5 bất ngờ về Lễ hội Hina Matsuri truyền thống lâu đời ở Nhật
Lễ hội Hina Matsuri truyền thống có bề dày lịch sử lâu đời, dành riêng cho các bé gái. Nếu bạn là người yêu thích văn hóa, lễ hội Nhật Bản, chắc hẳn sẽ đoán được lễ hội này là gì. Hãy cùng Kosei tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Lễ Hội truyền thống lâu đời chỉ dành riêng cho bé gái - Hina Matsuri
Nguồn gốc
Lễ hội Hina Matsuri là một trong những lễ hội có nguồn gốc lịch sử lâu đời, từ hơn 1000 năm trước. Bắt đầu từ thời Heian (794 – 1185). Theo quan niệm của người Nhật, những con búp bê nhỏ giống như những hình nhân thế mạng. Sau khi các bé gái chơi những con búp bê đó thì chúng sẽ vứt xuống sông để mang theo những điềm không may hay những linh hồn tà ma ra khỏi các bé gái.
Được biết, ban đầu người ta chỉ làm những con búp bê bằng rơm để tượng trưng cho hình nhân thế mạng và ném chúng xuống sông chỉ mong những điều không tốt lành tránh xa những đứa trẻ.
Cho đến thời Edo, các nghệ nhân đã chế tác thành công những con búp bê đạt đến trình độ tinh xảo và người dân cũng không còn làm búp bê rơm để thả sông nữa mà thay vào đó là dùng búp bê để trưng bày trong ngày dành cho các bé gái. Cho đến ngày nay, người Nhật chọn ngày mùng 3/3 hàng năm để tổ chức lễ hội cầu chúc cho các bé gái gặp những điều tốt lành, được gọi là lễ hội Hina Matsuri.
Hina trong tiếng Nhật nghĩa là “Búp bê nhỏ”, vì thế tên gọi của lễ hội Hina Matsuri mà người Việt hay gọi là lễ hội búp bê hay lễ hội dành cho các bé gái. Ngoài ra, lễ hội này được tổ chức vào ngày 03/03 cũng là thời điểm bắt đầu mùa hoa anh đào nên lễ hội Hina còn được nhiều khu vực gọi là Lễ hội hoa anh đào.
Ngày nay, Lễ hội Hina Matsuri vẫn được tổ chức hằng năm và là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Nhật.
Hina Matsuri có gì và như thế nào?
Búp bê được coi là hình nhân thế mạng
Một phong tục truyền thống đã có từ lâu đời của Nhật Bản là thả búp bê trôi sông, đây được coi là một tập tục có liên quan đến tín ngưỡng bị ảnh hưởng từ Trung Quốc.
Người Nhật tin chắc rằng, những con búp bê đó sẽ mang theo tất cả những điềm xui xẻo, không may mắn thả trôi theo dòng nước, cầu mong điều tốt lành sẽ tới.
Hinadan – kệ trưng bày búp bê Hina
Vào ngày lễ chính, người Nhật sẽ làm các món ăn đặc trưng cho ngày này và mang búp bê Hina ra trưng bày tại nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà. Búp bê Hina sẽ được đặt trên một kệ gọi là Hina – Ningyo. Kệ này có đẩy đủ 7 tầng, mỗi tầng đều được thiết kế trang trọng và trải thảm đỏ, nếu là kệ loại nhỏ thì chỉ có 5 tầng hoặc 3 tầng mà thôi
Những món ăn trong lễ hội Hina Matsuri
Bên cạnh những con búp bê Hina độc đáo, trong lễ hội Hina Matsuri các gia đình còn làm rất nhiều món bánh truyền thống để mời khách trong những ngày này. Những món bánh và đồ ăn truyền thống rất được ưa chuộng trong suốt lễ hội. Có thể kể đến một số như cơm đậu đỏ Sekihan, rượu ngọt Shirozake , bánh dày Hishi-mochi và các loại bánh kẹo hình trái cây màu trắng, vàng, hồng tượng trưng cho sự tươi sáng của mùa xuân.
Phong tục thả búp bê rơm vẫn còn cho đến ngày nay
Ngày nay, phong tục thả búp bê rơm đã được hầu hết các địa phương bỏ đi trong ngày Hina Matsuri nhưng phong tục này vẫn còn đó. Nếu ghé chân tới một số nơi ở tỉnh Tottori sẽ thấy được phong tục này vẫn còn hiện hữu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con búp bê giấy, đặt trong những chiếc thuyền bện bằng lá hoặc rơm, sau đó được các bé gái mang thả trên sông.
Lễ hội búp bê Hina Matsuri là một lễ hội đặc trưng cho văn hóa tín ngưỡng của người Nhật với mong muốn cầu chúc những điều tốt lành đến với những bé gái.
Khám phá xứ sở hoa anh đào tại đây nhé!
>>> Phụ nữ Nhật hiện đại tự kết hôn với chính mình mà chẳng cần chú rể
>>> Mách nước cách làm Sashimi cá hồi tại nhà, chuẩn nhà hàng Nhật
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen