Nhóm phó từ cận nghĩa: Phân biệt「おそらく」và「たぶん」
Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ cùng các bạn tìm hiểu bài học Nhóm phó từ cận nghĩa: Phân biệt「おそらく」và「たぶん」 nhé! Không phải là một thành phần câu mang ý nghĩa ngữ pháp cao, nhưng phó từ nếu được sử dụng một cách linh hoạt, đúng hoàn cảnh sẽ góp phần làm câu nói tự nhiên hơn rất nhiều.
Nhóm phó từ cận nghĩa: Phân biệt「おそらく」và「たぶん」

I. 「おそらく」: Có lẽ (dùng trong văn viết)
♦ Cách sử dụng:
-
Dùng trong cách nói suy đoán, thường kết hợp các mẫu câu suy đoán ở cuối câu như : 「・・・だろう」、「・・・にちがいない」 v.v… Tuy là cách nói suy đoán nhưng thể hiện cách suy nghĩ khá chắc chắn và có cơ sở.
-
Dùng trong văn viết, còn trong văn nói người ta hay dùng 「たぶん」、「きっと」。
♦ Ví dụ :
-
明日はおそらく雨だろう。 Ngày mai chắc hẳn trời sẽ mưa đấy.
-
台風12号は、おそらく明日未明には紀伊半島南部に上陸するでしょう。 Cơn bão số 12 có lẽ sẽ đổ bộ vào miền Nam bán đảo Ki-i sáng sớm mai.
-
ディズニーはおそらく世界最大級のエンターティンメント企業だろう。 Disney có lẽ là công ty giải trí lớn nhất thế giới.
II. 「たぶん」: Có lẽ (dùng trong văn nói)
♦ Cách sử dụng:
-
Cách nói suy đoán thể hiện có nhiều khả năng đúng.
-
So với「きっと」 và 「おそらく」 thì cách nói 「たぶん」 nhẹ nhàng hơn, ít độ chắc chắn hơn, hay sử dụng trong hội thoại thông thường.
♦ Ví dụ :
-
たぶん田中さんも来るでしょう。 Có lẽ anh Tanaka cũng sẽ đến.
-
ビデオでも見たけど、あれはたぶん故意だと思う。ただ、そういうことで怒ってしまった自分に対して駄目だなと思っている。 Tôi đã xem cả đoạn video nữa rồi nhưng tôi nghĩ nó là sự cố ý của ai đó. Nếu vậy thì đúng thật là vô nghĩa khi phải nổi khùng lên như vậy.
-
これでたぶん足りると思うけど、念のために、もう少し持っていこう。 Có lẽ ngần này là đủ, nhưng để cho cẩn thận ta cứ mang đi thêm ít nữa.
-
「世の中みんなバカばっかり」と思ったら、たぶん本当にバカなのは自分だ。 Cứ nghĩ thế gian toàn kẻ tầm thường nhưng có lẽ chính tôi mới thực sự là kẻ ngốc.
-
A. だいじょうぶでしょうか。 B. たぶん。 A. Được chưa nhỉ ? B. Có lẽ được.
Thực ra không có sự khác biệt quá nhiều về ý nghĩa giữa おそらく và たぶん, chỉ có khác một chút về sắc thái và các trường hợp sử dụng. Hãy trao đổi thêm với Kosei để thấy tiếng Nhật thật thú vị nhé!!
Cùng theo dõi những bài học ngữ pháp khác cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nha!!
>>> Ngữ pháp tiếng Nhật: Phân biệt 3 phó từ「必ず」、「きっと」、「ぜひ」
>>> Tổng hợp 15 tính từ tiếng Nhật chỉ cảm xúc, biểu lộ tâm trạng thông dụng

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen