của chữ cái thì sẽ hơi khác một chút nhé!
Âm ngắt, mặc dù là っ (chữ つ nhỏ) thể hiện chữ La-tinh là TSU. Tuy nhiên, khi viết thì âm ngắt lại được thể hiện bằng nguyên âm của chữ cái đúng ngay sau đó.
Ví dụ: いっぱい - Ippai, きっさてん - kissaten
Những phụ âm thường đứng phía sau âm ngắt là những âm ở các hàng: T (ta, chi, tsu, te, to), hàng K (ka, ki, ku, ke, ko), hàng P (pa, pi, pu, pe, po).
4. Chữ っ nhỏ thế kia gõ như thế nào?
Có hai cách gõ âm ngắt thường được sử dụng:
Cách 1: Khi bạn đang gõ từ có chứa âm ngắt, vậy thì đơn giản rồi! Chỉ cần gõ thêm phụ âm của chữ cái sau nguyên âm là được. Giống hệt cách viết phiên âm La-tinh vậy đó!
Ví dụ:
いっき - IKKI.
きって - ITTE.
いっぷ - IPPU.
Cách 2: Trong hệ thống kiểu gõ, mỗi một chữ cái (dù bất kì chữ nào) cũng sẽ ứng với một tổ hợp phím gõ duy nhất cho chúng. Và tất nhiên っ (chữ つ nhỏ) cũng có riêng cho một một tổ hợp gõ, đó là XTU.
Hãy thử ngay để kiểm chứng có đúng không nhé!
Âm ngắt khá phổ biến trong tiếng Nhật và đặc biệt là trong các chia động từ thể TA, thể TE. Tuy nhiên, nó đều theo một quy tắc nhất định và không quá phức tạp. Nên cũng đừng căng thẳng khi kết thân với bạn này nhé!
Trên đây là âm ngắt trong tiếng Nhật mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị về tiếng Nhật cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé!
>>> LƯU NGAY chia các thể tiếng Nhật CHI TIẾT NHẤT
>>> CẢNH BÁO: Có "thể Kính ngữ" trong tiếng Nhật hay không?
>>> Phương pháp học tiếng Nhật N3 hiệu quả từ cao thủ 170 điểm
Bạn đang muốn học tiếng Nhật để làm điều kiện xét duyệt tốt nghiệp, chuẩn bị đi du học, xuất khẩu lao động, tăng thêm cơ hội việc làm sau khi ra trường... Nhưng có quá nhiều trung tâm tiếng Nhật mọc lên như nấm, bạn không biết tin tưởng vào trung tâm nào? Theo dõi bài viết Review Trung tâm tiếng Nhật tốt nhất ở quận Thanh Xuân - Hà Nội dưới đây nhé!
hiennguyen
Việc ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi JLPT N3, N2 luôn là một nỗi lo lắng. Làm thế nào để ôn tập đúng hướng và hiệu quả khi chỉ còn hơn 3 tháng? Cần xây dựng lộ trình ôn tập như thế nào là hợp lý? Bài viết này, Kosei sẽ chia sẻ cho các bạn "Cách xây dựng lộ trình tự ôn thi JLPT N3, N2 - Cam kết đỗ", giúp các bạn tự tin đạt kết quả cao trong kỳ thi quan trọng này.
hiennguyen
Bạn muốn học tiếng Nhật nhưng không có thời gian cố định để học? Bạn muốn nâng cấp, trau dồi kiến thức nâng cao trình độ tiếng Nhật nhưng không có trung tâm nào gần khu vực nơi bạn sinh sống? Ngày nay Internet phát triển rộng rãi nên các website tự học tiếng Nhật ra đời ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu học tập và làm việc. Do đó, bạn vừa có thể cân bằng công việc và cuộc sống, vừa có thời gian để học tiếng Nhật. Hãy để Kosei giới thiệu cho bạn những website học tiếng Nhật tốt nhất hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Những ngày trước khi đi thi JLPT có thể coi là thời gian nước rút để ôn tập, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để mang trong mình 1 tinh thần sẵn sàng thật tốt. Thế nhưng bạn có chắc là mình đã chuẩn bị kỹ hết chưa? Hay vẫn còn thiếu sót? Kosei sẽ chia sẻ cho các bạn trước khi đi thi JLPT nên làm gì trong bài viết dưới đây thật chi tiết để các bạn tham khảo nhé!
hiennguyen
Mặc dù đã Kosei đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về việc: nên học ĐỌC - NGHE NGAY TỪ ĐẦU khi bắt đầu học N3, N2! Đặc biệt là ĐỌC HIỂU! Vốn dĩ là ĐỌC và HIỂU nên cần học cách phân tích câu, chia khung câu, học quy tắc dịch câu... để hiểu đúng. Hiểu đúng câu thì mới phân tích được chính xác. Bài viết dưới đây Kosei sẽ đưa ra cho các bạn bí quyết bứt phá điểm đọc hiểu N3, N2 giai đoạn cuối, các bạn cùng tìm hiểu với Kosei nhé!
hiennguyen