Tổng Hợp Các Cách Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật Siêu Lợi Hại
Hãy cùng Kosei đi tìm cách học ngữ pháp tiếng Nhật phù hợp nhất nhé! Ngữ pháp tiếng Nhật được coi là một trong những phần thi dễ làm mất điểm nhất. Cũng bởi lý do tiếng Nhật có ngữ pháp phức tập và ý nghĩa sâu xa làm người học khó lòng nhớ kỹ.
Tổng hợp các cách học ngữ pháp Tiếng Nhật siêu lợi hại
Đối với bất kỳ một ngôn ngữ nào đều được liên kết với nhau bởi ba thành phần chính là “Chủ ngữ” , “Động từ” và “Tân ngữ”. Ngoài ra, để thêm thông tin những như tạo sắc thải của câu còn có thêm các thành phần như “trạng ngữ”,”Tính từ”, “Danh từ”, “Trợ từ”, “Để từ hỏi”, “liên từ”.... Và việc liên kết các thành phần theo một quy tắc để thể hiện ý nghĩa chính là ngữ pháp. Hay có thể hiểu rằng Ngữ pháp là quy tắc mà tất cả các thành phần của ngôn ngữ phải tuân theo. Chính như vậy mà đã tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của từng ngôn ngữ.
Như vậy, thì bạn đã thấy được tầm quan trọng của ngữ pháp đối với từng ngôn ngữ rồi đúng không!
1. Giới thiệu qua về ngữ pháp tiếng Nhật
Ngữ pháp tiếng Nhật cũng là một trong những nội dung quan trọng mà bất cứ ai học tiếng nhật cũng cần phải nắm chắc. Nếu bạn để ý sẽ thấy rằng Ngữ pháp lúc nào cũng được ưu tiên học trước và thời gian học cũng dài, dày đặc hơn so với từ vựng và Kanji. Đó cũng là lẽ dĩ nhiên, bởi học ngữ pháp mới có thể viết hay nói một câu tiếng Nhật hoàn chỉnh, kể cả là một câu đơn giản nhất.
Hãy bắt đầu từ ví dụ so sánh với tiếng Việt để hình dung ngữ pháp tiếng Nhật như thế nào nhé!
Nhìn sơ qua cũng đã thấy sự khác biệt rõ ràng giữa cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt và tiếng Nhật rồi đúng không?
Điểm đặc biệt để nhận biết cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật là động từ luôn được đặt ở cuối câu và ở giữa câu là sắp xếp các Danh từ trợ từ…. Ngoài ra, còn có Tính từ đứng cuối câu nữa. Nhưng nhìn chung so với tiếng Việt thì ngữ nghĩa của tiếng Nhật dịch ngược từ cuối câu. Người học cần đặc biệt chú ý điểm này nhé!
2. Những cấu trúc tiếng Nhật cơ bản cần phải nhớ
Là một trong những ngôn ngữ khó trên thế giới, thì ngữ pháp tiếng Nhật cũng phong ba bão tát không khác gì tiếng việt của chúng ta. Tuy nhiên, điều gì phức tạp cũng đều xuất phát từ những cái rất cơ bản. Dưới đây chính là cách học tiếng Nhật hiệu quả với 4 mẫu ngữ pháp trong tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật mà bất cứ ai học tiếng Nhật cũng cần phải học và ghi nhớ không từ thủa mới học.
2.1. Mẫu ngữ pháp cơ bản nhất, nhất, nhất!!!
Một mẫu câu ngữ pháp cơ bản phải được hình thành 3 phần: Chủ ngữ, Tân ngữ, Động từ. Với tiếng Nhật sẽ tương ứng:
Mẫu ngữ pháp này mang nghĩa “Anh/Cái gì/ Điều gì là….”
Đối với từng thành phần của mẫu ngữ pháp này mang nghĩa:
- は thường đứng sau Chủ ngữ và là một trong những dấu hiệu để xác định chủ ngữ trong câu.
- です luôn ở cuối câu và được coi là dấu hiệu một câu đã kết thúc. Ngoài ra thể hiện thái độ lịch sự của người nói với người nghe. Cũng có nhiều trường hợp, cuối câu không có です thì thường là cuộc hội thoại giữa những người thân thiết với nhau, không cần câu nệ. Ngoài ra đứng trước です sẽ là Danh từ hoặc tính từ.
Ví dụ: Tôi tên là A - 私は A です.
Cái này là cái bút - これはペンです.
Tham khảo một số bài viết sau cùng Kosei nhé!
>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N5 - Bài 13: Mong muốn cái gì, làm cái gì
2.2. Mẫu ngữ pháp thể hiện sự phủ định
Là một mẫu ngữ pháp đơn giản cũng không kém phần quan trọng. Nó cũng được cấu tạo gồm 3 thành phần:
Mẫu ngữ pháp này mang ý nghĩa “Ai/ Cái gì/ Điều gì không phải là…”
Ngoài những thành phần giống với cấu trúc ở trên thì chỉ có một điểm khác biệt là vị trí của です đã được thay thế bằng ではありません - là dạng phủ định của です.
Trong cuộc hội thoại có thể dùng じゃありません thay cho ではありません.
Có một điểm bạn cần lưu ý là đứng trước ではありません・じゃありません là danh từ hoặc cụm danh từ nhé!
Đây cũng là cách nói lịch sự đối với những người không quen thân. Nếu là đối với người thân, bạn bè cùng vai vế thì có thể nói ngắn gọn là ではない・じゃない (ではありません・じゃありません).
Ví dụ:
このはなは桜ではありません。 - Hoa này không phải là hoa Anh đào.
私は学生じゃありません- Vâng, tôi là người Việt Nam.
2.3. Dạng mẫu ngữ pháp Nghi vấn
Là mẫu ngữ pháp dùng để hỏi đối phương. có hai dạng câu hỏi là Dạng câu hỏi có - không và Dạng câu hỏi có từ để hỏi. Hai dạng này có cách thể hiện khác nhau nên bạn hãy chú ý để dùng đúng.
2.3.1. Mẫu ngữ pháp dạng câu hỏi Có - Không
Đối với dạng câu hỏi này thì thường trong câu đã nêu lên đầy đủ thông tin cần hỏi. Vì thế cấu trúc ngữ pháp cơ bản là khá giống với mẫu ở phần 2.1. Chỉ khác một điều là cuối câu có thê chữ “か”.
Chữ か cuối câu là dấu hiệu quả nhận biết đây có phải là một câu hỏi hay không. vì thế mà trong âm điệu khi nói sẽ nhấn mạnh chữ か cuối câu.
Ví dụ:
あなたはベトナム人ですか。 - Bạn là người Việt Nam phải không?
=> はい、ベトナム人です。- Vâng, tôi là người Việt Nam.
2.3.2. Mẫu câu hỏi có từ để hỏi
Cùng giống như trong tiếng Việt có các từ 6 từ để hỏi và tiếng nhật cũng giống như vậy.
Ngoài những từ nghi vấn ở trên, tiếng Nhật lại cho ta thấy được sự tinh tế và cẩn thận tỉ mỉ với các từ nghi vấn khác nữa mang tính cụ thể và lịch sự.
Và còn thêm vô số sự kết hợp của các từ nghi vấn với danh từ hay trợ từ tạo nên những từ nghi vấn đặc trưng, riêng biệt cho từng vấn đề.
Vậy một câu hỏi có từ nghi vấn cơ bản sẽ như thế nào!!!
Không thể thiếu か được đúng không. Bạn vẫn còn nhớ chức năng か của cuối câu đã được nhắc đến ở trên chứ. Ở đây chức năng cũng không thay đổi đâu nhé!
Ví dụ:
あの人はだれですか。- Kia là ai vậy?
私のかばんはどこですが - Cặp sách của tôi của đâu vậy?
2.4. Mẫu ngữ pháp miêu tả tính chất sự vật, sự việc
Nghe cái tiêu đề là bạn cũng biết điểm sáng nhất ở đây chính là TÍNH TỪ đúng không?
Trong tiếng Nhật có 2 loại tính từ: Tính từ đuôi い (Aい) và tính từ đuôi な (Aな). Đối với mỗi loại tính từ sẽ có cách chia khác nhau tuy nhiên chúng đều có chung một cấu trúc ngữ pháp là:
Tuy nhiên, mẫu câu hay gặp nhiều nhất lại chính là (Danh từ + が) + Tính từ+ です. Và có thêm một điểm cần đặc biệt chú ý nữa là Tính từ thường đi với trợ từ が.
Ví dụ:
Aさんはやさしいです - Bạn A rất hiền lành.
この家はドアが大きいです - Căn nhà này có cửa rất to.
3. Học ngữ pháp tiếng Nhật có khó khăn gì?
Hiển nhiên đối với một ngôn ngữ khó và sâu sắc về mặt ý nghĩa này tất nhiên, bạn sẽ gặp nhiều trắc trở trong việc chinh phục tiếng Nhật.
Thứ 1, Chính là sự thiên biến vạn hóa với sự kết hợp các cấu trúc, thành phần ngữ pháp với nhau. Dù có quy tắc nhất định, nhưng nó chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ. Trong khi đó việc dùng ngôn ngữ để thể hiện quan điểm, suy nghĩ của bản thân thì lại phức tạp và mở rộng hơn rất nhiều. Khi càng học lên cao, người học tiếng Nhật sẽ không thể tránh khỏi những câu văn ghép ý có khi dài đến 5-6 dòng và chật vật trong việc xác định cái chủ ngữ cũng khó mà thực hiện. Rồi thêm vào đó là phương pháp ẩn ý, ẩn chủ ngữ… càng làm người học trở nên mệt mỏi và chán nản.
Điều này cũng hiển nhiên với bất kỳ một ngôn ngữ nào. Kể cả là tiếng Việt của mình đấy nhé!
Thứ 2, Có rất nhiều ngữ pháp dịch nghĩa ra tiếng Nhật thì y hệt như nhau. Có khi còn có thể dùng thay thế cho nhau trong nhiều tình huống. Hay cùng một mẫu ngữ pháp nhưng ở mỗi cấp độ lại có nghĩa khác nhau. Điều này, rất dễ làm con em hiểu nhầm và loạn thành một đống kiến thức với nhau. Để khắc phục được nhược điểm này thì bạn cần phải hệ thống lại kiến thức một cách rõ ràng và chi tiết nhé!
Thứ 3, Là một ngôn ngữ có sự tỉ mỉ và chi tiết nên nhiều khi một ý nghĩa mà cũng có thể chia nhỏ theo nhiều nhánh nghĩa. Chính vì thế, nếu bạn không thật sự tỉ mỉ học một cách nghiêm túc, hiểu rõ từng tận đến gốc rễ của ngữ nghĩa thì mới tránh được điểm khó này.
Có thể sẽ còn nhiều rắc rối và khó khăn nữa, nhưng tùy vào từng người mà có thể tự mình tìm được cách khắc phục điểm khó.
4. Phương pháp học ngữ pháp tiếng Nhật hiệu quả
4.1. Học ngữ pháp tiếng Nhật bằng cách nghe
Nghe thì có vẻ hơi lạ khi sử dụng phương pháp nghe để học ngữ pháp tiếng Nhật. Tuy nhiên, việc nghe tiếng Nhật thường xuyên chắc chắn vẫn sẽ giúp bạn ghi nhớ các mẫu ngữ pháp tốt hơn.
Sử dụng kết hợp với bản scripts
Scripts là văn bản ghi nội dung mà tập tin âm thanh phát, tức là tất cả lời của người nói sẽ được ghi lại bằng chữ. Điều này cực kỳ thuận tiện cho việc hiểu đoạn hội thoại, bạn có thể đối chiếu nội dung mình nghe được và nội dung gốc.
Sử dụng tài liệu học của bạn theo đúng trình độ mà bạn đang ôn là cách hiệu quả nhất khi áp dụng phương pháp này. Trong quá trình ôn thi JLPT, các bạn sẽ sẽ được học nhiều mẫu ngữ pháp khác nhau và thông thường, các mẫu ngữ pháp sẽ đi kèm với đoạn hội thoại. Sử dụng chính file nghe hội thoại đó để làm tài liệu nghe lặp đi lặp lại để ghi nhớ mẫu ngữ pháp mà bạn vừa mới học.
Lặp lại là chìa khóa học ngữ pháp bằng cách nghe hiệu quả
Bạn đã bao giờ từng nghe tới “Đường cong quên lãng” hay đường cong Ebbinghaus chưa? Nhà thần kinh học Herman Ebbinghaus là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích trí nhớ. “Đường cong quên lãng” là một biểu đồ thời gian để miêu tả “Sự suy giảm trí nhớ”, thể hiện mối quan hệ thời gian và thông tin mà não bộ nhớ được sau khoảng thời gian đó. Theo nghiên cứu của ông, cứ sau mỗi giây, mỗi giờ, trí nhớ lại giảm đi đáng kể. Sau 1 ngày, lượng kiến thức học được sẽ bị lãng quên lên tới 70%!!
Để khắc phục tình trạng nhớ nhớ quên quên đó, bạn phải lặp đi lặp lại nội dung kiến thức, cụ thể là mẫu ngữ pháp. Và nghe là một trong những cách lặp lại hiệu quả. Nghe nhiều lần kiến thức học, các mẫu câu sử dụng trong hội thoại không chỉ giúp bạn nhớ cấu trúc mà còn nhớ được cả tình huống sử dụng ngữ pháp, cực kỳ hữu ích cho cả giao tiếp nữa.
Chọn tài liệu nghe phù hợp
Bạn có thể lựa chọn tài liệu nghe theo cấp độ mà bạn đang theo học để ôn tập kiến thức.
Chẳng hạn như sử dụng ngay file nghe kaiwa trong giáo trình Minna no Nihongo để làm nguồn nghe và ôn tập những mẫu ngữ pháp trong từng bài.
>>> Bạn có thể tải về file nghe giáo trình Minna no Nihongo tại ĐÂY!
Hoặc sử dụng tài liệu dành riêng cho luyện nghe theo từng cấp độ như là sơ cấp, N3, N2 hay N1 đi kèm để học ngữ pháp tiếng Nhật hiệu quả
>>> Tải ngay giáo trình Soumatome Choukai cho cấp độ N3
>>> Chắc ngữ pháp N2, thêm nghe hiểu N2 ngon ơ nhờ giáo trình Shinkanzen Choukai N2
Học ngữ pháp tiếng Nhật bằng cách nghe là một phương pháp học ngữ pháp hiệu quả, bạn cũng sẽ không còn phải e ngại với phần thi Nghe hiểu trong đề thi JLPT nữa.
4.2. Học ngữ pháp tiếng Nhật bằng cách nói
Hãy kết hợp nghe và nói để học ngữ pháp tiếng Nhật nhé! Nếu nghe là một cách để tiếp nhận thông tin, tiếp nhận kiến thức thì nói là cách để bạn diễn đạt thông tin mà mình nghe được. Thông tin được tiếp nhận sẽ được xử lý trong não bộ và khi bạn sử dụng mẫu ngữ pháp mà mình được học bằng cách nói ra thì một lần nữa, thông tin được xử lý để trở thành thông tin đầu ra. Với việc xử lý thông tin nhiều lần như thế, chắc chắn bạn sẽ nhớ mẫu ngữ pháp nhanh hơn nhiều.
Phương pháp học nghe - nói theo Shadowing
Shadowing hiểu đơn giản là nói lặp đi lặp lại theo những gì mình nghe được. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng khi học ngữ pháp tiếng Nhật bằng cách nghe được đề cập ở trên. Với mỗi câu mà bạn nghe được trong đoạn hội thoại hãy lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bạn có thể lặp lại đúng cả ngữ pháp, từ vựng và ngữ điệu y hệt file nghe.
Luyện tập ngữ pháp bằng cách nói với bạn bè
Học ngữ pháp tiếng Nhật bằng cách nói còn giúp bạn luyện tập phản xạ giao tiếp hàng ngày. Với phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả này, hãy tìm một người bạn để cùng nhau tiến bộ. Lập nhóm và trò chuyện hàng ngày, sử dụng những mẫu ngữ pháp tiếng Nhật mà bạn đã học. Trông quá trình học, chính bạn và bạn bè của bạn chỉnh sửa phát âm hoặc cách dùng của mẫu ngữ pháp cho bạn. Một khi bạn đã tự tin sử dụng mẫu ngữ pháp một cách chủ động thì bạn càng nắm chắc kiến thức ngữ pháp tiếng Nhật.
4.3. Học ngữ pháp tiếng Nhật bằng cách đọc
Học ngữ pháp tiếng Nhật bằng cách đọc chắc chắn là một cách học ngữ pháp hiệu quả. Tuy nhiên, đọc cái gì cũng cực kỳ quan trọng. Bởi nếu bạn đọc một bài báo có quá nhiều từ mới hoặc các từ vựng chuyên ngành hoặc Kanji mà bạn chưa từng gặp bao giờ thì rất nhanh nản. Chưa kể các trình độ cao cấp lại có những mẫu ngữ pháp phức tạp để thể hiện các quan điểm, suy nghĩ logic, lập luận như những bài báo khoa học hoặc về vấn đề kinh tế, chính trị,... Điều này cực kỳ khó khăn đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật.
Vì vậy, Kosei sẽ gợi ý cho các bạn cách đọc sách báo để học ngữ pháp bằng cách đọc ngay sau đây!
Chọn nguồn đọc phù hợp với bản thân
Nếu bạn đang ở trình độ sơ cấp hoặc mới học tiếng Nhật cũng đừng ngại đọc tiếng Nhật nhé! Bạn có thể sử dụng Quyển chính giáo trình Minna kết hợp với phần Bản dịch để đọc hiểu các nội dung ở Quyển chính - vốn được viết hoàn toàn bằng tiếng Nhật.
Nếu bạn không thích đọc những nội dung nhàm chán trong sách thì hãy chọn những nội dung/chủ đề mà bạn yêu thích như là nấu ăn, âm nhạc, phim ảnh,... thì hãy chọn những website Nhật Bản bàn luận về những nội dung này. Như vậy bạn vừa có thể học từ vựng đa dạng chủ đề. Nhưng đối với cách này, bạn cần có từ điển để tra cứu từ vựng và ngữ pháp. Đặc biệt cần chú ý tới ngữ pháp được sử dụng trong câu, tránh trường hợp đọc lướt qua. Nếu bạn mới học tiếng Nhật thì lựa chọn những câu chuyện cổ tích dành cho thiếu nhi cũng không phải một ý tưởng tồi. Thử tham khảo tham khảo truyện đọc cho trẻ em ở: Ehonavi hoặc Hukumusume
Nếu bạn thích đọc báo hay các mẩu tin tức đơn giản, ngắn gọn thì hãy đọc ở Watanoc. Các bài viết còn được chia theo trình độ nên cực kỳ thuận tiện nhé!
Dùng bút vở hoặc ứng dụng để ghi chú
Khi đọc sách, báo hay đọc các bài viết tiếng Nhật trên mạng, nội dung bài viết rất phong phú và vì thế chắc chắn sẽ có những mẫu cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật mà bạn chưa từng gặp bao giờ. Bạn nên sắm cho mình một cuốn sổ nhỏ hoặc sử dụng app điện thoại để ghi chép lại những mẫu ngữ pháp mới này. Và cũng đừng quên ôn tập thường xuyên nhé! Chắc chắn lượng kiến thức ngữ pháp mà bạn trang bị cho mình sẽ tăng lên nhanh chóng và đây chắc chắn là cách học tiếng Nhật dễ nhớ hiệu quả!
4.4. Học ngữ pháp tiếng Nhật bằng cách viết
Viết là phương pháp để luyện tập sử dụng ngữ pháp tiếng Nhật một cách hiệu quả. Điều đầu tiên bạn có thể áp dụng cách này đó là làm bài tập trong sách.
Ghi chép ngữ pháp hiệu quả
Kosei tin chắc rằng nhiều bạn sẽ vừa nhìn mẫu ngữ pháp trong sách vừa chép xuống vở của mình mà không nhận ra rằng đó là cách ghi chép kém hiệu quả. Hãy bắt đầu theo trình tự dưới đây để bạn tăng khả năng ghi nhớ kiến thức hơn nhiều lần nhé!
Đầu tiên, hãy đọc thật kỹ những mẫu ngữ pháp (có thể áp dụng với từ vựng, Kanji,...) và ghi nhớ tất cả các thông tin về mẫu ngữ pháp đó, chẳng hạn: cách sử dụng, các biến đổi động từ sang các thể, những từ hay đi kèm, ví dụ…
Khi bạn đã nhớ, bắt đầu ghi chép những thông tin mà bạn nhớ được lại vào vở.
Sau khi đã ghi chép hết hoặc không thể nhớ thêm, hãy quay lại từ bước đầu tiên rồi lặp lại ghi chép cho đến khi bạn cảm thấy mình đã ghi chép đủ thông tin.
Ghi chép theo cách này có vẻ sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn so với cách thông thường. Tuy nhiên, chậm mà chắc còn hơn học trước quên sau phải không nào!
Làm bài tập trong sách
Hầu hết, mọi cuốn sách phục vụ cho kì thi JLPT đều có mục bài tập để bạn có thể áp dụng những kiến thức vừa mới học, bao gồm cả kiến thức về từ vựng, Kanji hay ngữ pháp.
Luyện viết câu hoặc đoạn văn
Khi học xong mỗi cấu trúc ngữ pháp, bạn có thể viết ra những câu ví dụ sử dụng mẫu ngữ pháp vừa học. Như vậy, bạn không chỉ nhớ ngữ pháp mà từ vựng, Kanji cũng được luyện tập thêm 1 lần nữa.
Để tăng mức độ khó hơn, bạn có thể sử dụng kết hợp nhiều mẫu ngữ pháp trong bài để viết một đoạn văn có tính logic. Bạn có thể viết về bất kỳ chủ đề nào mà mình thích hoặc đơn giản là viết nhật ký hàng ngày bằng tiếng Nhật, kể về các sự việc diễn ra trong ngày.
Hi vọng thông qua bài viết về các cách học ngữ pháp tiếng Nhật siêu lợi hại này, bạn và Trung tâm tiếng Nhật Kosei đã nắm được trong tay bí quyết chinh phục ngữ pháp tiếng Nhật siêu rắc rối rồi nhé!!!
-----------------------
Tham khảo thêm nhiều bài viết chủ đề học tiếng Nhật thú vị khác nhé!!!
>>> Tổng hợp trợ từ trong tiếng nhật N5 đến N1
>>> Romaji là gì? Cách học tiếng Nhật Romaji dễ nhớ nhất!
>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 2: Những mẫu câu thể hiện quá trình thực hiện của hành động
>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Mẫu cấu trúc ngữ pháp với さえ và こそ