Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Văn hóa tiền boa ở Nhật Bản?
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Văn Hóa Tiền Boa Ở Nhật Bản?

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Có lẽ đối với người Nhật Bản, quan niệm về đồng tiền hơi khác biệt so với nhiều nơi khác trên thế giới. Vậy cùng Kosei tìm hiểu xem về văn hóa tiền boa ở Nhật Bản vẫn hay thường thấy có hay không tại ở đất nước này không nhé!

Văn hóa tiền boa trong cuộc sống của người Nhật

văn hóa tiền boa ở nhật bản, tiền toa nhật bản, tiền boa ở nhật bản, văn hóa tiền boa

Tiền boa (hay tiền tip) cho nhân viên phục vụ tại các nhà hàng là việc hết sức bình thường và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng ở Nhật Bản, nếu bạn để lại một chút tiền boa cho nhân viên, họ có thể sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Nhưng khách hàng vẫn rất áy náy và muốn cảm ơn hay tỏ lòng trân trọng dịch vụ hoàn hảo mà mình được hưởng, họ đã nghĩ ra một cách để lại tip một cách hết sức sáng tạo và tinh tế.

Phải nói một câu công bằng đó là dịch vụ khách hàng ở Nhật Bản quá hoàn hảo, quá tuyệt vời đến nối mỗi vị khách đến Nhật bản đều muốn quay trở lại lần hai. Cách phục vụ nhiệt tình, tinh tế, tỉ mỉ của người Nhật làm cho khách hàng tuyệt đối hài lòng. Và với phương châm “ Khách hàng là thượng đế” thì người Nhật quả thật luôn tôn trọng và đối xử với khách hàng như vột vị Thượng đế thực sự.

Nhân viên ở Nhật Bản phục vụ khách hàng không phải vì để được boa hay nhận tiền thưởng từ khách hàng, mà là do người Nhật luôn luôn làm việc hết sức mình, với hết khả năng và trách nhiệm của mình để đảm bảo rằng khách hàng thực sự hài lòng về dịch vụ và sản phẩm của mình.

Có lẽ đối với người dân Nhật Bản, quan niệm về đồng tiền hơi khác biệt so với nhiều nơi khác trên thế giới. Họ coi tiền bạc là thành quả của lao động nên nếu bạn đưa thêm tiền ngoài giá niêm yết họ sẽ cảm thấy như mình bị xúc phạm vì cảm thấy như mình không được trả công đầy đủ nên mới cần thêm tiền boa.

Do vậy, những người Nhật làm dịch vụ sẽ không nhận tiền boa của khách hàng. Theo họ, làm hài lòng khách hàng là bổn phận, trác nhiệm của mình. Ngay cả các quán Nhật ở nước ngoài cũng không nhận tip của khách hàng. Cửa hàng Tokyo Diner ở thành phố London đề nghị khách hàng không boa tiền và bất cứ tiền thừa nào đều để dành cho người vô gia cư . Nhật Bản ở New York Riki gần đây quyết định không chấp nhận tiền boa và tăng giá trên thực đơn để trả lương nhân viên cao hơn.

Nhiều khi tiền bạc là nỗi sỉ nhục vì người Nhật nghĩ rằng cung cấp dịch vụ phải xuất phát từ tấm lòng chân thành. Nếu muốn thể hiện sự hài lòng với thái độ phục vụ và chất lượng dịch vụ của cửa hàng quay trở lại ủng hộ hoặc giới thiệu thêm nhiều bạn bè tới thưởng thức.

Nhưng người Nhật rất lịch sự và trân trọng những giá trị muốn thể hiện hơn nữa thái độ trân trọng của mình, nhưng lại không thể đưa tiền tip. Và đúng theo phong cách tinh tế, ý nhị và s người Nhật, họ để lại trên bàn ăn những món quà nhỏ bé rất cảm ơn và bày tỏ sự đánh giá cao, khích lệ người phục vụ. Đó được gọi là Origami Tip, những tác phẩm gấp giấy nghệ như chứa đựng tấm lòng của người gấp giấy. Khác với sự thực dụng của việc cảm ơn bằng tiền bạc, đây là nét đẹp trong văn hóa người Nhật, đầy chân thành và ấm áp.

Ở một số quốc gia khác, khi bạn đi siêu thị mà thiếu vài xu lẻ thì người bên cạnh có thể thoải mái đưa bạn và bạn cũng thoải mái mà nhận lấy và cảm ơn họ. Nhưng chuyện đó sẽ không có ở Nhật Bản. Người Nhật không thích làm phiền người khác, và đặc biệt tiền bạc lại còn là một vấn đề nhạy cảm. Ở Nhật, nếu muốn cho ai đó tiền, bạn nhất thiết phải ở vị trí cao hơn họ.

Nếu bạn đợi bằng được để lấy mấy đồng tiền lẻ trả lại khi đi mua hàng cũng chẳng có ai khó chịu hay cười bạn. Cho dù đó là tiền của bạn, bạn có quyền muốn làm gì với nó thì làm, nhưng thái độ được xem là sĩ diện và thiếu trân trọng tiền bạc đó sẽ bị đánh giá không tốt. Làm bạn đang thể hiện thái độ ngạo mạn với chính công sức mình bỏ ra và nếu không biết trân trọng cái nhỏ, bạn sẽ không thể tạo ra và những cái lớn hơn. Thế nên cách người Nhật đối đãi với tiền vừa cẩn trọng vừa là đáng để học tập.

Tham khảo:

>>> Ý nghĩa và nguồn gốc của văn hóa cúi chào của người Nhật

>>> Văn hóa Uchi-Soto trong ứng xử của người Nhật

>>> Văn hóa Nhật Bản qua cách ngồi Seiza

Khi nào tiền boa không bị người Nhật cho là thô lỗ?

Ở các nhà hàng, tiệm cắt tóc, taxi, combini... tiền boa đều không phù hợp, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ người Nhật vẫn gửi tip như một lời cảm ơn tới những người đã phục vụ, hỗ trợ mình.

- Tại các Ryokan, một người phụ nữ gọi là Nakai-san – nhân viên lữ quán – sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, chăm sóc mọi nhu cầu của khách trong suốt thời gian họ lưu trú tại đó. Khác với tip thường được tặng sau khi sử dụng dịch vụ, người Nhật sẽ gửi một phong bì đến Nakai-san như lời chào hỏi, đi kèm với câu “お世話になります” (Xin hãy chiếu cố) vào ngày đầu đến lữ quán, ngay sau khi Nakai-san hướng dẫn khách nhận phòng và cung cấp các thông tin cần thiết. Món tiền này được gọi là “Kokorozuke”.

- Để cảm ơn sự cực nhọc của các nhân viên vận chuyển, khuân vác, người thuê cũng có thể gửi phong bì Kokorozuke cho từng người.

- Người tổ chức, chụp ảnh, làm tóc, MC… cũng có thể là đối tượng để nhận tiền boa thích hợp.

- Tip còn có thể dành cho nhân viên công ty. Đây là một phong tục phổ biến trong các công ty Nhật. Khi bán được những đơn hàng lớn, một số tiền nhỏ sẽ được cho vào trong phong bì màu đỏ có in chữ “大入” (Ooiri) và trao cho nhân viên có liên quan để cảm ơn nỗ lực của họ.

Cách để đưa tiền boa ở Nhật Bản nhưng vẫn mang sự tế nhị cần thiết

Pochi-bukuro (ポチ袋)

văn hóa tiền boa ở nhật bản, tiền toa nhật bản, tiền boa ở nhật bản, văn hóa tiền boa

Là phong bì nhỏ dùng để đựng tiền mừng tuổi dịp năm mới, tiền boa hay tiền mừng. “ポチ - Pochi” trong phương ngữ Kansai nghĩa là một chấm hoặc vật nhỏ, cũng như thái độ khiêm tốn của người Nhật khi tặng quà cho người khác.

Kaishi (懐紙)

văn hóa tiền boa ở nhật bản, tiền toa nhật bản, tiền boa ở nhật bản, văn hóa tiền boa

Kaishi là một tập giấy người Nhật luôn mang theo bên mình vào thời Kimono vẫn là trang phục hàng ngày, và ngày nay nó có thể được sử dụng làm khăn giấy, giấy ghi chú... vô cùng tiện lợi. Bạn có thể xếp giấy Kaishi thành phong bì đựng tiền trong trường hợp không có sẵn Pochi-bukuro.

Trên đây là bài viết về văn hóa tiền boa ở Nhật BảnTrung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng, những thông tin này đã mang lại những điều bổ ích đến cho các bạn đọc!

Cùng tìm hiểu thêm những nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản dưới đây nhé!

>>> Văn hóa Nhật Bản với Kabuki

>>> Văn hóa Honne -Tatemae trong ứng xử của người Nhật

>>> Văn hóa cộng đồng của người Nhật

>>> Học tiếng Nhật qua bài hát Missing you

>>> Học tiếng Nhật qua truyện cổ tích  Hoàng tử hành phúc

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị