Giải Mã Ý Nghĩa Hàm Ẩn Trong Nghệ Thuật Trà Đạo Nhật Bản
Chắc hẳn các bạn đã biết trà đạo là một trong các nét văn hóa tiêu biểu nhất của Nhật Bản. Nhưng các bạn đã biết hàm ẩn đằng sau trà đạo là gì chưa? Hãy cùng Kosei tìm hiểu trong bài viết này nhé!
VĂN HÓA NHẬT BẢN
>>> Lối sống tối giản của người Nhật
>>> 6 quy tắc vàng ứng xử nơi công cộng ở Nhật, bạn đã biết chưa?
Giải mã ý nghĩa hàm ẩn trong nghệ thuật trà đạo

Khoảng cuối thế kỉ 12, trà đạo bắt đầu du nhập và phát triển, gắn bó với đời sống cũng như văn hóa Nhật Bản. Truyền thuyết kể rằng, trong khoảng thời gian đó, có một vị cao tăng người Nhật, tên là Eisai (1141 – 1215) sang Trung Quốc để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về và trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký”, nội dung cuốn sách ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
Trà đạo không đơn thuần chỉ là những quy tắc thưởng trà, mà còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản trong trà đạo bao gồm Hòa – Kính – Tnhanh – Tịch.
Trà đạo mang nét ý ghĩa đặc sắc.
Hòa nghĩa là hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.
Kính là sự kính trọng, lòng tôn kính của người thưởng trà đối với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng này được nảy sinh khi tinh thần của người thưởng trà vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.
Thanh là khi lòng tôn kính cùng với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh.
Tịch là khi lòng người thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng. Dù sống giữa muôn người hay sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà là cả hai đều vắng bặt.
Có thể bạn chưa biết: Nghệ thuật thưởng trà
Nước pha trà

Nước pha trà là yếu tố đầu tiên cần phải đề cập đến. Bạn tuyệt đối không được dùng nước đang sôi để pha trà . Nước pha trà luôn được giữ trong một bình thủy tinh hay nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp và được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước ở nhiệt độ 80 – 90.
Dụng cụ pha trà

Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy tinh để làm ấm dụng cụ. Sau đó thì dùng khăn lâu khô trước khi sử dụng.
Ngay cả việc cho trà vào ấm pha cũng không thể tùy tiện, nó còn phụ thuộc vào từng loại trà khác nhau.
Khi pha trà còn cần phải chú ý đến lượng nước sao cho vừa đủ để mỗi lần rót trà đạo khách không hết hoàn toàn nước trong bình trà. Nếu còn sót lại thì sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ và làm mất màu xanh của trà.
Những điều cấm kị khi thưởng thức trà đạo.

Ở Nhật Bản điều cấm kỵ khi rót trà đó là không bao gờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp.
Do vậy, tất cả các khách điều phải được đặt trong khay trà rồi rót theo thứ tự. Rốt một lần khoảng 30ml, sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại mỗi lần khoảng 20ml. Nếu còn dư chút ít trong bình thì phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa ra để mời khách.
Vậy là ý nghĩa hàm ẩn trong nghệ thuật trà đạo đã được khám phá. Hãy tiếp tục theo dõi kosei.vn để cập nhật nhiều tin tức văn hóa bổ ích >>> Giải mã nghệ thuật cắm hoa Ikebana của người Nhật

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen