Tại sao người Nhật có hàm răng xấu điển hình
Xưa này ai cũng thắc mắc rằng sao người Nhật vóc dáng, làn da đẹp nhưng hàm răng cực kì thô và xấu.
Có người cho rằng do đặc điểm Nhật Bản là quần đảo, khí hậu lạnh, hay do cách ăn uống của người Nhật mà họ có hàm răng không mấy được ưa nhìn như vậy.
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bí mật thú vị này cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé!!!
Văn hóa người Nhật Bản
>>> Học tiếng Nhật qua bài hát Giá như anh ở đây
>>> Từ vựng tiếng Nhật chủ đề Nấu ăn

Tại sao người Nhật có hàm răng xấu điển hình
Theo như số liệu khảo sát thì tới 76% người được hỏi trả lời rằng người Nhật có hàm răng không đẹp ( hô, lệch, thưa, ..v…)
Trước những ấn tượng xấu đó thì người Nhật đã tiến hành nghiên cứu tìm ra lý do mà răng của Người Nhật đặc biệt là con gái Nhật lại xấu đến vậy.
-
Răng hô
Răng hô trong tiếng Nhật là Deppa (出っ歯). Nhìn chữ Hán thôi, các bạn cũng hiểu hình dáng của hàm răng Deppa rồi phải không? Deru (出る)và Ha (歯) chỉ hàm răng lệch ra ngoài. Nhiều người bảo là vì thói quen phát âm tiếng Nhật hay cách ăn uống của người bản xứ làm răng họ đưa ra. Thế nhưng, sở dĩ nhiều người Nhật có hàm răng như vậy là do cấu trúc xương đặc trưng của người châu Á.
So với người Âu Mỹ, cấu trúc xương đầu của người Nhật khác biệt rõ rệt. Nhìn theo chiều ngang, đầu người Âu Mỹ ngắn, rộng bề ngang và hướng xuống, vầng trán hẹp, mũi cao đưa ra trước . Còn đầu người Nhật nhìn dài hơn, trán không nhô ra mà gập vào trong, mũi thấp. Vì thế có cảm giác miệng người Nhật nói riêng, và người châu Á nói chung hơi nhô ra một chút.
Nhìn chung, cấu trúc xương đầu dài hay ngắn ảnh hưởng đến mức độ nhô ra của hàm răng cửa. Ước tính, có hơn 30% người Nhật hô răng.
-
Răng thỏ – Răng thưa
Nguồn gốc đặc điểm này là từ tổ tiên người Jumon sống lâu đời trên quần đảo Nhật Bản. Đặc điểm của người Jumon là da nâu, mắt hai mí và răng nhỏ. Sau người Jumon, dân tộc Yayoi từ bán đảo Triều Tiên đến với đặc điểm khác hẳn người Nhật cổ, đó là mắt một mí, da trắng, môi nhỏ và răng…to.
Hai đặc điểm đó hoà trộn, tạo nên người Nhật bây giờ. Thế nhưng chính sự kết hợp đó đã gây nhiều rắc rối về hàm răng cho người Nhật. Có hai trường hợp xảy ra đó là. Đặc điểm cằm hẹp của người Jumon cộng với kích thước răng lớn của người Yayoi đã tạo ra răng khểnh (八重歯-Yaeba) và răng mọc không đều (乱杭歯 – Ranguba) Còn khi Gen cằm rộng của người Yayoi kết hợp với Gen răng nhỏ của người Jumon đã khiến cho hàm răng người Nhật bây giờ trở nên thưa thớt (Răng thưa-スキっ歯).
Nhận thấy rằng, xu hướng răng thưa có phần phát triển hơn vì người Nhật hiện đại thừa hưởng di truyền từ người Yayoi mạnh hơn. Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại, vẫn có những người Nhật răng đều và đẹp, có lẽ vì họ không rơi vào tỉ lệ kết hợp Gen 3:7 (30% Gen người Jumon và 70% người Yayoi) như đa số.
Răng khểnh Răng khểnh tuy vẫn là loại răng mọc lệch nhưng lại được nữ giới Nhật Bản yêu thích vì nét duyên dáng, dễ thương. Răng khểnh gọi là Yaeba (八重歯). Đây được xem là biểu tượng của sự trẻ trung, hồn nhiên. Thậm chí, nhiều người tìm đến trung tâm nha khoa thẩm mỹ để yêu cầu dịch vụ gắn răng khểnh. Giá để gắn một chiếc răng khểnh vào là từ 400 USD.
Tuy sở hữu những hàm răng “không đẹp” nhưng tỉ lệ đi chỉnh hình răng của người Nhật chỉ chiếm 21.3%. Trong khi đến 50% số người Mỹ có hàm răng lệch lạc chấp nhận bỏ tiền ra chữa. Nguyên nhân có lẽ vì giá chỉnh răng ở Nhật khá đắt và nó không được bảo hiểm chi trả.
Thời đại ngày nay, người ta không còn gọi người Nhật là “Nhật lùn” bởi sức vóc vạm vỡ và chiều cao vượt trội hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, hình ảnh người Nhật răng hô, mắt hí thì vẫn còn bám rễ sâu đậm trong tâm trí hầu hết mọi người khi nhớ về Nhật Bản.
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu thêm những nét độc đáo khác ở Nhật Bản nhé: >>> Chiếc khăn có ý nghĩa gì đối với người Nhật?
Bạn biết gì chưa?? Khóa học HOT nhất năm 2019 của Kosei đã ra mắt: >>> Khóa học N3 Online

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen