Văn Hóa Giao Thông Nhật Bản Như Thế Nào? Bạn Có Biết?
Nhật Bản là một trong những nước văn mình và phát triển mỏi mặt. Cụ thể văn hóa giao thông Nhật Bản phát triển không ngừng. Hãy cùng Kosei tìm hiểu về giao thông Nhật Bản như thế nào nhé!
Văn hóa giao thông ở Nhật Bản như thế nào?
Hiện nay, tại Nhật Bản, các phương tiện giao thông chủ yếu là tàu điện, xe bus, taxi, xe đạp. Những phương tiện giao thông nội thành và có giá thành tương đối rẻ. Để đi đến các thành phố khác có thể sử dụng thêm Shinkansen (tàu điện tốc độ cao), máy bay, tàu thuyền.
Các phương tiện giao thông ở Nhật có thể bị tạm dừng nếu thời tiết xấu, nhưng trường hợp này hầu như không có. Chỉ có xe bus và taxi hay bị ảnh hưởng bởi kẹt xe nên có sự chậm chễ, còn các phương tiện khác thời gian khá chính xác.
Một điều bạn cần lưu ý về văn hóa giao thông Nhật Bản đó là khoảng thời gian từ tối đến đêm, phương tiện giao thông sẽ giảm đi nhiều, không có xe bus. Nếu muốn đi lại thoải mái, tự do, mọi lúc mọi nơi và đảm bảo an toàn thì phương tiện duy nhất nên chọn taxi, nhưng giá taxi vào giờ khuya khá cao.
Quy tắc văn hóa giao thông Nhật Bản
Mỗi quốc gia đều có quy tắc riêng và Nhật Bản cũng vậy. Giao thông tại nước này cũng có quy tắc giao thông ở Nhật Bản bao gồm: cho người đi ô tô, người đi bộ, người đi xe đạp, xe máy, đi tàu điện, thang cuốn. Giao thông Nhật Bản đi bên nào? Hãy theo dõi tiếp nhé!
Quy tắc giao thông dành cho người đi ô tô
Người đi xe ô tô phải tuân theo sự chỉ dẫn của đèn giao thông, biển báo, ký hiệu chỉ dẫn trên đường. Nơi có biển báo nhất thời dừng lại thì phải dừng tạm thời và quan sát sự an toàn bên trái, bên phải. Ở vạch sang đường đang có người cố gắng băng qua thì phải dừng lại và cho người ta đi trước.
Đặc biệt trong lúc lái xe không được dùng điện thoại. Ở Nhật, tai nạn của người già ngày càng nhiều do đó khi nhìn thấy người cao tuổi phải thật lưu tâm.
Quy tắc giao thông dành cho người đi bộ
Quy tắc dành cho người đi bộ ở Nhật Bản là phải tuân thủ các tín hiệu đèn giao thông ngay cả khi đang vội. Với những nơi có vỉa hè thì người đi bộ phải đi trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi bên phải đường. Bạn không nên băng qua đường từ giữa các xe đang dừng và đậu.
Tất cả các phương tiện giao thông đều phải nhường đường cho người đi bộ, phải đảm bảo rằng người đi bộ đã lên vỉa hè an toàn rồi thì các phương tiện mới đi tiếp.
Quy tắc giao thông dành cho người đi xe máy, xe đạp
Ở Nhật Bản, nếu người tham gia giao thông bằng xe đạp và xe máy thì tuyệt đối không được trở thêm người, mà chỉ được phép đi một mình. Người đi xe đạp, xe máy phải đi phía bên trái đường, không chạy song song với xe khác.
Đi xe đạp vào buổi tối bắt buộc phải bật đèn hay gắn các thiết bị phản xạ khi di chuyển vào ban đêm và tuân thủ đúng các biến báo, tín hiệu.
Quy tắc giao thông dành cho người đi tàu điện, thang cuốn
Văn hóa giao thông Nhật Bản không chỉ được thể hiện ở cách các chủ phương tiện trực tiếp tham gia lái xe và những văn hóa ấy còn được thể hiện khi họ đi tàu điện, thang cuốn.
Khi sử dụng tàu điện là phương tiện để di chuyển, những người đứng chờ tàu điện đến đều phải xếp hàng dài ngay ngắn và đứng về hai bên để cho người trên tàu xuống.
Vào giờ cao điểm người Nhật không bao giờ chen lấn nhau hay tỏ ra khó chịu mà hầu hết khi đi tàu điện họ đều tranh thủ chợp mắt hay đọc báo. Tuyệt đối không ai trò chuyện hay ăn uống trên xe họ chỉ gửi tin nhắn thay cho gọi điện thoại.
Nếu vì gặp sự cố mà tàu điện đến trễ thì khách hàng sẽ nhận được thông báo và một lời xin lỗi rất chân thành và nghiêm túc từ nhóm lái tàu.
Những lưu ý khi tham gia văn hóa giao thông Nhật Bản
- Tay lái bên phải, di chuyển bên trái: Các phương tiện giao thông xe di chuyển về bên trái, và vô lăng lái xe sẽ đặt ở bên phải. Bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu lần đầu đặt chân tới đây, và điều này thì hoàn toàn trái ngược với Việt Nam.
- Nhất định phải thắt dây an toàn: Điều đặc biệt ở đây là có cả dây an toàn cho ghế phía sau. Nhớ đừng quên điều này kể cả khi bạn ngồi taxi nhé.
- Không bấm còi: Bấm còi ở Nhật không phải là vi phạm pháp luật. Nhưng nếu tùy tiện bấm còi thì sẽ gây phiền toái cho những người tham gia giao thông khác. Vì vậy, bạn sẽ hiếm khi nghe được tiếng còi xe như ở Việt Nam. Tất nhiên, những trường hợp nguy hiểm thì hãy nhớ bấm còi nhé.
- Khi tham gia giao thông, tuyệt đối không uống rượu, bia, chất có cồn. Hình phạt cho những người vi phạm quả thật không nhẹ chút nào. Có cả những trường hợp tước bằng lái xe vĩnh viễn đó.
- Lưu ưu tiên cho người đi bộ.
- Giữ im lặng khi đang ở trên các phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện hay tàu cao tốc Shinkansen.
- Nếu có gì thắc mắc hay lạc đường, hãy mạnh dạn hỏi nhân viên nhà ga nhé. Những nhân viên thân thiện ở đây sẽ luôn mỉm cười và nhiệt tình giúp đỡ bạn tới cùng đó.
Trên đây là những điều bạn cần biết về văn hóa giao thông Nhật Bản. Hi vọng bài viết của Trung tâm tiếng Nhật Kosei đã mang lại nhiều điều bổ ích đến cho bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Những nét độc đáo trong nghệ thuật chữ thư pháp Nhật Bản
>>> Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Nhật Bản mà bạn cần biết
>>> Phong tục đón Tết ở Nhật Bản có gì khác với các nước láng giềng châu Á?
>>> Khám phá những điều thú vị trong ngày tết trung thu tại Nhật Bản
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen