Phân loại phó từ tiếng Nhật
Chào các bạn! Bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về Vai trò của phó từ tiếng Nhật. Quả thật, phó từ là một trong những thành phần linh hoạt nhất trong ngữ pháp tiếng Nhật phải không? Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ cùng các bạn tìm hiểu các cách thứ phân loại phó từ trong tiếng Nhật nhé!
Phân loại phó từ tiếng Nhật

I. Phân loại theo từ loại:
-
Phó từ vốn dĩ là phó từ như 「つねに」、「時々」、「とても」… 例:私は時々日本の漫画を読みます。
-
Tính từ làm phó từ như 「よく」、「はやく」、 「きれいに」(nguyên là các tính từ「よい」、「はやい」、「きれいな」、 đổi đuôi ~い thành ~く và đuôi ~な thành ~に). 例:明日は大切なテーストがあるので、早く寝てください。
-
Vừa là phó từ vừa là danh từ như 「ほとんど」、 「時々」、 「しばらく」… 例:ほとんどの原材料は日本から輸入されます。
-
Động từ làm phó từ như 「はじめて」、 「かえって」、 「きまって」(nguyên là các động từ 「はじめる」、 「かえる」、 「きまる」 đổi đuôi ở dạng ~て) 例:初めて納得を食べたけど、案外おいしかった。
-
Vừa là phó từ vừa là tính từ đuôi na như 「そっくり」、 「じゅうぶん」、 「わずか」… 例:そっくり返って歩いてください。
-
Vừa là phó từ vừa là động từ (nếu cộng thêm đuôi suru) như 「ちゃんと」、 「がっかり」. 例:彼女とちゃんと話さないことには、彼女の気持ちが分からないよ。
-
Vừa là phó từ vừa là danh từ vừa là tính từ đuôi na như 「たいへん」、 「ひじょうに」… 例:その絵が非常に美しいですね。
-
Từ tượng thanh và từ tượng hình làm phó từ như 「ぼろぼろ」、 「ぐるぐる」、「りんりん」… 例:ぼろぼろこぼしながら食べる。
II. Phân loại theo ngữ nghĩa:
Nếu phân loại theo ngữ nghĩa, hơn 400 phó từ tiếng Nhật có thể được được phân loại như sau :
-
Phó từ biểu thị thời gian và tần số như 「いつも」、「ずっと」、「ただちに」… 例:あなたをずっと愛しているよ。
-
Phó từ biểu thị mức độ và số lượng như 「ずいぶん」、「きわめて」、 「たいへん」… 例:兄弟でも性格はずいぶん異なる。
-
Phó từ biểu thị trạng thái con người về tính tình, thái độ, tình trạng sức khoẻ v.v… như 「さっぱり」、 「しっかり」、 「がっしり」… 例:ご飯とおかずをしっかり食べる。
-
Phó từ biểu thị động tác của con người như 「ぐっしゅり」、 「すやすや」、 「のろのろ」… 例:亀のようにのろのろ歩いた。
-
Phó từ biểu thị trạng thái của sự vật như 「つぎつぎ」、 「すらすら」、 「どんどん」… 例:日本のことがどんどん好きになった。
-
Phó từ biểu thị sự quyết đoán (cách nói phủ định, cách nói nghi vấn-phản luận) như 「ぜったい」、「けっして」、 「ぜんぜん」、 「なぜ」、「 どうして」… 例:絶対に頑張ります!
-
Phó từ biểu thị sự phán đoán, dự đoán, nhấn mạnh như 「かなざる」 、「おそらく」、 「そうも」、 「ほんとうに」、… 例:小犬は本当に可愛いですね。
Cùng tiếp tục chủ đề phó từ cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé!
>>> Nhóm phó từ cận nghĩa: Phân biệt「おそらく」và「たぶん」

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen