Tìm hiểu ý nghĩa của Quốc ca Nhật Bản
Trong số các bài hát quốc ca trên thế giới, quốc ca Nhật Bản là bài ngắn nhất với việc sở hữu vỏn vẹn 26 ký tự và ý nghĩa của Quốc ca Nhật Bản cũng rất đặc biệt. Hãy cùng Kosei tìm hiểu xem bài hát này có gì khác biệt so với những bài hát quốc ca của thế giới nhé!
Nguồn gốc lịch sử của Quốc ca Nhật Bản
Bài hát quốc ca của Nhật Bản có tên gọi là Kimigayo. Là bài hát dựa trên một bài thơ theo kiểu waka của Nhật, được sáng tác cách đây hơn 1000 năm có tên là Yamibito trong tập thơ Kokin waka shuu. Dựa theo phần lời của tập thơ cổ, Hiromori Hayashi - Nhạc công của Thiên hoàng đã viết lại phần lời vào năm 1880.
Năm 1893, bài hát này đã được Bộ giáo dục Nhật công bố là bài hát phải hát trong những trường học trong các ngày lễ. Nhưng sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật Bản bị kiểm soát và bài quốc ca bị cấm với các lý do liên quan đến chính trị.
Năm 1999 thì bài hát này mới được hợp pháp hóa và trở thành quốc ca của Nhật Bản, được ghi rõ trong Hiến pháp. Mặc dù được chính thức công nhận chỉ mới vài chục năm trở lại đây, nhưng xét theo lịch sử thì bài quốc ca đã ra đời từ thế kỷ thứ 10 với ý nghĩa tinh thần dân tộc cao cả của người Nhật.
Lời bài hát và ý nghĩa của Quốc ca Nhật Bản
- Lời bài hát:
君が代は (きみがよは) Kimiga yo wa Hoàng triều hạnh phúc vạn tuế của Người
千代に八千代に (ちよにやちよに) Chiyo ni yachiyo ni Xin Thiên hoàng hãy trị vì
細石の (さざれいしの) Sazare ishino Cho đến khi những viên sỏi bây giờ
巌となりて (いわおとなりて) I wao to narite Qua thời gian kết thành những tảng đá
Kokeno musu made 苔の生すまで (こけのむすまで) Với bề mặt cổ kính đầy rêu phong.
- Ý nghĩa bài hát Quốc ca Nhật Bản:
Ý nghĩa và nội dung của bài quốc ca này là lời chúc cho vương triều của Thiên hoàng Nhật Bản tồn tại mãi mãi. Vì thời điểm sáng tác bài hát này, Thiên hoàng là người có quyền lực cao nhất tại Nhật và tất cả mọi người đều tôn vinh ngài. Dù bài quốc ca này bị lên án với chế độ quân chủ cũng như các vấn đề về chiến tranh của Nhật Bản trong thời kỳ thế chiến thứ 2. Nhưng nó vẫn tồn tại và trường tồn đến hiện nay, trở thành bản quốc ca ngắn nhất trên thế giới cũng như mang những tinh thần dân tộc cao cả của người Nhật.
Tìm hiểu nghi thức hát Quốc ca Nhật Bản
Bài quốc ca Nhật Bản bắt buộc các học sinh ở trường học phải học và hát quốc ca. Ngay từ cấp 1, mọi trẻ em Nhật đều phải được học Kimigayo tại trường. Nhưng bài hát quốc ca này của Nhật không phải là bài đơn giản mà ai cũng có thể hát được như nhiều quốc gia khác. Bởi khi hát giai điệu sẽ phải cao lên dần và với những người có tông giọng thấp sẽ khó mà hát được lên cao.
Giống như Việt Nam, bài quốc ca của Nhật Bản cũng thường được hát vào sáng thứ 2 hàng tuần tại Nhật Bản. Đó cũng là một nghi thức quan trọng với mỗi người dân Nhật, nghi lễ thiêng liêng. Vào mỗi sáng đầu tuần khi bài quốc ca vang lên như một sự hùng hồn, thể hiện tinh thần yêu nước của người dân Nhật Bản với quốc gia của họ cùng với niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Bài quốc ca như là một lời nhắc nhở về trách nhiệm của mỗi công dân Nhật Bản đối với đất nước, tinh thần yêu nước của họ.
Quốc ca Kimigayo chỉ với 5 câu vỏn vẹn nhưng đã trở thành bài hát quốc ca ngắn nhất trên thế giới. Mặc dù trên thế giới có một số quốc gia cũng sở hữu những bài quốc ca khá ngắn, nhưng ít có bài nào chỉ có 32 từ. Chính vì điều này mà quốc ca của Nhật Bản đã được lọt vào danh sách bài quốc gia ngắn nhất tính theo số chữ cái đến hiện nay. Trước đây, bài quốc ca của Jordan là bài ngắn nhất, thế nhưng sau đó quốc gia này đã sáng tác thêm lời nên độ dài bài quốc ca của họ đã dài hơn và do đó Kimigayo trở thành bài quốc gia có số chữ ít nhất.
Trên đây là thông tin về ý nghĩa của Quốc ca Nhật Bản mà Trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều điều bổ ích đến cho các bạn đọc về văn hoá Nhật Bản.
Tin liên quan:
>>> 15 bài hát tiếng Nhật cho mùa đông
>>> 13 bài hát tiếng Nhật sẽ là xu hướng âm nhạc 2020
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen