Trang chủ / Chia sẻ / Có "thể Kính ngữ" trong tiếng Nhật hay không?
Chia sẻ

CẢNH BÁO: Có "thể Kính Ngữ" Trong Tiếng Nhật Hay Không?

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Kính ngữ là nội dung quan trọng trong tiếng Nhật. Một số bạn hay dùng "thể kính ngữ". Việc sử dụng kính ngữ tốt giúp bạn gây ấn tượng trong mắt người Nhật! Hãy theo dõi bài viết này để hiểu rõ về kính ngữ và cách sử dụng kính ngữ nhé!

MỤC LỤC

A. Kính ngữ trong tiếng Nhật là gì?

I. Kính ngữ

1. Kính ngữ là gì?

2. Kính ngữ hay thể kính ngữ?

a) Các thể của động từ trong tiếng Nhật

b) Cảnh báo: Có thể kính ngữ trong tiếng Nhật hay không?

II. Phân loại kính ngữ và cách sử dụng. 

1. Tôn kính ngữ - 尊敬語 (そんけいご) 

2. Khiêm nhường ngữ - 謙譲語 (けんじょうご)

3. Lịch sự ngữ  - 丁寧語 (ていねいご) 

III. Kính ngữ và văn hóa Uchi – Soto. 

B.Kính ngữ của danh từ, tính từ và động từ

I.Tôn kính ngữ

1. Danh từ, Tính từ, Phó từ

2. Động từ

II. Khiêm nhường ngữ

1. Danh từ, Tính từ, Phó từ

2. Động từ

3. Mẫu câu 「~させていただきます」

III. Lịch sự ngữ.

1. Động từ - thể masu. 

2. Dạng lịch sự cố định. 

3. Thêm O hoặc Go trước danh từ/tính từ.. 

CẢNH BÁO: Có "thể Kính ngữ" trong tiếng Nhật hay không?

A. Kính ngữ trong tiếng Nhật là gì?

I. Kính ngữ

1. Kính ngữ là gì?

Nhật Bản là một trong những nước phương Đông coi trọng lễ nghi. Điều này không chỉ thể hiện trong phong tục, tập quán lâu đời của người Nhật mà trong cả ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.

Khi giao tiếp, người Nhật sử dụng “kính ngữ” để thể hiện sự tôn trọng đối phương. “Kính ngữ” được sử dụng trong nhiều mối quan hệ và trường hợp khác nhau, như nhân viên – khách hàng, cấp trên; người nhỏ tuổi – người lớn tuổi hơn, có kinh nghiệm hơn; người xa lạ…

thể kính ngữ trong tiếng nhật, kính ngữ trong tiếng nhật

2. Kính ngữ hay thể kính ngữ?

a) Các thể của động từ trong tiếng Nhật

Một trong những nội dung đa dạng trong tiếng Nhật là thể của động từ. Tiếng Nhật có 12 thể động từ:

  • Thể ます

Thể masu là thể động từ mà được đề cập đầu tiên trong giáo trình Minna no Nihongo, một giáo trình quen thuộc với người học tiếng Nhật. Thể ます được sử dụng thông dụng nhất khi người nói nói chuyện với người hơn tuổi, cấp trên hoặc những người mới quen.

  • Thể て

Thể て được sử dụng trong nhiều cấu trúc câu thể hiện các mục đích khác nhau, ví dụ như sai khiến 「Vてください」, diễn tả hành động đang xảy ra tại thời điểm hiện tại 「Vて います」, làm gì đó trước (sẵn ) 「Vて おきます」…

  • Thể ない (thể phủ định)

Thể phủ định của động từ có nghĩa là không thực hiện hành động gì đó.

  • Thể từ điển​

Thể từ điển là dạng nguyên thể của động từ. Trong từ điển, các động từ được viết ở thể này. Ngoài ra, thể từ điển cũng được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày.

  • Thể た (thể quá khứ)

Thể た diễn tả những sự việc, hành động đã xảy ra trong quá khứ.

  • Thể sai khiến mô tả hành động bắt buộc/ cho phép người khác thực hiện. Thường chỉ được sử dụng khi người lớn tuổi với người nhỏ tuổi.
  • Thể điều kiện diễn tả điều kiện cần thiết để sự việc/hành động xảy ra.
  • Thể ý hướng diễn đạt ý chí muốn thực hiện hành động, mời, rủ rê hay đề xuất thực hiện hành động.
  • Thể khả năng thể hiện khả năng, năng lực có thể thực hiện hành động.
  • Thể cấm chỉ được sử dung khi cấm người khác thực hiện một hành động.
  • Thể bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động.
  • Thể mệnh lệnh được sử dụng để ra lệnh người khác thực hiện hành động. Câu mệnh lệnh dạng ngắn sử dụng trong phạm vi hẹp, thường được nam giới sử dụng hơn là nữ giới.

Trên đây là các thể động từ trong tiếng Nhật. Qua đó, các bạn có thể hiểu: Thể động từ là dạng ngữ pháp nhằm xác định một hành động hoặc trạng thái của động từ theo góc độ, góc nhìn nhận của người nói.  Một số thể động từ chỉ ra mối liên hệ về khía cạnh thời gian (thể た, thể て..), một số thể động từ diễn tả trạng thái của động từ đó (thể phủ định, thể khả năng, thể bị động…).

Vậy, các bạn hãy thử xem xét, Kính ngữ có các đặc điểm nêu trên của thể động từ không?

b) Cảnh báo: Có thể kính ngữ trong tiếng Nhật hay không?

thể kính ngữ trong tiếng nhật, kính ngữ trong tiếng nhật

Trong quá trình giảng dạy, Kosei nhận ra rằng có rất nhiều bạn học sinh thắc mắc rằng: “thể Kính ngữ được sử dụng như thế nào? Chia động từ thể Kính ngữ như thế nào?...”. Những thắc mắc của các bạn hoàn toàn không sai bởi Kính ngữ luôn là một trong những phần nội dung quan trọng và khó nắm bắt trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, các bạn học sinh nhắc đến “thể kính ngữ” là không chính xác.

Như Kosei đã chia sẻ, thể động từ xác định một hành động hoặc trạng thái hành động. Trong khi đó, động từ khi chuyển sang Kính ngữ không làm thay đổi trạng thái của hành động hoặc ý nghĩa của động từ mà chỉ thay đổi thái độ của người nói, mang sắc thái lịch sự và tôn trọng.

Ngoài ra, kính ngữ không chỉ được sử dụng với động từ mà còn có danh từ và tính từ, cũng không làm thay đổi ý nghĩa của danh từ và tính từ đó. Ví dụ:

       お国、お名前、お仕事       ご家族、ご意見

       お元気、お上手、お暇       ご熱心、ご親切

       お忙しい、お若い         ご自由に

Do đó, các bạn KHÔNG nên gọi là “thể Kính ngữ” mà chỉ gọi là “Kính ngữ” thôi nhé!

II. Phân loại kính ngữ và cách sử dụng

Kính ngữ được phân thành 3 dạng dựa trên đối tượng giao tiếp là:

  • Tôn kính ngữ - 尊敬語 (そんけいご)

  • Khiêm nhường ngữ (謙譲語 (けんじょうご)

  • Lịch sự ngữ - 丁寧語 (ていねいご)

1. Tôn kính ngữ 尊敬語(そんけいご)

Tôn kính ngữ là hình thức trang trọng nhất, dùng để đề cao hành động, trạng thái của người được nhắc tới. Thông thường, người ta sử dụng kính ngữ trong các trường hợp sau:

  • Nhân viên – Khách hàng, giám đốc, đối tác làm ăn…
  • Người tìm việc – nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn
  • Khi tỏ ý tôn trọng người khác
  • Học sinh, sinh viên – giáo viên, thầy hiệu trưởng…

2. Khiêm nhường ngữ 謙譲語(けんじょうご)

Ngược lại với tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ dùng để hạ thấp nhằm mục đích thể hiện sự khiêm tốn về hành động, trạng thái của bản thân hoặc của những người “trong nhóm” của mình. Điều này cũng chính là đề cao hành động, trạng thái của người khác.

3. Lịch sự ngữ丁寧語 (ていねいご)

Lịch sự ngữ thường được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt khi đối phương là người bạn mới gặp lần đầu. 丁寧語 được dùng trong trường hợp:

  • Người lần đầu gặp mặt hoặc có quen biết nhưng không thân thiết (hiếm khi trò chuyện cùng), địa vị thường là ngang hàng.
  • Khi người khác hỏi đường, hoặc trong quán ăn, cửa hàng, siêu thị,..
  • Người dưới nói với người trên trong trường hợp mối quan hệ giữa 2 người khá thân thiết. Ví dụ: Kouhai – Senpai, học sinh – giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,…

III. Kính ngữ và văn hóa Uchi 内 – Soto 外 

Kính ngữ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Uchi – Soto (内ー外)( tức “trong nhóm” và “ngoài nhóm). Nguyên tắc của văn hóa này là phân chia mối quan hệ theo hình thức “trong nhóm” hay “ngoài nhóm”.

Đối với mỗi nhóm khác nhau thì ứng xử, đặc biệt là cách thức giao tiếp, cũng khác nhau. Khi nói chuyện với ai đó ở ngoài nhóm, người ngoài nhóm được tôn trọng bằng cách sử dụng tôn kính ngữ. Trong khi đó, người trong nhóm thì dùng khiêm nhường ngữ. Ngoài ra, văn hóa này cũng ảnh hưởng nhóm động từ cho – nhận trong tiếng Nhật.

Đặc điểm phức tập trong văn hóa Uchi – Soto (内ー外)là sự chồng chéo giữa các nhóm dựa theo các tình huống khác nhau. Để dễ hình dung, các nhóm có thể được biểu diễn bằng các hình tròn giao nhau dựa trên mối quan hệ với người khác, chẳng hạn như công việc, gia đình, các tổ chức mà họ tham gia. Vị trí của họ trong các nhóm thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể.

Để dễ hình dung, Kosei đưa ra ví dụ sau: A là quản lý phòng sản xuất của một công ty.

  • Các nhân viên phòng sản xuất là người trong nhóm đối với quản lý A. Do đó, A có thể sử dụng ngôn ngữ thông thường đối với cấp dưới.
  • Giám đốc của A và các phòng ban khác ngoài phòng sản xuất là người ngoài nhóm. Do đó, A phải dùng kính ngữ đối với các thành viên công ty này.
thể kính ngữ trong tiếng nhật, kính ngữ trong tiếng nhật
  • Tuy nhiên, khi A đi đàm phán với khách hàng hoặc công ty đối tác, người trong nhóm sẽ là công ty mà A đang làm việc, và người ngoài nhóm là công ty khách hàng/đối tác. Do đó, khi A nói về công ty của mình, thậm chí là cả ông chủ mà không dùng tôn kính ngữ là hoàn toàn bình thường. Khi A nói về công ty khách hàng/đối tác thì quản lý A sẽ phải sử dụng tôn kính ngữ.
thể kính ngữ trong tiếng nhật, kính ngữ trong tiếng nhật
  • Khi quản lý A nói chuyện với cấp dưới về gia đình của cấp dưới, gia đình của cấp dưới thuộc “ngoài nhóm” đối với A nên A phải dùng kính ngữ khi nói về gia đình đó, nên phải nói là ご家族、còn khi đề cập về gia đình mình, A nói là 家族 vì gia đình của A là người trong nhóm đối với A.

Hy vọng nhờ ví dụ trên bạn có thể hiểu được cách sử dụng tôn kính ngữ trong cuộc sống hàng ngày một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.

B. Kính ngữ của danh từ, tính từ, động từ

I. Tôn kính ngữ

thể kính ngữ trong tiếng nhật, kính ngữ trong tiếng nhật

1. Danh từ, Tính từ, Phó từ

Đối với danh từ và tính từ, để trở thành tôn kính ngữ, ta chỉ cần thêm 「お」 hoặc 「ご」vào trước từ đó tùy theo từng từ.

「お」đứng trước danh từ có chứa hán tự được đọc theo âm thuần Nhật (âm Kunyomi)

「ご」đứng trước danh từ có chứa Hán tự được đọc theo âm Hán – Nhật (âm Onyomi)

Ví dụ: 「お」              「ご」

           お国、お名前、お仕事       ご家族、ご意見

お元気、お上手、お暇       ご熱心、ご親切

お忙しい、お若い         ご自由に

Một số danh từ có tôn kính ngữ đặc biệt:

STT Từ cơ bản Tôn kính ngữ
1 家(いえ) Nhà 御宅(おんたく)
2 会社(かいしゃ) Công ty 貴社(きしゃ) 
3 店(みせ) Cửa hàng 貴店(きてん)
4 銀行(ぎんこう) Ngân hàng 貴行(きこう)
5 学校(がっこう) Trường học 貴校(きこう)
6 新聞(しんぶん) Báo 貴紙(きし)
7 雑誌(ざっし) Tạp chí 貴誌(きし)
8 地位(ちい) Chức vụ, Địa vị 貴職(きしょく)

2. Động từ

a) Sử dụng thể bị động làm kính ngữ

Động từ thể bị động có thể được sử dụng như tôn kính ngữ.

Ví dụ:          柴田様は10時に来られます。

            お酒を辞められたんですか?

b) お + động từ thể ます + になります

Cấu trúc này thể hiện mức độ tôn kính cao hơn so với cách dùng thể bị động.

Lưu ý 1: KHÔNG sử dụng cấu trúc này với

  • Động từ thể ます mà chỉ có 1 âm tiết (「見ます」、「寝ます」、「出ます」).
  • Động từ nhóm 3.
  • Động từ có dạng tôn kính đặc biệt.

Ví dụ: 1. 社長はもうお帰りになりました。a

           2. もうこの本をお読みになりましたか?

Lưu ý 2: Động từ trạng thái (います、あります) và động từ khả năng (できます、わかります) không dùng tôn kính ngữ dạng bị động nhưng có thể sử dụng theo cấu trúc này.

c) Tôn kính ngữ dạng đặc biệt
STT 基本形 Thể cơ bản 尊敬語 Tôn kính ngữ
1 言う Nói おっしゃいます。
2 いる Có (người, động vật) いらっしゃいます。 おいでになります。
3 来る Đến いらっしゃいます。 おいでになります。
4 くれる Cho, biếu, tặng くださいます。
5 死ぬ Chết, mất お亡くなりになる. (おなくなりになります)
6 知る Biết, hiểu biết ご存じです。
7 する Làm なさいます。
8 食べる Ăn 飲む Uống 召し上がります。 (めしあがります。)
9 見る Nhìn ご覧になります。 (ごらんになります。)
10 行く Đi いらっしゃいます。 おいでになります。
11 いいです。 よろしいです。
3. Mẫu câu yêu cầu, đề nghị lịch sự
a) Động từ có dạng kính ngữ đặc biệt ở trên

Với các động từ có kính ngữ đặc biệt, chia động từ sang thể て rồi thêm ください.

Vて+ ください

がってください。Xin mời anh/chị dùng bữa.

おっしゃってください。Xin mời anh/chị nói.

b) Động từ nhóm 1 và 2
お+ động từ thể ます + ください

このぺんを お使い ください。Anh/chị hãy dùng chiếc bút này.

ここに お名前を お書き ください。Anh/chị hãy viết tên vào đây.

c) Động từ nhóm 3 chứa Kanji
ご+ Kanji (của động từ nhóm 3) + ください

お名前を ご確認 ください。Anh/chị hãy kiểm tra lại tên.

このエレベーターを ご利用 ください。Anh/chị hãy sử dụng thang máy này

Lưu ý: KHÔNG dùng cách nói này với những động từ có tôn kính ngữ đặc biệt.

Trừ trường hợp

来てください → おこしください

                                おこしになってください

                                いらしゃってください

見てください → ご覧ください(ごらんください)

言ってください → おしゃってください

                                    申し付けてください

食べてください → おめしあがりください

II. Khiêm nhường ngữ

thể kính ngữ trong tiếng nhật

 

1. Danh từ, Tính từ, Phó từ

Danh từ, tính từ trong trường hợp này thường được giữ nguyên. TRỪ một số trường hợp dưới đây:

STT Từ cơ bản Khiêm nhường ngữ
1 家 Nhà 御宅(おんたく)
2 会社 Công ty 弊社(へいしゃ)
3 店 Cửa hàng 弊店(へいてん)
4 銀行 Ngân hàng 弊行(へいこう)
5 学校 Trường học 弊校(へいこう)
6 新聞 Báo 弊紙(へいし) 小紙(しょうし)
7 雑誌 Tạp chí 弊誌(へいし) 小誌(しょうし)
8 地位 Địa vị, chức vụ 小職(しょうしょく)
2. Động từ
a) Động từ có dạng khiêm nhường ngữ đặc biệt
STT 基本形 Thể cơ bản 謙譲語 Khiêm nhường ngữ
1 会う Gặp お目にかかります。
2 言う Nói 申し上げる (もうしあげる) 申す (もうす) 「父が申しました」
3 いる Có (người, động vật) おります。 「孫がおります」
4 聞く Nghe うかがいます。
5 来る Đến 参いります。(まいります) 「私は昨日こちらに参りました」
6 知る Biết, hiểu biết 存じます。(ぞんじます) 「その件については存じません」 存じ上げます。 「お名前は存じ上げております」 承知する(しょうちする)
7 する Làm いたします。 「私がいたします」
8 訪ねる (たずねる) Thăm, ghé thăm うかがいます。 おじゃまします。
9 食べる Ăn いただきます。 「お昼は外でいただきました」
10 飲む Uống いただきます。 「牛乳は毎日いただきます」
11 見る Nhìn 拝見します。(はいけんします。)
12 もらう Nhận, lĩnh いただきます。
13 行く Đi うかがいます。 参ります。 「先日、北海道にまいりました」
14 読む Đọc 拝読します。 (はいどくします)
15 わかる Hiểu かしこまります。 承知します。(しょうちします)
16 ~です ~でございます。

b)​ Động từ không có dạng đặc biệt

Động từ nhóm 1 và 2:

お + động từ thể ます (bỏ ます) + します/ いたします。

重そうですね。お持 ちしましょうか。→ Trông có vẻ nặng nhỉ. Để tôi xách hộ được không?

添付資料、チェックお願いいたします。→ Xin hãy kiểm tra giúp tôi tài liệu đính kèm.

Động từ nhóm 3 dạng Kanji + します:

ご + Kanji + します/ いたします。

 明日、またご連絡します。→ Ngày mai tôi sẽ liên lạc lại.

     じゃ、またお電話します。→ Vậy thì, tôi sẽ gọi lại sau.

3. Mẫu câu「~させていただきます」
(お/ご)+ Động từ thể sai khiến (使役形) て + いただきます。

Xin cho phép tôi được …

Ví dụ:

①     新しいメンバーを紹介させていただきます。

→ Cho phép tôi được giới thiệu thành viên mới.

②     工場内をご案内させていただきます。

→ Cho phép tôi được hướng dẫn quý vị tham quan trong nhà máy.

③     この問題、ちょっとご説明させていただきます。

→ Tôi xin phép được có một vài lời giải thích.

III. Lịch sự ngữ

thể kính ngữ trong tiếng nhật

丁寧語(ていねいご) là ngôn từ được sử dụng hàng ngày mang sắc thái trang trọng.

Thể ます của động từ được coi là điển hình và tiêu biểu nhất của lịch sự ngữ, được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp với người lớn tuổi hơn.

1. Động từ - thể ます

Cách chia thể ます từ thể từ điển

Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi 「う」 thành đuôi 「い」 + ます

会う - 会います(あいます)gặp gỡ

飲む - 飲みます(のみます)uống

行く - 行きます(いきます)đi

買う - 買います(かいます)mua

Động từ nhóm 2: Bỏ る thêm ます

食べる - 食べます(たべます)ăn

見る - 見ます(みます)nhìn, xem

寝る - 寝ます(ねます)ngủ

覚える - 覚えます(おぼえます)nhớ

Động từ nhóm 3:

来る - 来ます(きます)đến

する - します làm

2. Dạng lịch sự cố định
STT 基本形 Thể cơ bản 丁寧語 Lịch sự ngữ
1 です でございます
2 ではありません でございません
3 あります ございます
4 ありません ございません
5 ここ、そこ、あそこ こちら、そちら、あちら
6 私(わたし) 私(わたくし)
7 ごめんなさい 申し訳ありません/申し訳ございません
8 ~さん ~様(さま)
3. Danh từ / tính từ

「お」đứng trước danh từ có chứa hán tự được đọc theo âm thuần Nhật (âm Kunyomi)

お茶(おちゃ)、お手洗い(おてあらい)、お米(おこめ)、お酒(おさけ)、お肉(おにく)

「ご」đứng trước danh từ có chứa Hán tự được đọc theo âm Hán – Nhật (âm Onyomi)

ご紹介(ごしょうかい)、ご説明(ごせつめい)、ご意見(ごいけん)、ご案内、ご注意

* Ngoại lệ:

お電話(おでんわ)、お食事(おしょくじ)、お化粧(おけしょう)、お勉強(おべんきょう)

お仕事(おしごと)、お部屋(おへや)、お時間(おじかん)、ご飯(ごはん)

Tương tự như danh từ, 「お」đứng trước tính có chứa hán tự được đọc theo âm thuần Nhật (âm Kunyomi); 「ご」đứng trước danh từ có chứa Hán tự được đọc theo âm Hán – Nhật (âm Onyomi). Do đó, 「ご」không đứng trước tính từ  đuôiい (vì tất cả tính từ có nguồn gốc Trung Quốc đều là đuôi な)

Ví dụ:

お忙しい(おいそがしい)、お恥ずかしい(おはずかしい)、おひま、お早い(おはやい)

ご多忙(ごたぼう)、ご心配(ごしんぱい)、ご不満(ごふまん)、ご満足(ごまんぞく)

* Ngoại lệ:  お元気(おげんき)、お粗末(おそまつ)

Kính ngữ là nội dung kiến thức tương đối dài và phức tạp trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, kính ngữ rất hay được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt với những bạn thường xuyên giao tiếp trong công việc. Hy vọng bài viết này của Trung tâm tiếng Nhật Kosei giúp bạn hiểu được và áp dụng tốt việc sử dụng kính ngữ trong giao tiếp hàng ngày.


>>> LƯU NGAY chia các thể tiếng Nhật CHI TIẾT NHẤT

>>> Cách sử dụng tôn Kính ngữ trong tiếng Nhật

>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 về Kính ngữ

>>> Tôn kính ngữ trong ngữ pháp tiếng Nhật N3

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị