Cảnh đẹp mê hồn của đền thờ nổi tiếng ở Tokyo bậc nhất - Meiji Jingu
Đền thờ Meiji Jingu Nhật Bản là đền thời Thiên hoàng Minh Trị hàng đầu ở Harajuku và Aoyam tại thủ đô Tokyo. Cùng Kosei tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đền Meiji Jingu cổ kính, nổi tiếng nhất Tokyo

Có thể nói đền Meiji là ngôi đền nổi tiếng nhất Tokyo, nằm giữa công viên rộng lớn với hàng ngàn cây xanh từ mọi miền Nhật Bản. Ngôi đền này là nơi thờ phụng Hoàng đế Minh trị Meiji – vị hoàng đế đầu tiên sau khi chính quyền Shogun Tokugawa sụp đổ.
Khi đến với ngôi đền này, bạn sẽ choáng ngợp trước cánh cổng Torii có chiều cao khoảng 12 mét, được làm từ cây trắc bá 1500 tuổi. Nếu đi sâu vào nữa, bạn sẽ tới chính điện thờ. Điều đáng lưu ý với tất cả các vị khách lui tới đây là phải rửa tay và miệng tại đài tẩy trần ngay trước lối với đền.

Đền Meiji được xây dựng vào năm 1920, ngôi đền đã bị phá hủy trong các cuộc không kích thời thế chiến thứ 2 và xây dựng lại vào năm 1958.
Tuy trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đền Meiji vẫn giữ nguyên được nét đẹp sơ khai thuở nào, mang đến cảm giác thân thuộc, ta vẫn cảm nhận được sự cổ kính, phảng phất chút quá khứ trong ngôi đền này.
Nét cổ kính toát lên sự nổi bật tại đền Meiji
Thời gian thăm viếng dành cho các vị khách ghé thăm vào khoảng 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều, để kịp làm lễ nikkusai, cầu nguyện tới các vị thần.
Trước khi tới sảnh chính làm lễ, các vị khách sẽ phải tẩy rửa bằng cách đổ nước vào tay theo Temizuya. Sau đó, để thực hiện nghi lễ chào chính thức, các vị khách phải ném đồng xu năm đô la vào hộp, cúi hai lần, vỗ tay hai lần rồi lại cúi đầu.

Bên phải của ngôi đền, nhiều người bán các tấm bảng gỗ mà trên đó đã được viết sẵn các lời cầu nguyện ngồi cạnh đó. Ngôi đền chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong quần thể di tích nằm rải rác trong rừng.

Được biết, Meiji Jingu Gyoen từng là đất của một đế quốc. Vị hoàng đế Meiji đã tự thiết kế khu vườn Iris để làm hài lòng hoàng hậu của mình. Khu vườn gây ấn tượng nhất khi hoa nở rộ vào tháng sáu. Vào dịp này, các vị khách thập phương cũng đổ về để chiêm ngưỡng cảnh sắc trời ban.
Không chỉ vậy, ngôi đền Meiji còn được biết đến với sự kiện lễ hội Bugaku và Hanabusa (Yabusame) – triển lãm các sản phẩm đặc biệt của quốc gia và hoa cúc.
Vào những ngày đầu năm mới, không khí nhộn nhịp bao trùm cả không gian ngôi đền, lễ hội cầu cho việc làm ăn phát đạt diễn ra sôi nổi. Những người tham gia và viết lên tấm thẻ lời nguyện xin hoặc đặt lễ tùy tâm.
Nếu có dịp viếng thăm ngôi đền này vào sáng chủ nhật thì bạn có cơ hội được trải nghiệm lễ cưới truyền thống Shinto của người Nhật Bản.
Khám phá các địa điểm hấp dẫn tại Nhật Bản ngay hôm nay!
>>> Mùa thu Nhật Bản ấn tượng với những ngày mùa thay lá
>>> Ngắm nhìn thành phố Hiroshima sau vụ ném bom kinh hoàng năm 1945
>>> Lịch sử thành cổ Shuri lâu đời, vừa bị thiêu rụi tại Nhật Bản

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen