Hãy cùng Kosei tìm hiểu các loại bánh mochi ở Nhật Bản trong bài viết dưới đây nhé! Nếu ở Việt Nam, trên mặt trăng có chú Cuội và chị Hằng thì ở Nhật Bản, người ta nói trên mặt trăng có chú thỏ giã bánh Mochi đó.
Đa dạng các loại bánh Mochi của Nhật Bản
Mochi là món bánh truyền thống đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Bài viết dưới đây Nhật ngữ Kosei sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các loại bánh mochi nhé.
Mochi (餅, もち) là món bánh Nhật Bản làm từ gạo nếp, được giã trong khuôn và nặn thành hình. Ở Nhật Bản theo truyền thống bánh được làm vào ngày lễ gọi là mochitsuki (餅搗き). Trong khi bánh cũng được ăn quanh năm, mochi vẫn là món bánh truyền thống ăn trong dịp lễ Tết Nhật Bản.
Người ta đồn rằng nguồn gốc của bánh mochi là từ Trung Quốc, nhưng nguồn gốc chính xác của nó ở đâu vẫn chưa được xác nhận rõ ràng. Ngày lễ mochitsuki đầu tiên được tổ chứ sau khi Thần linh giáng trần, sinh ra nghề trồng lúa gạo ở Yamato trong thời kì Yayoi (300BC-300AD). Ban đầu mochi được làm từ gạo trộn đậu đỏ, chỉ dành cho Thiên hoàng và quý tộc vì nó tượng trưng cho điềm lành. Bên cạnh biểu tượng điềm lành, mochi còn được coi là bùa phù hộ cho hạnh phúc hôn nhân.
Ngày nay, mochi là món bánh không thể thiếu trong các ngày lễ ở Nhật Bản vào các thời điểm trong năm có các loại bánh mochi như
1. Bánh Mochi - dịp năm mới
- Kagami mochi (鏡餅 – mochi gương ) là món bánh trang trí trong dịp năm mới, theo truyền thống thì khi phá bánh và ăn bánh, người ta gọi tuc đó là Kagami biraki (mở gương).
- Zouni (雑煮) là món súp có chứa mochi. Zouni được ăn trong ngày lễ tết. Súp không chỉ có mochi mà còn có các loại rau củ như cà rốt, khoai môn, chả cá.
- Kinako mochi (きな粉餅) theo truyền thống được làm vào dịp năm mới để cầu may. Người ta nướng mochi trên lửa hoặc trong lò, sau đó dìm trong nước, cuối cùng phết đường và bột kinako (bột đậu tương) xung quanh bánh
2. Bánh Mochi - Mùa xuân
Sakuramochi (桜餅) là mochi có màu hồng, là màu của hoa anh đào biểu tượng của mùa xuân, nhân đậu đỏ ngọt, bọc bao quanh lá anh đào muối có thể ăn được. Bánh được làm trong suốt mùa xuân ở Nhật Bản.
3. Bánh Mochi - Ngày trẻ em (5 tháng 5)
- Kashiwa-mochi (かしわ餅) là mochi trắng nhân đậu đỏ ngọt, bên ngoài bọc bằng lá cây Kashiwa
- Chimaki (ちまき) là biến thể của bánh dango, được gói trong lá tre
4. Bánh Mochi - Ngày bé gái (3 tháng 3)
- Hishi mochi (菱餅)là món bánh được dùng vào ngày lễ Hinamatsuri , hay gọi là ngày lễ của bé gái ở Nhật Bản, Hishi mochi là mochi có hình thoi, với 3 lớp màu đỏ, xanh lá, trắng. 3 lớp mochi này được lên màu bằng hoa nhài, củ ấu và ngải cứu.
5. Bánh Mochi ăn kèn
* Mochi không chỉ ăn một mình, mà còn có thể ăn kèm với những thứ khác, phổ biến có các loại bánh mochi như
a, Đồ ngọt
- Daifuku (大福)là bánh mochi vỏ mềm, nhân ngọt như là đậu đỏ hoặc đậu trắng. Ichigo daifuku thì là kiểu có nhân là cả một quả dâu bên trong.
- Kusa mochi (草餅)là loại mochi màu xanh lá, làm từ vị ngải cứu.
b, Kem
- Mochi Kem (もちアイス) là một viên kem nhỏ được bọc bên trong mochi. Ở Nhật, món bánh này được sản xuất bởi tập đoàn Lotte dưới cái tên Yukimi Daifuku
c, Súp
- Oshiruko (お汁粉), hay còn gọi là Ozenzai (お善哉), là món súp đậu đỏ với mochi miếng. Mùa đông Nhật Bản mọi người thương ăn để làm ấm người.
- Chikara udon (ちからうどん) là món mì udon có ăn kèm mochi nướng.
- Zouni (雑煮) Súp ăn trong dịp năm mới đã đề cập ở trên.
Bài đọc thêm cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé:
>>> Học tiếng Nhật qua bài hát: さよなら大好きな人 ~ Tạm biệt người tôi yêu
>>> Từ vựng tiếng Nhật phổ biến dùng trong nhà hàng, quán ăn (Phần 1)
>>> Bạn phải giao tiếp tiếng Nhật như thế nào khi đi mua sẵm?
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen