Hôm nay cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei khám phá truyền thống chiếc đũa trong văn hóa Nhật Bản nhé. Mỗi văn hóa là một nét đẹp truyền thống của người Nhật.
Chiếc đũa trong văn hóa Nhật Bản

Thật không khó để du khách có thể đoán ra truyền thống của Nhật Bản bởi sự có mặt đa dạng tại các quầy hàng bán đồ lưu niệm.
Tại các cửa hàng khu du lịch cổng trời Miyajima tỉnh Hiroshima còn trưng bày một chiếc thìa khổng lồ dài khoảng 2,5 mét khiến khách tham quan không khỏi ngỡ ngàng. Xung quanh các cửa hàng khác cũng bán rất nhiều đũa, thìa làm từ gỗ vô cùng sang trọng và bắt mắt. Chỉ vậy thôi cũng đủ thấy đũa với người nhật vô cùng ý nghĩa.
Người Nhật vốn đề cao sự tinh tế đặc biệt là trong bữa cơm, chỉn chu đến từng tiểu tiết. Vì vậy mà cách dùng đũa, cách ngồi, cách ăn đều được chuẩn hóa theo cách " rất Nhật " của người Nhật.Cùng đi sâu tìm hiểu văn hóa đũa truyền thống của Nhật Bản nhé!!!
-
Tại Nhật có ngày của Đũa, cũng có thể gọi là lễ hội Đũa:Hashi no hi ( hashi matsuri)
Thường vào ngày 04/08 hàng năm ,được lấy làm ngày Hashi no hi ( hashi matsuri) để tổ chức lễ cảm tạ đũa đã phục vụ con người bấy lâu nay và cung dưỡng linh hồn đũa tại đền thờ Thần Đạo.Hashi no hi trong đó 04/08 đọc tắt là ha-shi.
Mọi người cầu nguyện rồi ném đôi đũa vào trong chảo lửa lớn được đặt giữa sân đền.
-
Nói đến Đũa ở Nhật Bản thì không thể bỏ qua Waribashi. Loại đũa dùng một lần và phải tách đôi trước khi ăn.
Chú ý khi tách đũa phải để ngang đũa rồi tách, không để dọc. Điều này xuất phát từ sự tinh tế của người Nhật, bởi nếu tách đũa dọc, dùng một lực mạnh khiến tay bạn sẽ rất dễ vung vào người ngồii bên cạnh. Như vậy thì thật là phiền phức đối với người Nhật.
-
Các quy tắc cần chú ý khi sử sụng đũa trong bữa cơm
QT1: Không được cắm đũa vào bát cơm
QT2: Không cắm đũa vào thức ăn
QT3: Không gắp chuyền thức ăn
QT4: Không gác đũa ngang bát cơm
QT5: Không và cơm trực tiếp vào miệng
QT6: Không cắn đầu đũa
QT7: Không di chuyển đũa vào hướng người đối diện khi nói chuyện
QT8: Không cầm đồng thời bát và đũa
Nhật Bản là vậy đó, tuy có khắt khe, có tỉ mỉ, có kì dị nhưng lại khiến người ta phải tò mò tìm hiểu về văn hóa của đất nước này.
Và nếu ai học tập sinh sống tại đây, hãy tìm hiểu kỹ văn hóa của họ lấy đó làm hành trang cho chuyến đi của mình nhé. Nếu bạn có am hiểu về văn hóa đất nước họ nhấtt định sẽ được đề cao và hòa đồng hơn với mọi người, với cuộc sống tại Nhật Bản.
Trên đây là những chia sẻ mà Kosei đã viết nhằm giúp các bạn có nhiều kiến thức hơn về Văn hóa Nhật bản, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé
Cùng tìm hiểu thêm văn hóa khác của Nhật bản tại đây cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei:
>>> Những điều thú vị về mùa hè ở Nhật Bản
>>> Học tiếng Nhật qua bài hát Sakura
>>> Học thành ngữ tiếng Nhật đi kèm với bộ phận cơ thể : Đầu và mặt

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen