Văn hoá hát Karaoke ở Nhật Bản có gì đặc biệt?
Văn hoá hát Karaoke ở Nhật Bản rất đặc biệt, vì đây là một hình thức giải trí phổ biến tại Nhật Bản. Karaoke hiện đại ngày nay không chỉ phổ biến tại Nhật Bản mà còn được mở rộng trên khắp thế giới. Cùng tìm hiểu về văn hoá này nhiều hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc và ý nghĩa văn hoá hát Karaoke ở Nhật Bản

Nguồn gốc văn hoá hát Karaoke
Nguồn gốc của từ Karaoke trong tiếng Nhật không thể tách rời khỏi các quán bar. Những tưởng hát Karaoke ở Nhật Bản bắt nguồn từ các nước phương Tây nhưng hóa ra người khởi nguồn, phát minh ra lại là người Nhật.
Người sáng chế ra hát Karaoke chính là ông Inoue Daisuke một người Nhật sinh năm 1971. Vào năm ông 31 tuổi, ông là người chơi keyboard trong một câu lạc bộ. Văn hoá Karaoke ở Nhật lần đầu tiên được biết tới là ở một quán bar ở thành phố Kobe, Nhật. Khi đó, các hình thức giải trí âm nhạc chỉ gói gọn trong các quán bar, buổi trình diễn.
Khi có sự ảnh hưởng bởi xu hướng mới đến từ phương Tây, Karaoke thay đổi, bắt kịp. Các quán Karaoke được gắn liền với những phòng xông hơi, khách sạn, nhà hàng,... Ngày nay, các quán Karaoke được mở rộng khắp cả nước, phục vụ cho mọi đối tượng từ bình dân tới thượng hạng.
Ý nghĩa của việc hát Karaoke tại Nhật
- Tạo mối quan hệ thân thiết với mọi người.
Người Nhật cũng như người Việt thường đi hát Karaoke để thêm gắn kết mối quan hệ. Tạo cầu nối mật thiết với mọi người thông qua hoạt động hát Karaoke được hưởng ứng nhiệt tình. Tất cả mọi người Nhật coi Karaoke như một hoạt động giải trí bình thường không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

- Đem lại sự tự tin, bản lĩnh trước nhiều người.
Đây là cách để thể hiện bản thân, thể hiện bản lĩnh trước đám đông của nhiều người. Hát karaoke mang tới sự tự tin, dám thể hiện giọng hát của mình chứ không cần thiết phải làm một ca sĩ thì mới thể hiện.
- Giải trí tinh thần, đem lại sức khoẻ tốt hơn.
Chúng ta như được giải phóng năng lượng, giải tỏa stress thông qua hoạt động hát Karaoke.
Các quy định cần phải nắm bắt trong văn hoá hát Karaoke ở Nhật Bản

- Có các phòng riêng được đánh số thứ tự.
Khi vào bất cứ một quán Karaoke nào tại Nhật thì bạn cũng phải làm thủ tục đăng ký. Đa số các quán Karaoke đều có 2 quầy: 1 quầy dùng để đăng ký và 1 quầy kế cạnh là để thanh toán. Bạn cũng sẽ được nhân viên sắp xếp phòng theo số thứ tự.
- Thời gian hoạt động ở quán Karaoke.
Ở Nhật có những quán Karaoke mở từ 7h sáng. Đây là một điều khá kỳ lạ ở Việt Nam bởi chúng ta thường thấy Karaoke chỉ mở từ 9h sáng. Hơn nữa, có nhiều quán Karaoke tại Nhật mở 24/24. Trước khi bạn đặt quán thì cũng nên tìm hiểu trước về thời gian mở cửa và đóng cửa của quán Karaoke cân đối thời gian vui chơi, thư giãn.

- Không được tuỳ tiện hát bài hát của người khác.
Phần lớn người Nhật sẽ rất kỹ tính, cẩn thận nên việc hỏi người khác về bài hát mà họ muốn hát là điều vô cùng quan trọng. Bạn không nên tùy tiện hát bài hát của người khác mà chưa được sự đồng ý. Tất cả phải theo thứ tự, không được chen trước.
- Order đồ ăn và nước uống.
Bạn có thể order đồ ăn ngay trước khi vào phòng Karaoke. Ở trong phòng Karaoke thì đều trang bị điện thoại để nếu bạn có nhu cầu thì sẽ gọi nhân viên phục vụ. Các món ăn trong các phòng Karaoke tương đối đơn giản, là những đồ ăn nhanh.
Trên đây là thông tin về văn hoá hát Karaoke ở Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều điều bổ ích đến cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> 6 vị thần quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng Nhật Bản
>>> Khám phá những thành tựu của văn hóa Nhật Bản thời Edo
>>> Văn hoá Nhật Bản khi tiếp xúc với người Nhật
>>> 50 sự thật thú vị về văn hóa Nhật Bản có thể bạn chưa biết

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen