Chắc các bạn cúng đã biết cách sử dụng của によって ngữ pháp trong câu bị động để chỉ chủ thể của hành động rồi đúng không? Nhưng bên cạnh cách dùng đó によって còn có tận 4 cách dùng khác nữa đấy! Hôm nay trung tâm tiếng Nhật Kosei xin giới thiệu tới các bạn bài học 5 cách sử dụng của によって. Chúng ta cùng tìm hiểu về các cách sử dụng này để thấy tiếng Nhật phong phú đến nhường nhé!
5 cách sử dụng của によって
1. Nguyên nhân
-
Nghĩa: do, vì,…
-
Cách dùng: đi sau danh từ, diễn tả ý nghĩa “đó là nguyên nhân”, theo sau là kết quả.
-
Ví dụ:
+ 踏切事故によって、電車は3時間も遅れました。
-
Do vụ tai nạn thanh chắn tàu mà xe điện đến muộn 3 giờ.
+ 私の不注意な発言によって、彼を傷つけてしまった。
-
Do phát ngôn bất cẩn của tôi nên lỡ làm tổn thương anh ấy.
2. Chỉ chủ thể hành động trong câu bị động
-
Nghĩa: bởi…
-
Cách dùng: chỉ chủ thể hành động trong câu bị động. Tương tự như に(trong câu bị động) nhưng によってdùng khi động từ biểu thị ý sính sản ra một cái gì đó”, ví dụ như:設計する、作る、書く… và chủ thể thực hiện hành động đó là đối tượng được nhiều người biết đến.
-
Ví dụ:
+ この建物は有名な建築家によって設計された。
-
Toà nhà này do một kiến trúc sư nổi tiếng thiết kế.
+ その村の家の多くは洪水によって押し流された。
-
Có rất nhiều ngôi nhà ở làng này bị lũ cuốn trôi.
3. Phương pháp
-
Nghĩa: bằng cách, nhờ,…
-
Cách dùng: diễn tả ý nghĩa “lấy đó làm công cụ” , “bằng phương pháp đó”…
-
Ví dụ:
+ この資料によって多くの事実が明らかになった。
-
Nhờ tư liệu này mà nhiều sự thật đã trở nên sáng tỏ.
+ 給料をカットすることによって、不況を乗り切ろうとしている。
-
Người ta định vượt qua khủng hoảng kinh tế bằng cách cắt giảm lương.
4. Chỗ dựa
-
Nghĩa: nhờ, dựa trên,…
-
Cách dùng: đi sau danh từ hoặc nghi vấn từ để diễn tả ý nghĩa “lấy đó làm chỗ dựa”, “lấy đó làm nền tảng”
-
Ví dụ:
+行くか行かないかは、明日の天気によって決めよう。
-
Đi hay không đi, chúng ta sẽ quyết định dựa theo thời tiết ngày mai.
+試験の成績よりも通常の授業でどれだけ活躍したかによって成績をつけようと思う。
-
Tôi cho điểm dựa vào việc sinh viên đã tiến bộ thế nào trong các tiết học bình thường hơn là dựa vào thành tích kỳ thi.
Chú ý: 例によって、恒例によってlà kiểu nói đã được cố định có tính thành ngữ, có nghĩa là “giống như mọi khi”.
5. Trường hợp
-
Nghĩa: tuỳ,…
-
Cách dùng: mang ý nghĩa tuỳ thuộc vào sự việc ở vế trước mà sự việc, tình hình,… ở vế sau sẽ có sự thay đổi. Vế sau thường có様々、色々、違う、変える…
-
Ví dụ:
+人によって考え方が違う。
-
Tuỳ người mà cách suy nghĩ cũng khác nhau.
+ 明日はところによって雨が降るそうだ。
-
Nghe nói mai sẽ mưa ở tuỳ nơi.
Trên đây là cách sử dụng của によって mà Kosei biên soạn được. Hi vọng, bài viết đã mang lại cho các bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích!
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei đến với bài học ngữ pháp:

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen