Liên từ chỉ quan hệ so sánh, chọn lựa
Chúng ta cùng tìm hiểu ngữ pháp tiếng Nhật về Liên từ chỉ quan hệ so sánh, chọn lựa các nhé! Hôm nay trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn một bài học khác về ngữ pháp tiếng Nhật liên từ.
Liên từ chỉ quan hệ so sánh, chọn lựa

1. Vる一方で、その一方で
- Nghĩa: mặt khác, ngược lại, trái lại, trong khi đó…
- Cách dùng: dùng khi muốn so sánh hai mặt mang tính đối lập của một vấn đề, nói cách khác là mặt phải- mặt trái của vấn đề đó.
- Ví dụ:
+ Ví dụ 1: この会社は高級レストランを経営する一方で、大衆的な食堂のチェー店も持ってる。
Công ty này một vừa kinh doanh nhà hàng cao cấp, vừa mở một chuỗi quán ăn bình dân.
+ Ví dụ 2: 効き目が早い一方で、持続力もある。
Thuốc này vừa có hiệu quả nhanh, vừa duy trì hiệu quả lâu dài.
2. むしろ
- Nghĩa: ngược lại, trái lại,…
- Cách dùng: dùng khi so sánh hai sự vật, sự việc với ý nói sẽ chọn sự vật, sự việc ở sauむしろthay vì sự vật, sự việc ở trước hay sự vật, sự việc ở sau tốt hơn, đúng hơn là sự vật, sự việc trước.
- Ví dụ:
+ Ví dụ 1:彼は天才というより、むしろ努力家だ。
Anh ta là người làm việc chăm chỉ thì đúng hơn là người có khả năng trời phú.
+ Ví dụ 2: 休日は遊びに行くより、むしろ家で寝ていたい。
Vào ngày nghỉ tôi muốn ở nhà ngủ hơn là đi chơi.
3. それとも
- Nghĩa:hoặc, hay là…
- Cách dùng: dùng để nối hai câu nghi vấn 「〜か、それとも、〜か」nhằm đưa ra câu hỏi lựa chọn giữa cái phía trước và phía sau.
- Ví dụ:
+ Ví dụ 1: コーヒーがいいですか。それとも、紅茶がいいですか。
Bạn muốn uống cà phê hay uống hồng trà.
+ Ví dụ 2: 次回の会合は来週にしましょうか。それとも再来週のほうがいいですか。
Cuộc họp tới nên tổ chức vào tuần sau hay vào tuần sau nữa nhỉ?
4. あるいは・または
- Nghĩa: hoặc, nếu không thì…
- Cách dùng:
+ Nối danh từ với danh từ, nhằm lựa chọn một trong hai. Là văn phong trang trọng của 「〜か〜」.
+ Nối hai câu nghi vấn, nhằm lựa chọn một trong hai. Là văn phong trang trọng của「それとも」.
- Ví dụ:
+ Ví dụ 1: 奈良へ新幹線、あるいは高速バスで行くことができます。
Chúng ta có thể đi đến Nara bằng Shinkansen hoặc xe buýt siêu tốc.
+ Ví dụ 2: 黒、または青のボールペンで記入してください。
Xin hãy điền vào đây bằng bút bi mực xanh hoặc đen.
Chú ý: mẫu câu 「Aも、あるいはBも」mang ý nghĩa “ cả A và B đều…” chứ không phải A hoặc B như trong ý nghĩa ở phần trên.
+ Ví dụ: 学校の先生も、あるいは両親もあの子には手を焼いている。
Cả thầy cô giáo ở trường và cha mẹ đều bó tay với đứa trẻ đó.
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu chủ đề:
>>> Liên từ chỉ sự bổ sung, giải thích thêm vào ( Phần 1)
>>> Học tiếng Nhật qua truyện cổ tích: Lũ quỷ nhỏ
>>> Học từ vựng tiếng Nhật qua cách giới thiệu một số địa danh nổi tiếng ở Hà Nội (Phần 1)

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen