Hòa mình đón năm mới tại Nhật cùng Lễ hội Đốt lửa thiêng “Okera Mairi”.
Có thể nói lễ hội đốt lửa thiêng Okera Mairi là phong tục của đất nước mặt trời mọc trong lễ hội đón xuân. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nét văn hóa vô cùng đặc sắc này nhé. Hôm nay Kosei sẽ giới thiệu với các bạn lễ hội Okera Mairi tại đền Yasaka Kyoto. Đây là một trong những tập quán đặc sắc nhất ngày Tết mà bạn không nên bỏ qua.
Hòa mình đón năm mới tại Nhật cùng Lễ hội Đốt lửa thiêng “Okera Mairi”
Okera Mairi còn được biết đến với tên gọi gần gũi hơn là Lễ hội Đốt lửa thiêng, lễ hội được tổ chức từ đêm giao thừa đến ngày đầu tiên của năm mới tại đền Yasaka. Đây được coi là một tài sản văn hóa quan trọng của Kyoto.
Lễ hội Okera Mairi được ghép từ Okera và Mairi. Trong đó, Okera là tên một loài cây cất lâu năm, rễ của nó được sử dụng như một loại thuốc tiêu hóa trong y học cổ truyền. Okera là một loại thảo dược, người ta tin rằng đốt Okera giúp loại bỏ được tà khí hay những điềm xấu của năm qua, đồng thời ban phước lành và tuổi thọ cho năm mới.
Loài cây này đã được sử dụng như một nét văn hóa mà người dân Nhật cho rằng có thể xua đuổi ma quỷ và xui xẻo bằng cách cho Okera vào ngọn lửa.
Người Nhật sẽ mang những đốm tàn của ngọn lửa này về nhà như mang may mắn, phước lộc cho gia đình vậy. Họ quan niệm rằng nếu sử dụng những than hồng đó để nấu zoni – một loại canh chứa rau, thịt gà, cùng bánh gạo mochi, hoặc dùng tro tàn đó để thắp sáng ngọn nến trên bàn thờ gia đình, thì học sẽ có một năm mới bình an, thịnh vượng, hạnh phúc.
Ngọn lửa thiêng cháy ở đền Yasaka đã trở thành một truyền thống không thể thiếu vào đêm giao thừa, bắt đầu một năm mới ở Kyoto. Cho đến tận ngày nay, Nhật Bản vẫn lưu truyền được nét văn hóa truyền thống đặc sắc này.

Nhật Bản có rất nhiều lễ hội, có nhiều nét văn hóa truyền thống, nhưng chúng không hề bị mai một, lạc hậu hay mất đi cái duyên, đặc sắc đúng nghĩa của một lễ hội vùng miền, mà qua thời gian, các lễ hội này vẫn tiếp bước duy trì nét đẹp truyền thống vẻ vang, cải biến sao cho phù hợp với văn hóa và xu hướng của xã hội. Thậm chí, các lễ hội ở Nhật Bản còn góp phần tạo ra nguồn lợi đáng kể cho các cửa hàng kinh doanh và thu hút được đông đảo khách du lịch tìm đến.
Hình ảnh những ngọn lửa thiêng đang cháy rực đỏ ở đền Yasaka tạo nên một khung cảnh mang tính biểu tượng của đêm giao thừa năm mới ở Kyoto . Không chỉ dừng lại ở hình ảnh biểu tượng cho giao thừa mà ngọn lửa còn ẩn chứa hàm ý về sức sống mãnh liệt, tinh thần nhiệt huyết, cũng như mong ước của người Nhật về một cuộc sống đầm ấm, sung túc.
Ở Việt Nam cũng có tập quán đốt ngọn lửa thiêng vào giao thừa nhưng không có hẳn lễ hội như Nhật Bản. Theo quan niệm của người Việt Nam, nếu đầu năm mới mà đem lửa vào nhà thì gia đình đó sẽ có một cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Vì thế, cứ vào đêm 30 tết, chuẩn bị thời khắc giao thừa, người dân Việt lại nô nức cùng nhau đốt ngọn lửa thiêng, mỗi người đại diện cho gia đình sẽ cầm chiếc đuốc sáng rực trở về nhà, rước lộc vào năm mới.
Tết năm nay, hãy tham gia lễ hội này, hoặc có thể trải nghiệm ngay tại những miền đất yêu dấu của Việt Nam thôi.
>>> Top 10 địa điểm đón giáng sinh lý tưởng tại Nhật Bản
>>> 6 Địa điểm trượt tuyết nổi tiếng ở Nhật Bản, bạn đừng bỏ qua
>>> Bật mí những ý nghĩa thú vị về màu sắc trong văn hóa Nhật Bản

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen