Bật mí công thức chế biến nước dùng Dashi của Nhật đúng chuẩn
Nước dùng Dashi của Nhật là loại nước dùng vô cùng dinh dưỡng, làm tăng thêm vị ngon của món ăn và còn được các bà mẹ sử dụng trong các bữa ăn dặm cho con nhỏ của mình. Hãy cùng Kosei tìm hiểu về loại nước dùng này trong bài viết sau đây nhé!
Giới thiệu về nước dùng Dashi của Nhật
Vì sao lại có tên gọi là Dashi?
Dashi là gì? Dashi là từ chỉ một loại nước dùng đặc biệt chỉ có tại Nhật. Trong ẩm thực Việt hay bất cứ ẩm thực của quốc gia nào khác, vai trò của nước dùng trong món ăn Nhật Bản rất quan trọng, Dashi giúp cho các món ăn có độ thơm ngon tự nhiên mà không sử dụng nhiều gia vị hoá học, vì thế loại nước dùng này có thể sử dụng cho các bé nhỏ mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của các bé. Dashi là một món nước dùng không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật, với cách nấu đơn giản nhưng lại chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Có 3 loại Dashi phổ biến là Kombu Dashi, Katsuo Dashi và Awase Dashi. Trong đó, Kombu Dashi là nước dùng nấu từ rong biển, Katsuo Dashi được nấu từ cá ngừ bào, còn Awase Dashi là nước dùng được kết hợp từ hai loại nguyên liệu trên.
Tác dụng của Dashi
Nước dùng Dashi của Nhật Bản có nguyên liệu chính từ rong biển khô và cá ngừ bào. Tảo biển giúp tăng khả năng miễn dịch, cung cấp nhiều loại khoáng chất tốt cho sức khỏe, ngoài ra rong biển còn có acid glutamic giúp tạo nên vị ngọt tự nhiên nhưng cũng là một acid amin quan trọng cho sự phát triển của não bộ bé. Cá ngừ bào trong Dashi chứa nhiều protein, khoáng chất, vitamin D. Bên cạnh đó, cá ngừ bào còn cung cấp tryptophan và inosinic có tác dụng giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn.
Cách chế biến nước dùng Dashi của Nhật đúng chuẩn
Dashi có vị ngọt thanh tự nhiên của rong biển và vị bùi bùi, và một chút mặn không gắt của cá ngừ khô. Hương vị của dashi thanh đạm, kích thích vị giác mà không cần phải thêm bất cứ loại gia vị nào. Với loại nước dùng của người Việt thường sử dụng xương heo, bò hoặc gà để hầm trong thời gian lâu nhằm tạo độ ngọt và đậm đà thì nước dùng của Nhật lại mang đến vị ngọt thanh hơn.
Nguyên liệu:
- Tảo bẹ khô (Kombu)
- Cá ngừ bào bonito (Katsuobushi)
- Cá cơm hoặc cá mòi phơi khô (Iriko hoặc niboshi)
- Nấm shiitake phơi khô (Shiitake).
Ở Việt Nam rất khó để tìm đủ những nguyên liệu trên, nên bạn chỉ cần tìm mua hai nguyên liệu chính là tảo bẹ và cá ngừ bào là có thể nấu được một nồi Dashi rồi.
Cách chế biến:
* Cách nấu nước dùng dashi sẽ có chút khác biệt với 3 loại dashi khác nhau.
- Kombu Dashi:
+ Sử dụng 20gr rong biển cắt khúc nhỏ, rửa sạch, ngâm trong 800ml nước ấm khoảng 1 tiếng.
+ Sau đó đun nước rong biển trên bếp và tắt trước khi nước trong nồi sôi nhiều, vì nước sôi lâu thì nước dùng dashi sẽ bị nhớt. Cuối cùng bạn vớt rong biển ra và có thể dùng dashi để chế biến các món ăn khác.
- Katsuo Dashi:
+ Trước tiên đun sôi 500ml nước.
+ Sau đó cho khoảng 20gr cá ngừ bào và đun sôi thêm 3 – 5 phút.
+ Tắt bếp, để nguội, bạn có thể dùng ngay hoặc sử dụng Katsuo dashi để nấu món ăn khác.
- Awase Dashi:
+ Bạn làm tương tự các như khi nấu Kombu dashi.
+ Sau khi vớt rong biển ra, bạn cho thêm khoảng 30g cá ngừ bào vào, đợi sôi lại thì bạn tắt bếp ngay.
+ Cuối cùng chờ cá ngừ lắng xuống bạn có thể gạn lấy nước dùng hoặc lọc qua ray để lọc lấy nước.
Trên đây là thông tin và cách chế biến nước dùng Dashi của Nhật mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc.
Tin liên quan:
>>> Cách nấu mì Ramen đúng chuẩn Nhật Bản, học ngay hôm nay!
>>> Tương Miso Nhật Bản - Loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn Nhật
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen