Học Tiếng Nhật Siêu Tốc Qua Phương Pháp Mindmap
Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp học tiếng Nhật mới và thú vị thì hãy cùng Kosei khám phá phương pháp mindmap nhé!
Học tiếng Nhật siêu tốc qua phương pháp Mindmap
1. Phương pháp Mindmap là gì?
Mindmap, hay còn được gọi là sơ đồ tư duy, là phương pháp lưu trữ, sắp xếp và xác định thông tin có thứ tự ưu tiên nhờ các từ khóa, hình ảnh và màu sắc. Mỗi hình ảnh và các nhánh liên kết trong sơ đồ sẽ kích hoạt ký ức để đưa ra thông tin cần thiết.
Sử dụng phương pháp Mindmap đem lại nhiều lợi ích đối với người dùng. Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, sơ đồ tư duy là một công cụ đem lại hiệu quả cao cho cá nhân và cả đội nhóm. Các đối tượng sử dụng sơ đồ tư duy sẽ được củng cố lối tư duy khoa học và logic hơn rất nhiều.
Cụ thể, trong học tập, học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để ghi chép hoặc hệ thống hóa kiến thức giúp nâng cao khả năng tập trung và ghi nhớ của họ. Vì thế, thành tích học tập cũng được cải thiện. Về phía giáo viên, sử dụng cách học mindmap như một công cụ truyền đạt giúp giờ học sáng tạo hơn. Học sinh được khuyến khích sáng tạo, khám phá và tự mình tìm tòi qua hướng dẫn của giáo viên.
Ưu điểm của phương pháp học sơ đồ tư duy đem lại cho người học là:
-
Dễ nhìn, dễ viết.
-
Kích thích khả năng sáng tạo vô tận của người học.
-
Thông tin ngắn gọn, súc tích và được phân chia theo thứ tự ưu tiên nhờ các nhánh.
-
Hình được thêm vào có tính gợi nhớ cao với màu sắc.
-
Hệ thống hóa kiến thức và ghi nhớ dễ dàng hơn.
2. Nguyên tắc cần chú ý khi dùng phương pháp mindmap
Xác định rõ nội dung chính của bài học
Ý chính hoặc chủ đề của bài học là mốc khởi đầu cho sơ đồ tư duy. Thông thường, ý chính được đặt ở giữa trang giấy, kèm theo hình ảnh minh họa cho nội dung chính đó. Hình ảnh và từ khóa chứa nội dung chính là điểm kích thích não bộ phản ứng nhanh và tạo ra mối liên hệ tới những nhánh tiếp theo.
Tiếp tục thêm ý nhỏ vào các nhánh
Từ ý chính và hình ảnh đại diện ở giữa trang giấy, bạn hãy vẽ thêm các nhánh cho ý nhỏ hơn, kèm theo từ khóa và hình ảnh liên tưởng phù hợp. Bạn cũng cần chú ý một số điểm khi vẽ các nhánh này: sử dụng các nhánh cong (thay vì nhánh thẳng), độ dày đường nhánh phụ thuộc vào cấp bậc của thông tin (đường dày và đậm cho nhánh xuất phát từ trung tâm, đường mảnh hơn chứa các thông tin bổ sung cho nhánh chính).
Gắn từ khóa cho mỗi nhánh
Bạn cần lựa chọn những từ khóa chính, liên quan trực tiếp tới chủ đề. Từ khóa này phải chứa thông tin bổ sung các các nhánh trước đó. Sự phân chia nhánh theo độ dày/mảnh chính là sự sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên.
Chọn màu sắc khác nhau giữa các nhánh chính
Những màu sắc được não bộ mã hóa và liên kết với các hình ảnh liên quan kèm theo là chìa khóa quan trọng giúp kích thích trí nhớ của sơ đồ tư duy. Sử dụng màu sắc khác nhau giúp đánh dấu, phân tích dữ liệu và tổng hợp thông tin một cách có hệ thống.
Kết hợp các hình ảnh minh họa
Hình ảnh giúp truyền tải thông tin trực tiếp và nhanh chóng. Khi tiếp nhanh hình ảnh, não bộ xử lý và phân tích nhanh hơn nhiều so với các loại thông tin khác. Ngoài ra, hình ảnh còn vượt qua rào cản ngôn ngữ. Hầu hết trẻ em học bất kỳ ngôn ngữ nào đều dựa trên việc phân tích hình ảnh sự vật để hình thành khái niệm.
3. Áp dụng vẽ sơ đồ tư duy vào học tiếng Nhật
Dựa trên những nguyên tắc trên, bạn hoàn toàn có thể tự tổng hợp kiến thức tiếng Nhật sáng tạo và thú vị. Thử vẽ sơ đồ tư duy với nội dung chính là từ vựng chủ đề Nhà ở nhé!
Bước 1: Xác định từ khóa chính.
Rút gọn chủ đề mà bạn muốn vẽ chỉ còn ý chính, không thể thiếu được để gợi nhớ chủ đề. Chẳng hạn bạn muốn tổng hợp các thể của động từ thì từ khóa chính sẽ là Động từ, còn đối với chủ đề từ vựng Nhà ở thì “nhà ở” いえđóng vai trò là từ khóa chính.
Bước 2: Vẽ từ khóa chính ở trung tâm và hình ảnh liên tưởng.
Đặt giấy nằm ngang và viết từ khóa chính “nhà ở” いえ vào chính giữa tờ giấy. Hãy sử dụng bút màu sắc, chữ in hoa, nét đậm để nhấn mạnh chủ đề chính. Một hình vẽ liên tưởng tới chủ đề có thể bao quanh từ khóa hoặc ở bên cạnh từ khóa để kích thích trí nhớ. Mình sẽ vẽ thêm 1 ngôi nhà ở chính giữa.
Bước 3: Vẽ các nhánh phụ.
Từ hình ảnh trung tâm bạn vẽ ra các nhánh phụ với màu sắc khác nhau. Trên nhánh phụ 1 có viết từ khóa rồi rẽ ra nhiều nhánh phụ 2 hơn để bổ sung thêm thông tin ở nhánh 1. Trong chủ đề nhà ở mình sẽ chia ra:
-
Nhánh phụ 1: nhà bếp, nhà tắm, phòng ngủ, phòng khách
-
Nhánh phụ 2: các vật dụng thường có ở mỗi phòng (xoong, nồi, bát, đũa,…) & (vòi hoa sen, bồn tắm, bàn chải đánh răng,…) & (giường, gối, chăn, tủ,…) & (tivi, sofa, bàn, ghế,…)
Khi vẽ các nhánh thì hãy chú ý đến các nguyên tắc được đề cập ở phía trên nhé!
Trên đây là học tiếng Nhật siêu tốc qua phương pháp Mindmap mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều điều bổ ích đến cho các bạn đọc!
Ngoài ra, bạn có thể thử thêm một số phương pháp học tiếng Nhật khác cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei dưới đây!
>> Học tiếng Nhật theo phương pháp Pimsleur - cải thiện giao tiếp
Bạn đang muốn học tiếng Nhật để làm điều kiện xét duyệt tốt nghiệp, chuẩn bị đi du học, xuất khẩu lao động, tăng thêm cơ hội việc làm sau khi ra trường... Nhưng có quá nhiều trung tâm tiếng Nhật mọc lên như nấm, bạn không biết tin tưởng vào trung tâm nào? Theo dõi bài viết Review Trung tâm tiếng Nhật tốt nhất ở quận Thanh Xuân - Hà Nội dưới đây nhé!
hiennguyen
Việc ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi JLPT N3, N2 luôn là một nỗi lo lắng. Làm thế nào để ôn tập đúng hướng và hiệu quả khi chỉ còn hơn 3 tháng? Cần xây dựng lộ trình ôn tập như thế nào là hợp lý? Bài viết này, Kosei sẽ chia sẻ cho các bạn "Cách xây dựng lộ trình tự ôn thi JLPT N3, N2 - Cam kết đỗ", giúp các bạn tự tin đạt kết quả cao trong kỳ thi quan trọng này.
hiennguyen
Bạn muốn học tiếng Nhật nhưng không có thời gian cố định để học? Bạn muốn nâng cấp, trau dồi kiến thức nâng cao trình độ tiếng Nhật nhưng không có trung tâm nào gần khu vực nơi bạn sinh sống? Ngày nay Internet phát triển rộng rãi nên các website tự học tiếng Nhật ra đời ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu học tập và làm việc. Do đó, bạn vừa có thể cân bằng công việc và cuộc sống, vừa có thời gian để học tiếng Nhật. Hãy để Kosei giới thiệu cho bạn những website học tiếng Nhật tốt nhất hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Những ngày trước khi đi thi JLPT có thể coi là thời gian nước rút để ôn tập, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để mang trong mình 1 tinh thần sẵn sàng thật tốt. Thế nhưng bạn có chắc là mình đã chuẩn bị kỹ hết chưa? Hay vẫn còn thiếu sót? Kosei sẽ chia sẻ cho các bạn trước khi đi thi JLPT nên làm gì trong bài viết dưới đây thật chi tiết để các bạn tham khảo nhé!
hiennguyen
Mặc dù đã Kosei đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về việc: nên học ĐỌC - NGHE NGAY TỪ ĐẦU khi bắt đầu học N3, N2! Đặc biệt là ĐỌC HIỂU! Vốn dĩ là ĐỌC và HIỂU nên cần học cách phân tích câu, chia khung câu, học quy tắc dịch câu... để hiểu đúng. Hiểu đúng câu thì mới phân tích được chính xác. Bài viết dưới đây Kosei sẽ đưa ra cho các bạn bí quyết bứt phá điểm đọc hiểu N3, N2 giai đoạn cuối, các bạn cùng tìm hiểu với Kosei nhé!
hiennguyen