Thiên Đường Sushi Nhật Bản (Phần 1)
Sushi đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng mà khi người nước ngoài nhắc đến hai chữ Nhật Bản đều nghĩ ngay đến "Sushi". Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các loại Sushi. Theo chân trung tâm tiếng Nhật Kosei đến với thiên đường Sushi nhé!
Văn hóa Nhật Bản
>>> Học từ vựng tiếng Nhật - chuyên ngành thực phẩm
>>> Từ tượng thanh, tượng hình tiếng Nhật: Hiện tượng tự nhiên (p1)
Văn hóa sushi Nhật Bản
Sushi Nhật Bản đã có lịch sử trên 100 năm, ngày trước để làm ra được món Sushi, người ta cần thời gian để lên làm lên men cơm và hải sản sống. Tuy nhiên ngày nay, giấm được sử dụng để rút ngắn thời gian lên men của hải sản và cơm, nhờ thế Sushi được coi như món Fast food của người Nhật Bản.
Tùy cách chế biến, trình bày mà Sushi được chia ra thành nhiều loại, và các nhà nghệ nhân Sushi ngày nay vẫn đang cố gắng tìm tòi và sáng chế ra những loại Sushi khác nhau nhiều hơn nữa.
1. Sushi Oshizushi là gì và ăn như thế nào?
Được gọi nôm na là sushi “ép”, loại sushi này cần dùng khuôn gỗ để làm. Với nhiều loại biến thể khuôn oshizushi không nhất thiết là hình chữ nhật dài, mà có thể là hình tròn, hình vuông…. Cá sống sẽ được để ở dưới đáy khuôn, sau đó cơm được phủ lên trên miếng cá, và sau đó chiếc “nắp” gỗ sẽ được dùng để ấn cơm xuống thật chặt cho dính vào miếng cá. Sau đó khuôn được tháo ra và miếng sushi to sẽ được cắt thành những miếng nhỏ hơn.
Sushi thường được sắp trên một đĩa nhỏ gồm 2 miếng cho một phần ăn, hoặc 6 miếng nếu là các loại maki, hoặc là 1 đĩa lớn tổng hợp nhiều loại. Khi ăn sushi, người ta thường chấm với xì dầu, ai thích thêm vị cay nồng thì hoà wasabi vào xì dầu.
2. Kiến thức về sushi Chirashizushi chuẩn Nhật
Đây là 1 suất sushi lớn, gồm một bát cơm sushi lớn, bên trên xếp đều các loại hải sản sống, nấm, rau. Có thể đựng trong bát nhỏ hơn với suất cá nhân, hoặc bát cỡ lớn với xuất gia đình. Cách ăn cũng khá đơn giản, không cầu kì như các loại Sushi khác, hoặc trộn cơm, hải sản, với nước tương để ăn trực tiếp, hoặc người ăn có thể lấy từng chút một, cuốn với lá rong biển và chấm vào nước tương rồi thưởng thức.
3. Sushi Inarizushi đơn giản và dễ làm
Có lẽ đây là loại sushi đơn giản và rẻ tiền nhất, bởi vì nó chỉ là cơm được nhồi vào bên trong 1 chiếc “túi” là đậu phụ rán (aburaage). Loại sushi này khi ăn cũng cho cảm giác khá thú vị, với vỏ đậu phụ dai dai nhai, hơi có vị chua một chút, hoà quện với cơm dẻo, thơm, vị chua dịu.
4. Sushi Makizushi bạn có biết?
Đây là loại sushi có dạng hình trụ, được tạo hình bằng việc sử dụng tấm mành tre để cuộn các nguyên liệu vào với nhau thành một hình trụ dài, sau đó sẽ dùng dao sắc để cắt thành những miếng ngắn hơn (thông thường là cắt thành 6 hoặc 8 miếng) vừa ăn. Loại sushi này thường được gói trong tấm rong biển khô (vì thế còn có tên gọi là norizushi), thỉnh thoáng trứngtráng mỏng, dưa chuột bào mỏng, lá tía tô cũng được dùng để thay cho tấm rong biển.
5. Sushi Futomaki:
Là loại maki “béo”, với cơm và nhân được gói bên trong tấm rong biển. Miếng sushi thường lùn hơn, đường kính lớn hơn (5-6cm). Phần nhân thường gồm nhiều loại nguyên liệu với những màu sắc khác nhau hoặc mùi vị bổ trợ cho nhau.
6. Sushi Hosomaki:
Là loại sushi “gầy”, với cơm và nhân được cuộn bên trong tấm rong biển. Phàn nhân thường chỉ là 1 nguyên liệu, phổ biến nhất là cá hồi, cá ngừ, dưa chuột, cà rốt, quả bơ.
6. Sushi Temaki các bạn biết không?
Đây là loại sushi hình nón với tấm rong biển cuốn bên ngoài, bên trong là cơm và các nguyên liệu sẽ được để lộ ra trông rất hấp dẫn. Temaki khá to nên phải dùng tay cầm ăn, không gắp được bằng đũa, và temaki thường được ăn ngay sau khi gói, vì tấm rong biển sẽ rất nhanh chóng bị ngấm ẩm và mềm ra khiến cho người ăn khó cầm. Vì thế, các bạn để ý là những miếng temaki được làm sẵn và bán theo dạng fastfood luôn có một lớp nylon bao lấy tấm rong biển, khi ăn chúng ta sẽ rút miếng nylon này ra.
7. Sushi Uramaki hấp dẫn cùng lớp trứng cá bên ngoài
Đây là loại sushi mà phần cơm sẽ ở bên ngoài, lá rong biển và nhân sẽ được cuộn vào bên trong. Vì cơm ở phía ngoài nên để chống dính và cho đẹp, ngon mắt hơn, miếng sushi sẽ được lăn qua lớp trứng cá, trứng tôm hay vừng.
8. Sushi Nigiri Nigirizushi hình dáng đặc biệt:
9. Sushi Gunkanmaki:
Đây là 1 dạng đặc biệt của nigirizushi, khi mà có thêm một miếng rong biển khổ cuốn xung quanh miếng cơm. Loại sushi này, phần topping thường được sử dụng là các loại trứng cá, nhím biển, …
10. Sushi Gunkanmaki:
Cũng là dạng nigirizushi nhưng được tạo dáng hình cầu. Bất kì loại topping nào cũng được sử dụng khi làm temarizushi, thậm chí là thịt nguội cho trẻ con hoặc hoa quả cho những người ăn chay.
11. Sushi Sugatazushi:
Kiểu sushi đặc biệt của loại này là sugatazushi: người ta dùng nguyên con cá, rửa sạch, lóc xương và nhồi cơm dấm vào trong, giữ nguyên hình con cá như ban đầu.
11. Sushi Narezushi:
Đây là loại sushi đặc biệt nhất và cũng … khó ăn nhất. Sushi ủ trong một thời gian dài cho lên men nên có mùi vị khá là … lạ . Thường thì người ta sẽ vừa ăn vừa uống rượu Sake.
- Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu thêm: >>> Văn hóa Kawaii trong ẩm thực Nhật Bản
- Bạn biết gì chưa?? Khóa học HOT nhất năm của Kosei đã ra mắt: >>> Khóa học N3 Online
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen