Văn hoá Nhật Bản khi tiếp xúc với người Nhật
Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa mang tính tập thể cao. Chính vì vậy nên việc tránh biểu lộ yếu tố cá nhân trở thành một hệ quả tất yếu. Khi giao tiếp, cần phải có văn hoá nhật bản khi tiếp xúc với người Nhật. Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ cho các bạn thấy những nét văn hoá đó nhé.
Văn hoá Nhật Bản
>>> Cách viết thư trong tiếng Nhật: Chào hỏi đầu thư
>>> Những thói quen làm việc đáng học hỏi từ người Nhật

Văn hoá Nhật Bản khi tiếp xúc với người Nhật
Khi người Nhật giao tiếp, họ tương tác dựa vào người nghe, lấy người nghe làm trung tâm và rất chú trọng làm thế nào để cho đối phương cảm thấy dễ chịu. Họ rất ít khi làm phiền người khác bởi cảm xúc riêng của mình, dù cho có chuyện buồn nhưng khi giao tiếp họ luôn mỉm cười.
Vậy khi chúng ta giao tiếp với người Nhật cần lưu ý những điểm gì?? Học hỏi văn hoá Nhật Bản nào cần cho giao tiếp.
1. Lần đầu tiếp xúc
Đối với người Việt Nam, khi chào hỏi, gặp nhau, mọi người thường bắt tay hay vỗ vai. Tuy nhiên, đối với người Nhật, giữ khoảng cách là điều rất quan trọng. Nếu không sẽ bị coi là xô bồ, gây khó chịu.
Hành động cúi gập người trước người khác rất được để ý và đầy hàm ý. Cúi gập người thấp hơn và lâu hơn là biểu hiện của sự tôn trọng.
Hãy coi đó là một tục lệ thông thường khi tiếp xúc với người Nhật, nhưng không nên bắt chước nếu không hiểu rõ hết các nguyên tắc. Một cử chỉ đơn giản là cái gật đầu vui vẻ là đủ thể hiện sự tôn trọng.
Khi giới thiệu về bản thân, người Nhật thường không giới thiệu tỉ mỉ về bản thân của họ như nghề nghiệp, nơi ở,… Và chúng ta cũng tránh hỏi những thông tin mang tính cá nhân riêng tư như tuổi tác, gia đình.
2. Trang phục
Nguyên tắc là sang trọng và hợp mốt. Người Nhật rất để ý và coi trọng chất lượng, đẳng cấp. Ăn mặc xuềnh xoàng bị coi là không tôn trọng họ. Bạn còn phải đặc biệt để ý đến đôi tất vì rất nhiều trường hợp không ngồi vào bàn để trao đổi mà ngồi thấp, phải cởi bỏ giầy.
Nhắc tới Nhật Bản không ai không nhớ tới trang phục Kimono truyền thống .
3. Tiết chế cảm xúc
Xin đừng bao giờ để sa vào tranh cãi với người Nhật.
Người Nhật không tranh cãi công khai. Nếu có chuyện gì thì xin bạn hay cố gắng che giấu suy nghĩ và ấn tượng riêng. Nói thẳng ra hoặc để cho người Nhật nhận thấy sẽ bị coi là không tinh tế.
4. Nói giảm nói tránh
Người Nhật Bản thường rất câu lệ về ngôn từ trong giao tiếp. Họ rất ghét và không bao giờ nói Không. Ngôn từ đều được kết hợp hài hòa để tránh hiểu lầm, xung đột từ đối tượng giao tiếp.
Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật hay nói quanh co hoặc nhẹ nhàng đưa ra gợi ý. Tuy nhiên, cũng có đôi khi họ nói thẳng ra ý kiến của mình rõ ràng nhưng cẩn thận để người khác không nổi giận.
Sự tự chủ của người Nhật giúp họ giữ bình tĩnh và không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Để lĩnh hội kĩ năng này, bạn cần phải lắng nghe kĩ từng từ người khác lẫn bản thân nói. Nhờ đó, bạn sẽ nhận biết những dấu hiệu xấu và thay đổi trước khi mọi chuyện trở nên xấu hơn.
5. Lời khen
Nói lời khen với người Nhật cũng nên hết sức cẩn thận.
Chẳng hạn như nếu khen – cho dù thật lòng – “Ông/Bà thuyết trình thật tuyệt vời” sẽ khiến người Nhật bối rối và hiểu nhầm là phê phán theo đường vòng. Ai muốn khen ngợi người Nhật Bản thì chỉ nên đề cập đến cái yếu kém của chính mình chứ không tán dương thành tích của người khác.
Khen ngợi người Nhật cách tốt nhất, lý tưởng nhất là xin họ một lời khuyên.
6. Điện thoại
Khi nói chuyện điện thoại, người Nhật thậm chí còn mỉm cười hoặc cúi người chào người bên kia, như thể đang đứng trước người đó vậy. Vì thế, bạn nên để người Nhật bỏ máy xuống trước, sau đó mới bỏ máy điện thoại, hoặc tắt máy của mình, để tránh bị coi là thiếu lịch sự hay không được chỉ bảo cặn kẽ.
Người Nhật thường giao tiếp với nhau như thế nào qua điện thoại?
7. Quà tặng
Không bao giờ được phép tặng người Nhật các món quà như dao, kéo và cái mở thư vì người Nhật coi những thứ đó là điềm báo hiệu chia tay, phân ly hoặc ly hôn.
Không được tặng tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn vì chúng bị coi là không tao nhã.
Không được phép mở món quà được tặng ngay trước mặt người tặng vì như thế sẽ bị coi là tham lam.
8. Trả tiền
Khi đi ăn, nếu bạn muốn là người trả tiền thì trước đó bạn hãy nói với người phục vụ. Không được tính cộng lại, kiểm tra con tính trên hóa đơn thanh toán.
Sa đà công khai vào chuyện tiền bạc như vậy bị coi là không tinh tế và tao nhã.
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tiếp tục khám phá: >>> Văn hóa Honne-Tatemae trong ứng xử của người Nhật

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen