Trang chủ / Chia sẻ / Bắt bệnh và chữa bệnh khi làm phần đọc hiểu N2 - N3
Chia sẻ

Bắt bệnh và chữa bệnh khi làm phần đọc hiểu N2 - N3

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Làm thế nào để khhi làm phần đọc hiểu N2 - N3 tránh mắc lỗi nhiều nhất có thể? Hãy để Kosei chia sẻ bí kíp bắt bệnh và chữa bệnh khi làm phần đọc hiểu N2-N3 nhé!

Bắt bệnh và chữa bệnh khi làm phần đọc hiểu N2 - N3

 

đọc hiểu n2 n3, luyện đọc hiểu n2, mẹo làm đọc hiểu n2, đề đọc hiểu n2, đọc hiểu n2 mỗi ngày, luyện đọc hiểu n3, mẹo đọc hiểu n3

 

BẮT BỆNH 1: Dịch sai câu

Nhiều bạn hay than thở với mình rằng: em hiểu nội dung của bài nhưng sao chọn đáp án vẫn sai.
- Bạn hiểu nội dung bài bởi vì chỉ dựa vào 1 số keyword, bạn đã có thể bài viết về nội dung gì. Nhưng đó mới chỉ là nội dung chung chung, cái bề nổi mà thôi.
- Nếu là dạng bài hỏi ý kiến hay suy nghĩ tác giả, các bạn cần nắm bắt được NỘI DUNG CHÍNH cơ! Có thể sẽ có nhiều hơn 1 phương án có nội dung chính xác với bài đọc đó! Nhưng người ta đang hỏi: điều tác giả muốn nói nhất!
- Nếu là dạng bài hỏi về từng ý nhỏ trong bài: lý do, phần gạch chân, chọn câu đúng… thì có thể các bạn hiểu nội dung chung chung nhưng các bạn đang dịch sai ý của những câu quan trọng: 1 là câu ở các phương án lựa chọn và 2 là câu có chứa thông tin giống với trong phương án -> Đó là những nội dung cụ thể, sâu xa hơn. Vậy nên, học dịch câu cho đúng, không đơn thuần để hiểu chi tiết, cặn kẽ bài ( vì thực ra làm gì có đủ thời gian mà dịch hết, dịch đúng, dịch hay), mà ít nhất dịch được đúng 4 phương án trước đã nha!

Có thể các bạn hiểu sơ sơ nội dung toàn bài nhưng vẫn chọn sai! Bởi vì các bạn dịch sai ý của những câu quan trọng: 1 là câu ở các phương án lựa chọn và 2 là câu có chứa thông tin giống với trong đáp án!

* Chữa bệnh: Hãy dịch đúng, bằng cách:

- Xác định đúng chủ ngữ: Thường đi với trợ từ は、が、も, nếu có cả 3 thì chủ ngữ chính thường đi với は

- Dịch khung câu trước: Tức là dịch ý chính trước: Chủ ngữ ( ai, cái gì) -> vị ngữ ( làm gì, thế nào…) rồi mới dịch vào các bộ phận bổ ngữ,

định ngữ cho các danh từ. Điều đó sẽ giúp các bạn định hình ý chính của câu, giúp dễ hiểu và dễ đoán những từ mới ( nếu có)

- Câu dài, nhiều thành phần: Hãy chia nhỏ câu bằng cái dấu hiệu ngắt câu: dấu phảy, các cấu trúc ngữ pháp: て・たら・ば・のに・ので...

Bản thân mình thấy, dịch câu là mấu chốt của mọi bài đọc hiểu luôn! Thế nên giai đoạn đầu, các bạn hãy học cách dịch câu sao cho đúng,

chuẩn, rồi học cách dịch câu nhanh để đẩy tốc độ làm bài nữa nhé!

BẮT BỆNH 2: Khi bắt gặp từ mới, từ lạ

Nếu ở nhà, cầm điện thoại là sẽ dùng từ điển tra ngay, nếu đi thi là ngồi vắt óc nghĩ xem từ đó nghĩa là gì.
Thứ nhất, nếu bạn dừng lại suy nghĩ, não bộ sẽ bị phân tâm, mất tập trung, bao nhiêu ý nghĩa của đoạn trước, câu trước có khi cũng sẽ trôi đi theo luôn.
Thứ hai, nếu là từ đóng vai trò quan trọng, yên tâm đi, chắc chắn sẽ có giải thích ý nghĩa cho nó ở phần 注1、注2。。。ở phía dưới bài đọc hoặc giải thích ngay trong bài bằng các dấu hiệu: これは・とは・というのは・つまり・すなわち・言い換えれば...hoặc cụm từ khó hiểu sẽ được diễn tả bằng cách dễ hình dung hơn ở sau các ví dụ: 例えば
Vậy nên: Tạo thói quen đoán nghĩa của từ khi đặt trong văn cảnh của câu, của đoạn! Khó đoán quá thì ....thôi, mạnh dạn…bỏ qua!

Chữa bệnh:

- Tạo thói quen đoán nghĩa của từ khi đặt trong văn cảnh của câu, của đoạn! Khó đoán quá thì mạnh dạn…bỏ qua!

- Thứ nhất, nếu bạn dừng lại suy nghĩ, não bộ sẽ bị phân tâm, mất tập trung, bao nhiêu ý nghĩa của đoạn trước, câu trước có khi cũng sẽ trôi

đi theo luôn.

- Thứ hai, nếu là từ đóng vai trò quan trọng, yên tâm đi, chắc chắn sẽ có giải thích ý nghĩa cho nó ở phần 注1、注2。。。ở phía dưới bài đọc hoặc giải thích ngay trong bài bằng các dấu hiệu: これは・とは・というのは・つまり・すなわち・言い換えれば...hoặc cụm từ khó hiểu sẽ được diễn tả bằng cách dễ hình dung hơn ở sau các ví dụ: 例えば.

 

đọc hiểu n2 n3, luyện đọc hiểu n2, mẹo làm đọc hiểu n2, đề đọc hiểu n2, đọc hiểu n2 mỗi ngày, luyện đọc hiểu n3, mẹo đọc hiểu n3

 

BẮT BỆNH 3: Hay áp đặt suy nghĩ của bản thân vào bài viết cũng như khi lựa chọn đáp án

Câu hỏi đều sẽ có dạng: この文章では.../筆者が最も言いたいことは何ですか...Tức là hỏi trong bài viết, tác giả nghĩ gì, viết gì chứ có hỏi thí sinh có quan điểm như nào đâu nhỉ?
Và cũng vì kỹ năng dịch câu như mình trình bày ở trên không được tốt, biết từ vựng, biết ngữ pháp nhưng không xác định được khung câu nên để hợp lý nội dung câu đó, các bạn sẽ áp dụng suy nghĩ của mình vào bài đọc! Và thế là ….toang!
Vậy nên: Hãy nắm bắt chủ đề chính của bài viết, dựa vào đúng những từ ngữ, những cách diễn đạt của tác giả trong bài để lựa chọn đáp án theo ý tác giả! Có thể trong phương án lựa chọn không lặp lại đúng từ ngữ trong bài thì hãy để ý đến những cách diễn đạt tương đồng nhé!

* Chữa bệnh: Hãy dựa vào đúng những từ ngữ, những cách diễn đạt của tác giả trong bài để lựa chọn đáp án theo ý tác giả! Có thể

trong phương án lựa chọn không lặp lại đúng từ ngữ trong bài thì hãy để ý đến những cách diễn đạt tương đồng nhé!

>>> Tổng hợp FULL tài liệu luyện thi JLPT N2 MỚI NHẤT chỉ có Ở ĐÂY

BẮT BỆNH 4: Sai lầm khi dịch những cụm từ dễ nhầm lẫn:

Cách diễn đạt:

のではないか

のではないだろうか

のではないでしょうか

のではまいか

(Chẳng phải là... hay sao) dùng để khẳng định ý kiến, chủ trương của tác giả, chỉ cần tập trung dịch phần nội dung trước cụm này!

- Cách diễn đạt: わけではない・とは限らない:Phủ định một phần hoặc toàn bộ nội dung trước nó và cách diễn đạt này hay đứng ở cuối câu nên các bạn nhớ dịch từ cuối lên để đảm bảo hiểu đúng nghĩa nhé!

- Cách diễn đạt: しか~ない ( chỉ mỗi…) thấy có ない ở cuối là dễ dịch là KHÔNG lắm nha!

- Trợ từ : khi đừng trước trước dấu phảy, dạng ( ~が、...) các bạn rất dễ có xu hướng dịch là tuy nhiên, nhưng…. Không phải mọi trường hợp đều dịch như vậy đâu nha!
- Nếu trước là thể thông thường ( ~だが、~であるが、V普通形+が、...) sẽ dịch là tuy…nhưng
- Nếu trước là 1 danh từ ( Nが、ことが、のが...) thì phải dịch là : việc này, người này, chỗ này, cái này….thì…
- Cách diễn đạt: だれでも、どこでも、いつでも hãy để ý những từ này khi lựa chọn đáp án nhé! Thường là loại luôn đó ạ!

 

đọc hiểu n2 n3, luyện đọc hiểu n2, mẹo làm đọc hiểu n2, đề đọc hiểu n2, đọc hiểu n2 mỗi ngày, luyện đọc hiểu n3, mẹo đọc hiểu n3

 

>>> TOP 5 mẫu ngữ pháp N3 hay dùng, dễ nhầm trong bài đọc hiểu

BẮT BỆNH 5: Không dám buông bỏ

Nghe cứ như kiểu yêu đương ý nhờ! Nhưng sự thực đây cũng là mấu chốt quan trọng khi các bạn làm một bài đọc hiểu đó ạ! Mỗi phần thi, mỗi mondai đều phải lên kế hoạch phân chia thời gian cụ thể cho từng bài! Tuy nhiên, các bạn thường dành quá nhiều thời gian cho 1 bài nào đó với suy nghĩ: trời ời, cố thêm tí nữa là có thể ra được đáp án rồi! Rồi tặc lưỡi, chấp nhận bỏ qua, khoanh bừa một bài nào đó vì không đủ thời gian làm.
Tuy nhiên, khi các bạn đã phân vân giữa các phương án thì nhìn chung phần lớn là hay chọn vào phương án sai! ( đen thôi, đỏ quên đi ) . Hơn nữa, bài mà các bạn bỏ qua, không làm, có thể là sẽ một bài đọc dễ hiểu, dễ chọn! Cứ mải mê với cô gái A nhưng có thể cô gái B mà bạn lướt qua mới chính là chân ái!

* Chữa bệnh:

Học cách buông bỏ. Làm đúng theo thời gian đã phân bổ, câu nào khó quá, mạnh dạn chọn đáp án bạn nghĩ đến đầu tiên. Rồi làm các mondai khác, nếu còn thời gian mới quay lại suy nghĩ thêm sau!

Nói chung đọc hiểu khó, N3 khó mà N2 lại càng khó! Mọi tips, mọi bí quyết hay kinh nghiệm hoàn toàn chỉ mang tính chất tham khảo, áp dụng sẽ giúp các bạn làm được bài nhanh hơn, xác suất đúng cao hơn, trong trường hợp gấp rút về mặt thời gian sẽ dễ chọn hơn...! Nhưng đọc hiểu mà, vẫn cần ĐỌC và HIỂU. Thế nên phải có nền tảng kiến thức vững chắc, trang bị bằng vốn từ vựng, kanji, ngữ pháp trong suốt cả một quá trình!

BẮT BỆNH 6: Học xong hết ngữ pháp, từ vựng rồi mới bắt đầu vào học đọc hiểu

- Đúng là có vốn từ vựng tốt, ngữ pháp chắc thì sẽ tự tin hơn khi đọc bài. Nhưng các bạn có công nhận là có nhiều câu, nhiều bài, bạn biết hết từ và ngữ pháp nhưng vẫn dịch không ra ý, không ạ? Nhất là N2, thường sẽ ít câu đơn, toàn câu dài ngoằng, nhiều thành phần phức tạp.
- Hơn nữa, đọc hiểu không chỉ đơn thuần dịch câu, tìm ý mà quan trọng hơn nữa là kỹ năng: Kỹ năng tách câu, kỹ năng xác định khung câu ( chủ ngữ chính – vị ngữ chính), kỹ năng nắm bắt chủ đề chính, kỹ năng phân chia thời gian khi làm bài… Mà kỹ năng là những thứ hình thành dần dần, từng chút từng chút một, chứ không thể nào học ngày 1 ngày 2 được!
=> Vậy nên: Hãy xây dựng lộ trình học với việc học đọc hiểu song song với các nội dung khác, NGAY TỪ ĐẦU! Có thể bắt đầu với những bài đọc dạng khó hơn ở cấp độ dưới cũng được! Ở cấp độ đang học cũng có nhiều sách mà nội dung bài đọc dễ hiểu, dễ tiếp nhận hơn để chống shock cũng được… Nói chung là học luôn và ngay! Đó cũng là cách các bạn củng cố những từ vựng, ngữ pháp cũ, học thêm nhiều cách diễn đạt mới!
đọc hiểu n2 n3, luyện đọc hiểu n2, mẹo làm đọc hiểu n2, đề đọc hiểu n2, đọc hiểu n2 mỗi ngày, luyện đọc hiểu n3, mẹo đọc hiểu n3

BẮT BỆNH 7: Chủ quan khi phân tích câu hỏi:

Mình xin nhắc lại: đó là phân tích câu hỏi ạ! Các bạn có công nhận là dù bạn lựa chọn cách làm nào:
Cách 1. Đọc 4 phương án rồi đối chiếu với nội dung trong bài
Cách 2. Đọc lướt qua bài để hiểu sơ sơ rồi đọc 4 phương án để loại trừ.
Cách nào thì cũng vẫn cần phải đọc - hiểu câu hỏi đang yêu cầu gì không ạ?
Nên nhớ, các phương án lựa chọn đang dùng để trả lời cho câu hỏi trong đề bài, chứ không đơn thuần là chọn câu có nội dung đúng với trong bài viết nhé! 2 cái này khác nhau đó ạ!
Lỗi này, mình nghĩ một phần cũng do các bạn chưa hình thành được kỹ năng khái quát nội dung, đọc câu sau phải liên kết với câu trước, liên kết các đoạn với nhau. Có khi xác định được câu hỏi, hỏi nội dung gì rồi ( là tìm lý do, là hỏi ý nghĩa của phần gạch chân, là hỏi ý kiến tác giả…) nhưng lúc đọc bài, đọc các phương án, dịch xong, hiểu xong chúng rồi thì quên luôn mất nhiệm vụ ban đầu là: chọn đáp án cho câu hỏi ở đề bài.
Quay trở lại 1 chút với 2 cách làm bài mình đề cập ở trên, thường mình sẽ áp dụng như này: ( Các bạn thử tham khảo xem hiệu quả không nha)
Với N3: Đọc câu hỏi -> Đọc phương án -> Đối chiếu với bài đọc -> Xác định đúng, sai.
Với N2: Đọc câu hỏi -> Đọc lướt qua bài để nắm bắt nội dung -> Đọc phương án -> Quay lại dịch kỹ câu có chứa từ khóa -> Chọn đáp án đúng.
N2 có những bài đọc câu hỏi xong, đọc phương án luôn kiểu: Tôi là ai? Tôi đang ở đâu?luôn ý! Mơ hồ cực kỳ nếu không lướt qua bài xem đang nói về cái gì.
Vậy thì, hãy học cách dịch đúng, bằng việc:
Xác định đúng chủ ngữ: Thường đi với trợ từ は、が、も, nếu có cả 3 thì chủ ngữ chính thường đi với は.
Dịch khung câu trước: Tức là dịch ý chính trước: Chủ ngữ ( ai, cái gì) -> vị ngữ ( làm gì, thế nào…) rồi mới dịch vào các bộ phận bổ ngữ, định ngữ cho các danh từ. Điều đó sẽ giúp các bạn định hình ý chính của câu, giúp dễ hiểu và dễ đoán những từ mới ( nếu có)
Câu dài, nhiều thành phần: Hãy chia nhỏ câu bằng cái dấu hiệu ngắt câu:
+ Dấu phảy (dấu phảy dùng để ngắt mệnh đề câu, ngắt ý – chứ không phải dấu phải dùng khi liệt kê dạng ~たり、たり・とか、とか・や、など...) (Cái này luyện nhiều mới ra được)
+ Các cấu trúc ngữ pháp:  て・たら・ば・のに・ので...
Bản thân mình thấy, dịch câu là mấu chốt của mọi bài đọc hiểu luôn! Thế nên giai đoạn đầu, các bạn hãy học cách dịch câu sao cho đúng, chuẩn, rồi học cách dịch câu nhanh để đẩy tốc độ làm bài nữa nhé!

Học một mình cũng được, học cùng bạn bè cũng được. Không có gì là không thể cả! Khó quá nữa thì đã có khóa học JLPT thực chiến của Trung tâm tiếng Nhật Kosei đây rồi! Các Sensei sẽ tổng hợp kiến thức, cung cấp kỹ năng, mổ xẻ cụ thể trong từng đề thi thực tế để áp dụng hoàn hảo nhất những kỹ năng như trên!

Thi 1 lần thôi, cầm ngay tấm bằng JLPT trong tay nhé các bạn! Đừng mang tinh thần cọ sát, học hỏi, rút kinh nghiệm cho lần thi sau nữa nha! :))

Trung tâm tiếng Nhật Kosei chúc các bạn đều tự tin chinh chiến JLPT!

>>> Đọc hiểu nên đọc bài nào trước, bài nào sau?

>>> Khóa luyện nghe hiểu, đọc hiểu tiếng Nhật hiểu quả trong 2,5 tháng

>>> Luyện thi JLPT: Mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT

>>> Tổng hợp 40+ đề thi thử JLPT N2 "sát Đề Thi Thật" có đáp án

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị