PHÂN BIỆT CÁC PHÓ TỪ うっかり、つい、思わず
うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!
PHÂN BIỆT CÁC PHÓ TỪ うっかり、つい、思わず
1. うっかり: lỡ, vô ý, lơ đễnh,...
「うっかり」được sử dụng khi người thực hiện hành động gây ra lỗi lầm gì đó do bất cẩn hoặc nhầm lẫn. Bởi vậy hành động đó xảy ra 1 cách ngẫu nhiên, không có chuyện lặp lại.
Ví dụ:
財布を うっかり 落としてしまった。
=> Tôi đã lỡ làm mất ví rồi.
彼はその秘密をうっかりしゃべってしまった
=> Anh ấy đã buột miệng (vô ý, lỡ lời) nói ra điều bí mật này.
各駅停車に 乗らなければいけないのに うっかり 急行に乗ってしまった。
=> Đáng lẽ phải bắt chuyến xe dừng ở mỗi trạm nhưng tôi lại bất cẩn lên nhầm chuyến xe tốc hành mất rồi.
「うっかり」 là trạng từ nhưng cũng có hình thức động từ là「うっかりする」
Ví dụ:
うっかりして大変な間違いをしてしまった。
=> Vì bất cẩn mà tôi đã gây ra rắc rối lớn.
うっかりしてかごの小鳥を逃がしてしまった
=> Lơ đễnh để con chim trong lồng sổng mất
Thực tế trong tiếng Nhật người ta thường gọi những người hay làm sai và bất cẩn là「うっかり者」
2. つい : lỡ, bất giác, vô tình,...
「つい」được sử dụng như một trạng từ
Đa số các trường hợp sử dụng 「つい」 là khi đó là những hành động bất cản, nhầm lẫn hoặc theo thói quen, bản năng, không có chủ ý.
Nói cách khác dựa trên 1 tình huống nào đó mà lỡ thực hiện 1 hành động, rồi lại tiếp tục lặp lại hành động đó.
Ví dụ:
部屋が暖かいとつい眠くなる。
=> Phòng ấm nên bất giác tôi ngủ quên mất.
会議中に、つい方言が出てしまった。
=> Tôi đã lỡ dùng tiếng địa phương trong cuộc họp.
「つい」còn được sử dụng khi một người tình cờ làm 1 việc khác với những gì bản thân họ thực sự định làm.
Ví dụ:
彼女の料理はおいしいので、いつも つい食べ過ぎてしまう。
=> Thức ăn của cô ấy rất ngon nên lúc nào tôi cũng ăn nhiều hơn dự tính.
せめて今日だけは酒を飲むまいと思っても、つい飲んでしまった。
=> Tôi đã định ít nhất là trong hôm nay sẽ không uống rượu nhưng lại lỡ uống mất rồi.
Ngoài ra 「つい」còn được sử dụng khi nói về một việc mới xảy ra.
つい+ thời gian: cách đây....
Ví dụ:
つい先日、北海道に行ってきました。
=> Tôi mới đi hokkaido về cách đây một hôm.
つい1時間前に彼に会いました。
=> Tôi mới gặp anh ấy cách đây một tiếng.
3. 思わず
「おもわず」cũng là trạng từ, được sử dụng khi do 1 nguyên nhân nào đó mà hành động 1 cách vô thức, không phải do chủ ý của bản thân. Hành động này xảy ra trong tức khắc, không phải do ý chí của bản thân giống như là phản xạ có điều kiện vậy.
「おもわず」thường được sử dụng trong quá khứ.
Ví dụ:
彼はそのニュースを聞いて思わず泣き出した。
=> Sau khi nghe tin đó xong bất giác anh ta đã bật khóc.
びっくりして思わずコップを落としてしまった。
=> Vì giật mình nên tôi bất giác làm rơi cái cốc.
Trên đây là Cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず. Hi vọng, bài viết đã mang lại cho các bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích!
Xem thêm các bài viết liên quan khác cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei:
>>> Tổng hợp cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N4 về mục đích
>>> Từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành: Xuất nhập khẩu.

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen