Các Món Mì Truyền Thống Trong Ẩm Thực Nhật Bản
Nói đến ẩm thực Nhật Bản, nếu chỉ nhắc đến Sushi, Tempura, Sashimi, Sukiyaki,… mà không nhắc đến các mòn mỳ – niềm tự hào của người Nhật thì sẽ là một thiếu sót lớn. Có lẽ chính sự đa dạng, phong phú cũng như hương vị tuyệt vời cùng những nét ý nghĩa văn hóa đã tạo nên sự đặc biệt của loại món ăn này. Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Các món mì truyền thống trong ẩm thực Nhật Bản nhé!
Văn hóa Nhật Bản
>>> Vẻ đẹp trong bốn mùa Nhật Bản
>>> 29 món ăn đường phố nổi tiếng nhất Nhật Bản
Các món mì truyền thống trong ẩm thực Nhật Bản
1.ラーメン – Mì Ramen
-
Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được người Nhật sáng tạo dựa trên những nguyên liệu vốn có của đất nước mình, kết hợp với hương vị và khẩu vị ăn của từng vùng miền để tạo nên món ăn rất riêng.
-
Sợi mì nhỏ, màu vàng tươi, được làm từ bột mì, muối, nước nước tro tàu.
-
Nước súp cầu kỳ và đặc trưng chính là điểm thu hút nhất của mì ramen. Nước dùng thường được nấu từ xương gà, xương heo, xương bò, tảo bẹ, cá mòi, hải sản,… và được khéo léo kết hợp với gia vị ( thường có Shio, Shoyu và Miso). Về cơ bản, Ramen có 5 loại ứng với 5 vị nước súp : Shio ramen (muối), Tonkotsu ramen(Xương và thịt heo), Miso Ramen (tương đậu nành), Shoyu Ramen ( nước tương) và Gyokai Ramen ( hải sản).
2.そば – Mì Soba
-
Mì Soba là được xem là biểu tượng cho sự may mắn, người Nhật ăn mì này vào cuối năm để tiễn năm cũ, đón một năm mới đầy may mắn và sức khỏe. Sợi mỳ soba dài và dai còn biểu tượng cho sự trường thọ của con người, cho nên mỳ soba cũng được coi là biểu tượng cho sự may mắn.
-
Mì Soba được chế biến rất công phu qua nhiều bước và cách ăn cũng rất đặc biệt. Mì soba làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mì, thêm nước tạo thành bột sệt, rồi nhào và lăn cho mỏng ra, và cắt thành những sợi nhỏ.
-
Hai loại mì để lựa chọn là mì mori-soba (mì rửa qua nước lạnh sau khi luộc, rồi đặt trên một cái dùng nan tre, và món mì kake-soba (mì bỏ trong tô lớn có đổ nước dùng nóng lên trên). Một loại mì cải tiến gần đây là tane-mono (mì với một miếng tempura, đậu hũ mỏng chiên vàng, các loại rau dại, thịt vịt…
3.うどん – Mì Udon
-
Sợi mì có màu trắng đục, dày, đầu hình tròn hoặc hình vuông, được làm từ bột mì, muối và nước. Đây là loại mì được ưa chuộng nhất và phổ biến nhất. Ta có thể dễ dàng cảm nhận được hương vị thơm ngon và dai dai của bột mì khi thưởng thức. Nước dùng có vị lạ và đặc trưng – mặn nhẹ và ngọt thanh nhưng cũng không kém phần đậm đà.
-
Udon chia làm 2 loại: một là Udon thường, sợi mỳ dày hơi vuông, giá cả phải chăng; hai là Udon đặc biệt Inaniwa, mảnh mai như sợi tóc, vàng ươm như nắng thu và giá thành cũng tương đối đắt, là món ăn yêu thích của người Nhật.
-
Udon được ăn nóng hoặc lạnh. Mùa hè nóng nực, ăn món mỳ Udon lạnh cảm giác mát mẻ liền ùa về. Mùa đông lạnh giá thưởng thức mỳ Udon nóng sẽ tuyệt hơn vì sợi mỳ dẻo dai với một chút vị mặn, canh cá bào khô làm tăng lên vị ngọt thơm của sợi mỳ ngon, ăn cùng với dấm và lòng đỏ trứng gà thêm vị béo ngọt đậm đà sẽ xua tan đi cái lạnh tức thì.
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei thưởng trà nhé!! >>> 28 dòng trà phổ biến nhất tại Nhật Bạn biết gì chưa?? Khóa học HOT nhất năm 2019 của Kosei đã ra mắt: >>> Khóa học N3 Online
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen