Khi nào dùng “は” khi nào dùng “が” ???
Hai trợ từ này nghe có vẻ đơn giản nhưng có bạn nào đã từng thắc mắc khi nào dùng “は” khi nào dùng “が” chưa ?? Chúng không đơn thuần là giống nhau đâu, cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Khi nào dùng “は” khi nào dùng “が” ???

Bạn thấy có vẻ như là “は ” và “が ” có thể dùng thay thế cho nhau mà ý nghĩa không thay đổi và người nghe vẫn hiểu được. Thực ra là người nghe vẫn sẽ hiểu, vì nếu bạn lược bỏ bớt trợ từ thì dựa vào nội dung người nghe vẫn phán đoán được nội dung nhưng thực tế thì vẫn có sự khác nhau.
Ví dụ, các bạn thử xem 2 câu sau:
(1) 私はケーキを食べました。 (2) 私がケーキを食べました。
Hai câu trên có vẻ như có cùng ý nghĩa, nhưng thực ra không phải. Câu (1) là một CÂU KỂ một sự việc nào đó. Còn câu (2) thường không đứng một mình, nó LÀ CÂU TRẢ LỜI cho một câu hỏi về chủ thể.
-
“は” dùng cho CÂU KỂ, CÂU TRẦN THUẬT
Ví dụ: 彼女はきれいですね。 Cô ấy đẹp nhỉ.
-
“が” dùng cho CÂU TRẢ LỜI của câu hỏi về chủ thể
Ở ví dụ đầu: (2) 私がケーキを食べました。
Câu (2) là CÂU TRẢ LỜI cho câu hỏi: 誰がケーキを食べましたか?Ai đã ăn bánh? 私がケーキを食べました。Là tôi đã ăn bánh.
Các ví dụ khác: 1. A: 高いですね。Đắt nhỉ? B: 何が高いですか?Cái gì đắt cơ? A: そのかばんが。Cái cặp đó đắt.
2. A: 誰が田中さんですか。Ai là anh Tanaka? B: その人が田中さんです。Người kia là anh Tanaka.
Đến đây có lẽ bạn đã thấy sự khác nhau của “wa” và “ga”. Ngoài ra chúng còn có sự khác nhau khác:
“は” dùng cho câu hoàn chỉnh và ga được dùng để tạo VẾ CÂU NHỎ HƠN.
“が” tạo nên vế câu dạng:
彼がしたこと Việc anh ta đã làm 顔がきれいな女性 Người phụ nữ có gương mặt đẹp
Để hiểu rõ , chúng ta xem câu sau:
田中さんがしたことを知っています。
Các bạn có dịch như thế này không:
Anh Tanaka biết việc đã làm.
Dịch như vậy là sai, phải dịch như sau:
Tôi biết việc anh Tanaka đã làm.
Trong tiếng Nhật, chủ ngữ được nhắc phía trên rồi thì thường được lược đi, hay nếu chủ ngữ là “tôi’ thì người Nhật cũng thường lược đi luôn, vì họ tự hiểu câu đó chủ ngữ là “tôi”. Câu đầy đủ của câu trên là:
(私は) [田中さんがしたこと] を知っています。
Do đó bạn có thể thấy 田中さんがしたこと chỉ là một vế câu, nó tạo nên một cụm có tính chất danh từ, làm đối tượng cho hành động “biết” của chủ thể “tôi” (mà đã được ẩn đi).
Bạn đã tổng hợp hết từ nghi vấn trong tiếng Nhật, tìm hiểu cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei qua bài viết sau nhé!
>>> Tổng hợp từ vựng nghi vấn cơ bản trong tiếng Nhật

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen