Văn Hóa Nhật Bản Qua Cách Ngồi Seiza
Seiza là một cách ngồi truyền thống trên sàn tatami. Văn hóa ngồi Seiza Nhật Bản đã được công nhận là kiểu ngồi chuẩn mực nhất của người Nhật. Văn hóa ngồi Seiza Nhật Bản là gì và như thế nào?? Hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu nhé!!!
Văn hóa ngồi Seiza là gì?
Văn hóa ngồi Seiza (正座) còn được gọi là “Chính tọa”, nghe có vẻ thật hoành tráng và khá lạ lẫm với đa số người Việt. Đây là kiểu ngồi truyền thống và cũng là một trong những chuẩn mực về mặt phép tắc cho những sinh hoạt trên chiếu Tatami, được người dân Nhật Bản áp dụng từ xa xưa. Không ai biết kiểu ngồi Seiza ra đời chính xác vào thời gian nào, chỉ biết rằng nó trở nên phổ biến từ đời Shogun thứ 3 thời Edo.
Tuy kiểu ngồi này khá khó khăn và không thoải mái, thậm chí là đau đớn khi mới bắt đầu, nhưng công nhận rằng kiểu ngồi này đã góp phần hình thành những tính cách đẹp đẽ của người Nhật Bản và khiến nhiều người trên thế giới phải nể phục, tạo nét nhã nhặn, khiêm tốn, kiên trì,... Đây là kiểu ngồi vừa thể hiện sự tôn trọng với người khác vừa thể hiện sự kiềm chế của bản thân, dù đang ở trong một trạng thái gò bó mà vẫn giữ được sự bình tĩnh nhất có thể.
Văn hóa Nhật Bản qua cách ngồi Seiza như thế nào mới đúng?
Nói tới Seiza, nhiều người sẽ nghĩ đến một cách ngồi quỳ bình thường, nhưng thật ra nó lại có những quy tắc nhất định, thậm chí là có cả quy tắc khi đứng lên nữa. Qua nhiều lần thay đổi, Seiza đã có được một kiểu ngồi chính thức như bây giờ.
Cách ngồi Seiza Nhật Bản
- Đầu tiên, quỳ gối xuống chiếu Tatami. Theo người Nhật, nếu không có tatami thì chúng ta có thể thay bằng zabuton (đệm ngồi). Không nên ngồi trực tiếp trên tấm thảm hoặc ván gỗ sẽ làm chân bị đau nhức.
- Tiếp đến, kéo thẳng bàn chân, giữ gót chân ở dưới phần mông, hai ngón chân cái chồng lên nhau.
- Tay đặt lên trên đầu gối hoặc trên đùi một cách vừa phải.
- Luôn luôn kéo thẳng lưng để có một dáng ngồi đẹp nhất.
Theo truyền thống, con gái sẽ khép kín hai bên đầu gối lại, còn con trai có thể mở ra một chút. Cũng có trường hợp yêu cầu mở hai đầu gối thì có thể mở với khoảng cách là một nắm đấm.
Cách đứng
Khi đứng dậy, dùng tay hoặc đầu gối của mình trượt sang bên trái rồi mới từ từ đứng lên. Tránh đứng thẳng dậy luôn sẽ khiến tổn thương và làm đau nhức phần chân.
Ưu và nhược điểm của văn hóa ngồi Seiza
Ai lần đầu ngồi theo kiểu Seiza đều sẽ cảm thấy bị tê và gò bó vì toàn bộ thân trên của cơ thể đều dồn vào phần chân. Không chỉ người bình thường, việc tê chân cũng là một điều gây khó khăn cho cả các Samurai thời xưa. Khi bị tê, bạn đừng nên đứng lên ngay lập tức mà hãy duỗi thẳng chân một cách từ từ. Người Nhật nói rằng, cách duy nhất để cải thiện được tình trạng này là phải luyện tập ngồi thật nhiều. Vì vậy, việc luyện tập này cũng góp một phần kiên trì, nhẫn nại trong tính cách con người họ. Nhưng, kể cả khi bạn đã ngồi thành thạo rồi thì việc ngồi quá lâu vẫn khiến cho chân bị căng và trở nên tê hơn. Do đó, người Nhật có những mẹo nhỏ như luân phiên đổi ngón cái bên chân trái và phải với nhau giúp chân hết bị tê tạm thời.
Khi ngồi kiểu Seiza, điều quan trọng nhất là phải ngồi đúng tư thế lưng luôn giữ thẳng. Nếu ngồi sai, lưng bạn sẽ bị gù đi, dẫn đến những tư thế xấu sau này và chân bạn cũng bị đặt nhiều áp lực xấu lên làm chân bị căng, lúc đứng dậy sẽ dễ bị ngã, gây nhiều sự nguy hiểm.
Nhưng những lợi ích mà kiểu ngồi Seiza mang lại cho cơ thể và tinh thần thì nhiều vô kể. Nếu bạn ngồi đúng, nó sẽ giải phóng cho cột sống của bạn khỏi sự chèn ép của những chiếc ghế trong cả một ngày dài. Bạn cũng có thể ngồi một lúc vào buổi sáng sau khi thức dậy, nó sẽ giúp bạn điều hòa cảm xúc, khởi động não bộ và làm sáng khỏe đôi mắt. Và điều quan trọng nhất vẫn là có thể rèn luyện được tính cách kiên trì như người Nhật.
Văn hóa ngồi Seiza được áp dụng khi nào?
Thấy thì có vẻ trịnh trọng, nhưng Seiza lại được người Nhật áp dụng khá nhiều trong sinh hoạt hằng ngày. Thời xưa, kiểu ngồi này được các võ sĩ dùng để rèn luyện ý chí. Hay khi đến thăm nhà một ai đó, nếu được gia chủ mời ngồi thì người Nhật sẽ ngồi kiểu Seiza để thể hiện sự kính trọng.
Ngày nay, lối sống hiện đại ở Nhật Bản cũng kéo theo những quy tắc có phần dễ thở hơn cho những người trẻ. Họ không cần phải thi hành Seiza khi ở trong nhà mà có thể thoải mái ngồi bệt xuống sàn. Hơn nữa, ở những đô thị hiện đại như Tokyo, những căn nhà vẫn còn giữ lối kiến trúc truyền thống với chiếu tatami dần bị thay thế bằng những căn hộ kiểu Âu với bàn ghế cao. Vì thế mà kiểu ngồi Seiza cũng dần biến mất trong những gia đình hiện đại ngày nay. Đối với những sự kiện và hoạt động truyền thống mang tính chất trang trọng như Trà đạo, cắm hoa nghệ thuật Ikebana, thư pháp, chơi cờ vây,... người Nhật vẫn luôn áp dụng kiểu ngồi Seiza.
Ngoài ra, kiểu ngồi này cũng được dùng trong khi lắng nghe cấp trên, người lớn tuổi, người có địa vị,... để thể hiện lòng thành kính. Kể cả khi học tập, người Nhật cũng cho rằng ngồi kiểu Seiza sẽ giúp não bạn tập trung hơn để tiếp thu được những lời nói từ người khác.
Trên đây là những thông tin về văn hóa nhật bản qua cách ngồi Seiza mà Kosei cung cấp. Hi vọng, bài viết đã mang lại những điều bổ ích đến cho các bạn đọc về văn hóa Nhật Bản.
Chắc chắn bạn sẽ tò mò vì điều mà Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ chia sẻ sau đây:
>>> Văn hóa tiền boa ở Nhật Bản
>>> Học tiếng Nhật qua truyện cổ tích Củ cải không phải mài trắng
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen