Trong tiếng Nhật sơ cấp chúng ta đã học cấu trúc với あまりđi với thể ない mang nghĩa không…lắm. Tuy nhiên, bên cạnh cách sử dụng đó あまり còn có các cách dùng tương ứng với các ý nghĩa khác nữa. Hôm nay trung tâm tiếng Nhật Kosei xin giới thiệu đến các bạn bài học về ngữ pháp: Các cấu trúc với あまり. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Các cấu trúc với あまり

-
あまり…ない
-
Nghĩa: không…lắm, không…nhiều,…
-
Cách dùng: phía sau thường đi với các cấu trúc phủ định để diễn tả mức độ không cao. Trong trường hợp đi với động từ, nó diễn tả tần suất không cao hoặc số lượng không nhiều.
-
Ví dụ:
+今はあまりお腹が空いていないので、ケーキはいりません。
Bây giờ tôi không đói lắm, nên không cần bánh ngọt.
+この頃あまり映画を見ていない。
Dạo gần đây tôi không xem phim mấy.
+今朝はあまりご飯を食べなかった。
Sáng nay tôi không ăn nhiều cơm lắm.
-
あまりに(も)
-
Nghĩa: …quá sức, …quá chừng, …quá mức,…
-
Cách dùng: thường đi với tính từ (nhưng đôi khi cũng có thể đi với động từ). Mức độ của động từ hay tính từ đều vượt quá so với suy nghĩ bình thường. Phần lớn trường hợp dùng để biểu thị ý phê phán, hay ý không tốt (thường đi với すぎる). Ngoài ra cũng thường đi với 「て/ので/から」để diễn tả một sự việc tất yếu sẽ xảy ra do mức độ (của sự việc trước đó) quá cao, hoặc diễn tả một kết quả hay phán đoán rút ra từ sự việc đó.
-
Ví dụ:
+ゆったりしたシャツは好きだが、これはあまりに大きすぎる。
Tôi thích áo rộng rãi thoải mái nhưng cái này to quá.
+ここのカレーはあまりに不味くて、とても食べられたものではない。
Món cà ri này dở quá, chẳng thể nào ăn nổi.
+彼はあまりに僕の失敗を笑うから、だんだん腹が立ってきて殴ってしまった。
Anh ta cười nhạo thất bại của tôi quá đáng, vậy nên tôi đã nổi giận mà đánh anh ta.
-
あまりの N に/で
-
Nghĩa: vì quá
-
Cách dùng: đi với danh từ bao hàm ý nghĩa mức độ, để diễn tả ý nghĩa “vì mức độ đó quá cao. Mệnh đề sau nói lên hậu quả tất nhiên do nguyên nhân đó mang lại.
-
Ví dụ:
+あまりの驚きに声が出なかった。
Tôi ngạc nhiên đến nỗi không cất lên lời.
+あまりの忙しさに、とうとう彼は体を壊して入院するはめになってしまった。
Anh ta quá bận rộn, cuối cùng anh ta đã đổ bệnh và phải nhập viện.
+あまりの問題の複雑さに、解決策を考える気力もわからない。
Vấn đề này quá phức tạp, tôi không có khả năng nghĩ ra phương án giải quyết.
Tiếp tục với chủ đề ngữ pháp cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nha:
>>> 100 cách nói “tôi” trong tiếng Nhật (phần 1)

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen