Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Văn hóa Honne -Tatemae trong ứng xử của người Nhật
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Văn hóa Honne -Tatemae trong ứng xử của người Nhật

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Sau bài viết về văn hóa Uchi-Soto trong văn hóa ứng xử Nhật Bản, hôm nay trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ tiếp tục cùng các bạn tìm hiểu về một nét văn hóa khác của người Nhật, đó là văn hóa Honne -Tatemae.

Văn hóa Nhật Bản

 

>>> Ý nghĩa hoa Anh Đào

>>> Văn hóa Uchi-Soto trong ứng xử của người Nhật

 

 

 

Văn hóa Honne-Tatemae trong ứng xử của người Nhật

 

 

Văn hóa Honne-Tatemae trong ứng xử của người Nhật

 

 

Honne và Tatemae là 2 từ tiếng Nhật chỉ sự tương phản giữa cảm xúc thực sự của một người (本音 hon’ne “âm thanh thật sự”) và những hành động, ý kiến thể hiện ra bên ngoài (建前 tatemae, “dựng lên phía trước”).  

1. Honne có thể là điều trái ngược với thứ được mọi người mong muốn ở người nói, trong một tình huống cụ thể. Người nói thường giấu nó đi, ngoại trừ với những người thân thiết. Tatemae là điều được mọi người mong muốn ở người nói và được người nói thực hiện, có thể nó không trùng khớp với Honne. Honne và Tatemae có thể hiểu đơn giản bằng cách ví chúng như nội tâm bên trong và cách thể hiện bên ngoài vậy.

Việc phân chia honne–tatemae là một điều vô cùng quan trọng trong văn hóa Nhật Bản.

 

2. Tatemae không phải là cố ý bịa đặt, lừa dối, nói điều trái với suy nghĩ, sự thật. Người Nhật dùng tatemae như một phương thức ứng xử hàng ngày để không làm mất lòng người khác, duy trì mối quan hệ tốt. Chẳng hạn như khi người Nhật mời bạn đến nhà dùng trà vào buổi chiều, đến chiều muộn, họ sẽ hỏi bạn “Anh có muốn ở lại dùng bữa không?” Câu trả lời chúng ta nên đưa ra lúc này là “Cảm ơn nhưng tôi không thấy đói” Vì trong tình huống này lời mời ấy chỉ là một lời mời xã giao.

Hoặc một trường hợp khác, đàn anh trong trường rủ bạn đi chơi sau giờ học, bạn không muốn đi vì bạn có việc khác cần làm. Khi đó honne là “Tôi không muốn đi”, còn Tatemae là “Tôi rất muốn đi, nhưng tiếc là tôi có việc phải làm” Người Nhật có lúc cũng nhận ra được tatemae của đối phương, nhưng họ có thể hiểu và không cảm thấy bị xúc phạm. Bởi lẽ mục đích của Tateme là giấu đi cảm xúc của mình để tôn trọng người khác. Khi người Nhật không muốn làm đối phương cảm thấy phật lòng, có lúc họ sẽ nói một vài câu nói dối nhỏ vì điều đó.

Honne-Tatemae cùng với Uchi-Soto là hai nét văn hóa đậm chất Nhật Bản. Nếu có thể hiểu rõ và áp dụng tự nhiên trong cách ứng xử, bạn sẽ được đánh giá cao trong mắt người Nhật đấy.

 

Tiếp tục cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu các nét đẹp trong văn hóa của xứ sở Mặt trời mọc nhé!! >>> Nhật Bản – đất nước của các linh vật

Bạn biết gì chưa?? Khóa học HOT nhất năm 2019 của Kosei đã ra mắt: >>> Khóa học N3 Online

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị