Trang chủ / Chia sẻ / Luyện thi JLPT: Mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT
Chia sẻ

Luyện Thi JLPT: Mẹo Làm Bài Đọc Hiểu Trong Bài Thi JLPT

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Các bạn cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu và tìm ra mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT nha. Kì thi JLPT đang rất gần rồi, các bạn nên bỏ túi một vài mẹo làm bài đọc hiểu tiếng Nhật nhỏ để rút ngắn thời gian làm bài các bạn nhé. 

Mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT

mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT, cách làm bài đọc hiểu jlpt, mẹo đọc hiểu jlpt, đọc hiểu jlpt, cách làm đọc hiểu n3, mẹo làm bài đọc hiểu tiếng nhật

Tầm quan trọng của đọc hiểu trong tiếng Nhật

Đọc hiểu có thể coi là 1 trong 2 phần khó nhất (sau nghe hiểu) và dễ bị điểm liệt nhất trong kì thi JLPT.  Ai cũng biết được điều đó, nhưng không phải ai cũng chăm chỉ để cải thiện khả năng đọc của mình. Đây là kĩ năng cần thiết của người học tiếng Nhật, theo đánh giá của những người đang theo học thì kĩ năng nói và nghe được coi là một trong những kĩ năng khó, đòi hỏi người học cần nắm vững kiến thức để có thể vận dụng. Với lượng chữ Hán cũng như các cấu trúc ngữ pháp khá nhiều trong tiếng Nhật, đòi hỏi người học phải tốn rất nhiều thời gian rèn luyện để nâng cao kĩ năng. Sẽ thật vất vả nếu bạn gặp khó khăn với các văn bản và hợp đồng sau khi gia nhập công ty với lý do vì đọc không hiểu.

Cấu trúc đề thi JLPT các trình độ N5 - N1 và cách tính điểm

Tham khảo thêm cấu trúc đề thi các trình đồ N5 - N1 tại đây! Cấu trúc đề thi JLPT N5 - N1 và cách tính điểm

Thời gian thi JLPT của các trình độ N5 - N1

mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT, cách làm bài đọc hiểu jlpt, mẹo đọc hiểu jlpt, đọc hiểu jlpt, cách làm đọc hiểu n3

Các mẹo làm bài đọc hiểu tiếng Nhật trong đề thi JLPT để đạt điểm cao

1. Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới.

Trong khi làm bài đọc hiểu khi thi JLPT, đến câu hỏi về nội dung và lý do của phần có gạch chân dưới thì bạn hãy đọc kỹ nội dung trước hoặc sau phần gạch chân đó. Lý do bởi chắc chắn có gợi ý đáp án ở đó. Rất ít trường hợp mà gợi ý trả lời ở xa phần gạch chân.

2. Cần xem kỹ nội dung nếu xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”

Đối với câu hỏi dạng nghi vấn phủ định “Chẳng phải là … hay sao?”, cần được ôn luyện kỹ khi tự học tiếng Nhật ở nhà để tránh bị hiểu nhầm ý tác giả. Đây là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của người nói một cách có chừng mực, người nói đang cố gắng thể hiện “Tôi nghĩ là A đấy”.

3. Nếu có xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng.

Trong quá trình thi mà bạn bắt gặp câu có chứa từ nối mang ý phủ định “tuy nhiên” thì bạn cần phải nhớ rằng đoạn văn đằng sau từ “tuy nhiên” mới là nội dung chính thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả (thường là đáp án). 

4. Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn...) trước khi đọc. Hiểu được chủ đề đoạn văn, khả năng lý giải sẽ tốt hơn.

Trước khi đọc đoạn văn, bạn hãy đọc tiêu đề bài hoặc câu chủ đề (thường ở đầu hoặc cuối đoạn văn) để nắm được nội dung khái quát của bài. Khi đã biết trước chủ đề, bạn sẽ dễ dàng hiểu được nội dung của từng câu hay đoạn nhỏ để từ đó có được đáp án của câu hỏi.

5. Mục đích của đọc hiểu là nắm được chính xác ý quan điểm, ý kiến của tác giả.

Mục đích của bài đọc hiểu trong kỳ thi JLPT là người đọc cần phải hiểu rõ chính xác ý kiến cá nhân của tác giả. Bởi vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý đến những đoạn văn, câu văn có chứa những từ nối như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là … hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không khác gì hơn là … Đằng sau những cụm từ đó thường là nội dung chính. Để làm được điều này, cần ôn luyện thường xuyên trong quá trình tự học tiếng Nhật Online.

Tham khảo thêm các bài viết khác tại đây:

>>> Bắt bệnh và chữa bệnh khi làm phần đọc hiểu N2 - N3

>>> Đọc hiểu nên đọc bài nào trước, bài nào sau?

>>> Chỉ cần 2 cách dịch bài đọc tiếng Nhật nhanh chóng

6. Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ.

Câu văn dạng định nghĩa (~ nghĩa là) thường sẽ mở đầu cho một chuỗi những triển khai chặt chẽ cho nội dung tiếp theo cũng như suy nghĩ của tác giả. Bạn cần phải tập trung vào những câu như vậy để nắm bắt được ý.

mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT, cách làm bài đọc hiểu jlpt, mẹo đọc hiểu jlpt, đọc hiểu jlpt, cách làm đọc hiểu n3

7. Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó.

Nếu một định nghĩa được diễn đạt qua ví dụ thì càng cần xem xét bởi ví dụ giải thích rõ ràng hơn cho định nghĩa. Nếu bạn bỏ qua và suy luận theo ý nghĩ của mình, sẽ dễ dàng dẫn đến trường hợp bạn hiểu sai ý của tác giả và trả lời sai câu hỏi. 

8. Từ được lập lại nhiều lần chính là từ khóa. Nên xem kỹ nội dung câu văn chứa từ khóa.

Mẹo để tìm từ khóa khi làm bài đọc hiểu khi thi JLPT miễn phí đó là tìm từ được lặp lại nhiều lần, đó chính là từ khóa. Đoạn văn chứa đa số từ khóa chính là đoạn giải thích về từ khóa hoặc nêu quan điểm của tác giả.

9. Câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án.

Đối với dạng câu hỏi đúng - sai, bạn không nên vội vàng đưa ra đáp án bởi rất dễ “mắc bẫy” của đề. Hãy nhớ rằng phần được viết sai không phải đáp án sau đó sử dụng phương pháp loại trừ kết hợp suy luận để tìm ra được đáp án đúng.

10. Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau.

Khi làm câu hỏi dạng điền từ, cần phải tìm nội dung thông tin có ý nghĩa liên quan, thường ở ngay phía sau của chỗ trống cần điền. Bạn cần phải nắm bắt nội dung một cách logic của đoạn văn trước và sau từ cần điền.

11. Nếu gặp cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B.

Đôi khi trong kỳ thi JLPT miễn phí phần đọc hiểu, chúng ta hay bắt gặp những câu có cách diễn đạt như “B chứ không phải A”, “thà là B hơn là A”, “B hơn A”, “B đúng hơn là A”. Với trường hợp này, bạn hãy chú ý đến B. Đây là cách diễn đạt lấy A làm “bàn đạp” để hướng người đọc đến B của tác giả.

12. Nếu lặp lại nhiều lần cách diễn đạt cùng một nội dung thì đó là trọng tâm quan điểm của tác giả, cũng nên xem kỹ.

Trong trường hợp có một nhiều câu diễn đạt cùng một nội dung, lặp lại nhiều lần thì đó chính là quan điểm của tác giả và bạn cần chú ý. Ngụ ý của tác giả muốn hướng người đọc đến suy nghĩ của mình nên diễn đạt nó bằng nhiều cách khác nhau, dưới nhiều góc độ khác nhau.

mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT, cách làm bài đọc hiểu jlpt, mẹo đọc hiểu jlpt, đọc hiểu jlpt, cách làm đọc hiểu n3

Những lưu ý khi làm bài đọc hiểu trong đề thi JLPT theo từng trình độ

Đọc hiểu đối với trình độ sơ cấp

Khi mới bắt đầu học tiếng Nhật thì các bạn chỉ nên học đọc những đoạn văn ngắn, đơn giản và ít hán tự, không nên cố gắng đọc những đoạn văn khó hơn khả năng của mình vì như thế rất dễ nản và khó có động lực để tiến bộ. Bạn nên phối hợp việc học từ vựng, học kanji với việc đọc hiểu, không nên chỉ học thuộc từ xong để đó. Những bạn học tiếng Nhật theo giáo trình (như Minna No Nihongo) thì thường sẽ có bài đọc đi kèm ở phía sau sách hoặc ở trong sách bài tập. Các bạn nên làm hết những bài này vì nó gắn liền với những gì bạn đã học và giúp bạn ôn tập lại kiến thức cũ.

Bên cạnh đó, bạn có thể vào thêm website: https://j-nihongo.com/yomimono/ để học đọc. Đây là website tổng hợp các bài đọc ở trình độ sơ cấp, rất dễ đọc và gắn liền với thực tiễn. Trang này có chia theo chủ đề và còn có cả giọng đọc, tiện cho việc luyện nghe luôn. Và cũng có một website khá nổi tiếng là Yomimono Ippai trang này có các bài đọc ở mọi trình độ.

Đọc hiểu đối với trình độ trung cấp

Khi tiến lên trình độ trung cấp (N3 – N2) thì bạn nên luyện cách làm đọc hiểu N3 - N2 bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể mua sách luyện thi JLPT đọc hiểu để làm. Nhưng cách này sẽ bị hạn chế theo cấu trúc đề JLPT và bạn sẽ không được luyện những kỹ năng khác, cũng như không được lựa chọn bài đọc theo chủ đề mình yêu thích.

Bạn cũng nên dành thời gian đọc báo và tạp chí bằng tiếng Nhật hay có thể truy cập vào các trang báo NHK News Web Easy để đọc báo, trang này có Furigana nên không quá khó. Việc này còn giúp bạn tăng thêm hiểu biết về Nhật Bản. Những người học ôn thi JLPT nên bỏ ra khoảng 1 – 1.5h mỗi ngày để đọc báo vì việc đọc báo nâng cao khả năng đọc hiểu hơn việc luyện đề rất nhiều.

Bên cạnh đó thì ở trình độ trung cấp, bạn hoàn toàn có thể đọc được một số sách tiếng Nhật. Ví dụ như: sách dạy nấu ăn, sách văn học,... rất nhiều sách văn học Nhật khá hay mà ở trình độ trung cấp bạn có thể đọc. Điều này rất hữu ích với những ai ưa thích đọc sách. 

Một số quyển sách mà bạn có thể đọc ở trình độ này là:

西の魔女が死んだ(にしのまじょがしんだ): đây là quyển sách khá mỏng và cực kỳ dễ đọc.

告白(こくはく): Lời thú tội (đã xuất bản ở Việt Nam, bạn có thể mua bản dịch tiếng Việt về để đối chiếu).

雪国(ゆきぐに): Quyển này rất nổi tiếng và rất hay.

Hoặc bạn có thể đọc manga tiếng Nhật, đây cũng là một cách khá hay để các bạn vừa luyện khả năng đọc, vừa luyện cách người Nhật hội thoại trong đời sống hàng ngày.

mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT, cách làm bài đọc hiểu jlpt, mẹo đọc hiểu jlpt, đọc hiểu jlpt, cách làm đọc hiểu n3

Đọc hiểu đối với trình độ cao cấp

Trình độ này tương đương với level N2 – N1 trong tiếng Nhật. Như nhiều người đã biết thì khi đi thi JLPT, bài thi năng lực N2 – N1 thường tập trung nhiều vào các vấn đề xã hội, triết học, khoa học tương đối khó đọc. Nhiều bài tuy ngắn nhưng lại khó hiểu và có nhiều bài rất dài với lượng thông tin dày đặc nên bạn phải chọn lọc cẩn thận. Chính vì vậy, để làm được đọc hiểu tốt ở trình độ cao cấp thì bạn nên đọc thành thạo các văn bản báo chí và làm quen với nhiều mẫu câu thường được sử dụng trong các dạng văn bản này. Dưới đây là link 1 số trang báo online tiếng Nhật mà các bạn có thể đọc:

  • Asahi Shimbun: http://www.asahi.com/
  • Mainichi Shimbun: http://www.mainichi.co.jp/
  • Nikkei Shimbun: http://www.nikkei.co.jp/weekend/index.html
  • Yomiuri Shimbun: http://www.yomiuri.co.jp/
  • Sankei Shimbun: http://www.sankei.co.jp/

Ở trình độ này, bạn nên đọc thật nhiều sách truyện bằng tiếng Nhật. Tập truyện của tác giả Haruki Murakami (1Q84, ねじまき鳥(ねじまきどり)v.v) là một trong những lựa chọn hay cho sách văn học Nhật ở trình độ này.

Tuyển tập truyện của tác giả Haruki Murakami:1Q84, ねじまき鳥(ねじまきどり,… đây là những truyện rất phù hợp với năng lực đọc hiểu cao cấp.

Bạn cũng nên chú ý vào những vấn đề triết học, lý thuyết hơn. Với chủ đề này mình xin giới thiệu trang Nekonaga.

Bạn cần phải luyện kỹ năng đọc bất cứ tài liệu tiếng Nhật nào và rút ra nội dung chính. Nên nếu bạn vô tình bắt gặp thông tin tiếng Nhật nào thì nên tranh thủ dịch lướt và rút ra nội dung chính nhé.

Mặt khác, với bạn nào đang ôn đọc hiểu trình độ N2 – N1 thì có thể sử dụng 2 cuốn sách: Shinkanzen Master Dokkai (新完全マスター読解) và Speed Master Dokkai (スピードマスター読解).

Trên đây là những mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT. Các bạn nhớ “nắm lòng” những cấu trúc này để làm bài thi đọc hiểu trong kỳ thi sắp tới cho tốt nha.

Để làm bài tốt hơn nữa, các bạn hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei đọc các bài viết sau nhé!

>>> 15 mẹo ghi điểm bài thi Năng lực tiếng Nhật JLPT

>>> Luyện thi JLPT: Tổng hợp động từ tiếng Nhật nhóm II thường gặp trong bài thi JLPT

>>> Tổng hợp 60 cấu trúc Ngữ pháp tiếng Nhật N3

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị