Trang chủ / Thư viện / Học ngữ pháp tiếng Nhật / Ngữ pháp N2 / Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 22: Những mẫu câu dùng để đưa ra phán đoán, suy luận
Ngữ pháp N2

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 22: Những mẫu câu dùng để đưa ra phán đoán, suy luận

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 22: Những mẫu câu dùng để đưa ra phán đoán, suy luận. Cách nói đưa ra phỏng đoán vẫn thường xuyên cần sử dụng trong lối giao tiếp sinh hoạt. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn nhiều hơn!!

Học ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 22:

Những mẫu câu dùng để đưa ra phán đoán, suy luận

 

ngữ pháp tiếng nhật n2 bài 22

 

 1. ~とみえる

Ý nghĩa: Dựa vào chứng cứ thấy được để suy đoán điều gì đó

Cách dùng: Chủ yếu dùng khi nhìn vào tình hình, trạng thái của người khác để lấy đó làm chứng cứ suy đoán

Thể thông thường + とみえる

Ví dụ:

朝からパチンコに行くなんて、ずいぶん暇だとみえる

Từ sáng đã đi chơi pachinko như vậy, trông có vẻ khá là rảnh

あまり食べないところを見ると、うちの猫はこのえさは好きではないとみえる

Thấy nó hầu như chẳng ăn gì, trông có vẻ con mèo nhà tôi không thích đồ ăn này rồi

2. ~かねない

Ý nghĩa: Có khả năng kết quả không tốt sẽ xảy ra

Cách dùng: Sử dụng với ý nghĩa nếu suy từ trạng thái hiện tại thì có thể kết quả xấu sẽ xảy ra. Mẫu câu này nói rõ về nguyên nhân hơn おそれがある

Vます+かねない

Ví dụ:

うわさはどんどん変な方向へ発展していきかねない

Có khả năng tin đồn sẽ dần phát triển theo chiều hướng xấu.

大事なことはみんなに相談しないと、後で文句を言われかねませんよ

Chuyện quan trọng nếu không bàn với mọi người, sau đó có thể sẽ bị phàn nàn đấy.

3. ~おそれがある

Ý nghĩa: E rằng, có khả năng có chuyện xấu xảy ra

Cách dùng: Sử dụng với ý nghĩa có thể có sự việc không tốt xảy ra. Thường sử dụng trên thời sự, khi trình bày, thuyết minh.

Nの・Vる/Vない + おそれがある

Ví dụ:

今夜から明日にかけて東日本で大雨のおそれがあります

Từ đêm nay tới ngày mai, e rằng phía đông Nhật Bản sẽ có mưa lớn

今後インフルエンザが広い範囲に広がるおそれはないだろう

E rằng sau này dịch cúm sẽ lan ra phạm vi rộng

4. ~に違いない・に相違ない

Ý nghĩa: Từ chúng cứ có được để phán đoán chắc chắn. に相違ない là cách nói cứng hơn so với に違いない

Cách dùng: Đứng ở cuối câu, liền ngay trước đó là điều được phán đoán. Có trường hợp  có thể đi liền trước đó là thể thông thường + から như ví dụ dưới

Thể thông thường (N・Na -である) + に違いない・に相違ない

Ví dụ:

日本に1年住んでいるのだから、彼も少しは生活に慣れたに違いない

Đã sống ở Nhật Bản 1 năm, anh ấy chắc hẳn đã ít nhiều quen với cuộc sống ở đó rồi

彼があれだけ強く主張するのは、何かはっきりした証拠があるからに相違いない

Anh ấy khẳn định mạnh đến như vậy, chắc hẳn là đã có chứng cứ gì đó rõ ràng rồi.

5. ~にきまっている

Ý nghĩa: Nêu phán đoán chủ quan chắc chắn.

Cách dùng: Khác với に違いない là dựa vào chứng cứ để phán đoán, にきまっている là cách nói mang tính chủ quan, trực cảm, mang ý là dù là ai cũng sẽ nghĩ vậy

Thể thông thường (N・Na) + にきまっている

Ví dụ:

こんな派手な色のお菓子、体に悪いにきまっています

Thứ bánh kẹo màu sặc sỡ này, chắc chắn là có hại cho sức khỏe

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học tiếp bài 23 nhé các bạn: 

>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 23: Những mẫu câu đưa ra quan điểm, cảm tưởng theo chủ quan người nói

>>> Khóa luyện thi N2

>>> Tổng hợp tính từ N2 thường gặp (Phần 1)

>>> Tiếng Nhật giao tiếp theo chủ đề: Yêu cầu và lời khuyên

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị