Bánh trung thu Nhật Bản như thế nào? Có giống như ở Việt Nam không?
Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi “bánh trung thu của các nước trông như thế nào?” khi thưởng thức chiếc bánh trung thu tinh tế và đậm đà của người Việt. Để trung thu của bạn thật nhiều sắc màu và phong phú, Kosei sẽ giới thiệu đến bạn chiếc bánh trung thu Nhật Bản cũng như nguồn gốc của chiếc bánh này.
Lễ trung thu ở Nhật Bản như thế nào?
Là một nước thuộc nền văn hóa Á Đông, Nhật Bản cũng có tục lệ cũng trăng vào mùa thu. Tuy nhiên, Tết Trung Thu ở Nhật Bản rất khác so với Việt Nam. Nếu Tết Trung Thu ở Việt Nam chỉ tổ chức một lần thì Nhật Bản tổ chức Tết Trung thu đến hai lần. Một lần vào ngày trăng tròn giữa mùa thu gọi là Zyuyoga. Vào lúc này, người Nhật thường có tục lệ ngắm trăng gọi là Otsuki-mi. Lần thứ hai diễn ra vào ngày 13 tháng 10 được gọi là Zyusanya.
Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Nhật Bản dưới thời Heian. Ở thời kỳ này, Tết Trung thu thường được tổ chức để các giới quý tộc làm thơ, uống rượu, ăn bánh. Hiện nay, Tết Trung Thu ở Nhật Bản khá hiếm người làm thơ nhưng vẫn giữ lại những món ăn truyền thống. Chủ yếu là Tsukimi Dango.
Bánh trung thu Nhật Bản có giống của Việt Nam không?
Bánh trung thu Nhật Bản có rất nhiều hình dạng và phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng mà có những hình dạng khác nhau như hình tròn, hình dẹt, hình chữ nhật,… nhưng bánh hình tròn là phổ biến và được ưa chuộng nhất. Bánh này rất giống với mochi (loại bánh gạo của Nhật) và thường được dùng với trà.
Bạn có thể bắt gặp một chiếc bánh Tsukimi Dango với hình chú thỏ trắng rất đáng yêu hay chỉ là những viên bánh trắng ngà đơn giản. Chiếc bánh hình chú thỏ cũng được làm ra tương tự với cách làm bánh Tsukimi Dango thông thường nhưng được gắn tai, mắt cắt ra từ trái táo hoặc vẽ bằng màu. Nguồn gốc của chiếc bánh xuất phát từ việc dân gian nhìn thấy một chú thỏ ngọc giã bột làm bánh Tsukimi Dango trên mặt trăng.
Khác với bánh trung thu của Việt Nam và Trung Quốc, bánh trung thu của Nhật Bản không có nhân bằng trứng muối. Được bày biện thành một hình kim tự tháp trên khay gỗ và cùng với dưa hấu, hạt dẻ và đủ các loại hoa quả và loại cỏ susuki để làm nên một mâm cỗ cúng trăng truyền thống của người Nhật.
Cách làm bánh trung thu Nhật Bản đơn giản tại nhà
* Nguyên liệu:
- 100 g bột Shiratamako.
- 100 g bột Joushinko.
- 1/3 chén nước ấm (khoảng 90-100 ml).
- 2 muỗng canh đường (tùy chọn phù hợp với khẩu vị).
- Hương liệu khác: bột cà phê, bột dừa, ca cao, matcha và sữa bột có thể được thêm vào bột gạo để tạo ra mùi vị.
* Cách làm:
- B1: Cho 2 loại bột Shiratamako và Joushinko vào tô ( thau), sau đó cho khoảng 90ml nước ấm cùng đường vào, sau đó dụng tạy nhào, trộn đều khi bột mịn và dẻo.
- B2: Sau đó chia bột thành khoảng 24 phần, vo tròn, đều và mịn bề mặt thành 24 viên nhỏ như viên bánh trôi nước.
- B3: Sau đó bắt nồi nước lên bếp, khi nước sôi thì cho bột vào, khi nào thấy bột nổi lên mặt nước tức là bột đã chín thì vớt ra, cho vào thau nước lạnh cho nguội hẳn và vớt ra để khô nước.
* Lưu ý: khi trộn bột bạn có thể trộn cùng nước chanh leo, bột trà xanh, cacao, dừa để tạo màu và tạo hương vị.
- Sau đó bày ra đĩa theo hình tháp bánh để cúng rằm.
- Trước khi ăn, đem nướng sơ cho hơi giòn, rồi quết mật đường lên, ăn kèm với bột đậu nành hoặc bột đậu đỏ, rồi nhấm nháp cùng nước trà xanh hoặc hoa quả.
Trên đây là một số thông tin về bánh trung thu Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei đã cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Các loại bánh mochi ở Nhật Bản
>>> Khám phá món bánh Nhật Bản ngon trứ danh - Okonomiyaki
>>> Top 10 món ăn khó cưỡng tại xứ sở mặt trời mọc
>>> Top 3 cách làm món ăn Nhật tại nhà mùa dịch ngon như nhà hàng
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen