Bật Mí Nguồn Gốc Bí Ẩn Của 12 Con Giáp Ở Nhật Bản
12 con giáp chẳng còn xa lạ với chúng ta nữa. Thế nhưng bạn đã biết về nguồn gốc của 12 con giáp ở Nhật Bản chưa? Cùng Kosei tìm hiểu nhé!
Truyền thuyết về nguồn gốc 12 con giáp Nhật Bản
Thực chất, câu chuyện về nguồn gốc 12 con giáp Nhật Bản bắt đầu từ truyền thuyết. Truyền thuyết kể rằng: Vào ngày sinh nhật của Ngọc Hoàng. Ngài đã tổ chức cuộc thi cho tất cả các loài vật tham gia. Cuộc thi yêu cầu 12 con vật xem ai về đích trước tiên, chướng ngại vật là phải xuyên qua cánh rừng gỗ rậm rạp, băng qua một con sông rộng lớn.
Biết trâu khỏe mạnh và tốt bụng, mèo và chuột liền bàn cách lừa trâu, đó là cho chúng đi nhờ và hứa sẽ cho trâu thắng. Khi 3 con gần tới đích, chuột liền đẩy mèo ngã xuống nước và nhảy về trước trâu. Vậy nên, chuột cán đích đầu tiên đứng đầu 12 con giáp. Tiếp đến là trâu.
Mặc dù hổ là chúa tể muôn loài, mạnh mẽ là thế. Nhưng chỉ về đích thứ 3. Tiếp theo là thỏ về số 4.
Rồng biết bay nhưng chỉ về đích thứ 5. Rồng giải thích là mình phải làm mưa để dập tắt đám cháy trên đường.
Trong lúc ngựa sắp chạy về đích thì rắn trườn về phía trước. Ngựa hoảng loạn và cán đích sau rắn. Vậy là rắn xếp thứ 6 còn ngựa xếp thứ 7.
Dê, khỉ và gà là nhóm bạn thấy mình bé nhỏ, nên cùng giúp nhau trong cuộc đua. Do đó, Ngọc Hoàng vinh danh dê thứ 8, khỉ thứ 9 và gà thứ 10. Không lâu sau thì chó cũng cán về đích. Cuối cùng là lợn. Vì mải ham ăn sau đó ngủ một giấc, cũng may là lợn đã kịp về đích để chốt lại vị trí thứ 12.
12 con giáp trong tiếng Nhật là gì?
>>> Bạn có biết tên 12 con giáp trong tiếng Nhật đặt biệt như thế nào?
>>> Quan niệm về Hổ trong 12 con giáp và người tuổi Dần ở Nhật Bản
>>> Câu chuyện về đích thú vị của loài chó và suy nghĩ tuổi Tuất ở người Nhật
Thứ tự 12 con giáp ở Nhật Bản
Từ xa xưa, người Nhật đã có tư tưởng phân chia con giáp theo người Trung Quốc tương tự thành 12 con giáp. Theo thứ tự, ta có danh sách con giáp tại Nhật bao gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.
1. ねずみ (Nezumi): Tý (Chuột)
Quan điểm của người Nhật: Vui vẻ, xởi lởi, dễ gần, dễ mến nhưng hay lo vặt vãnh nên cũng dễ cáu giận. Học thức ít nhưng tự tin và tự trọng, thích làm đẹp, làm sang cho bản thân nhưng trong khuôn khổ cho phép. Tuổi chuột hợp với các tuổi khỉ, rồng, trâu, kị các tuổi rắn, chó và lợn, đặc biệt tối kị tuổi ngựa.
Quan điểm của người Việt: Người mang tuổi này rất duyên dáng và hấp dẫn người khác phái nhưng họ rất sợ ánh sáng và tiếng động. Người mang tuổi này rất tích cực và năng động nhưng họ cũng thường gặp lắm chuyện vặt vãnh. Người mang tuổi Tý cũng có mặt mạnh vì nếu chuột xuất hiện có nghĩa là phải có lúa trong bồ. Vì chuột là con vật sống về đêm nên giờ Tý bắt đầu từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng.
2. うし (Ushi): Sửu (Bò)
Quan điểm của người Nhật: Là người nhẫn nại, ít lời, không hay khoe mẽ về mình, do đó dễ tranh thủ được sự gíup đỡ của người khác. Tính nóng và cục tính. Chăm làm, khéo tay và quyết đoán, không chấp nhận, không nhún nhường kẻ cản trở họ. Làm ăn đối với họ là chính, tình cảm là chuyện thứ yếu nên họ khó lấy vợ. Tuổi hợp là tuổi chuột và tuổi gà, không nên lấy tuổi chó và kị nhất là tuổi lợn.
Quan điểm của người Việt: Trâu tượng trưng cho sự siêng năng và lòng kiên nhẫn. Năm này có tiến triển vững vàng nhưng chậm và một sức mạnh bền bỉ. Người mang tuổi Sửu thường có tính cách thích hợp để trở thành một nhà khoa học. Trâu biểu tượng cho mùa xuân và nông nghiệp vì gắn liền với cái cày và thích đầm mình trong bùn. Người mang tuổi này thường điềm tĩnh và rất kiên định nhưng rất bướng bỉnh. Giờ Sửu bắt đầu từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.
3. とら (Tora): Dần (Hổ)
Quan điểm của người Nhật: Là người nhạy cảm, đa tình có đời sống nội tâm cao nên thường do dự. Tuổi hổ trọng người ít tuổi, kị người cao tuổi hơn mình. Quả cảm kiên trì nhưng có vẽ ích kỷ, thiển cận, tuổi này giữ vía, ma quỷ cũng phải tránh đường, do đó người Nhật thường cầu mong trong gia đình có người tuổi hổ. Tuổi này hợp duyên với tuổi ngựa và rồng, khắc tuổi trâu, rắn và khỉ.
Quan điểm của người Việt: Những người mang tuổi cọp thường rất dễ nổi giận, thiếu lập trường nhưng họ có thể rất mềm mỏng và xoay chuyển cá tính cho thích nghi với hoàn cảnh. Cọp là chúa tể rừng xanh, thường sống về đêm và gợi lên những hình ảnh về bóng đen và giông tố. Giờ Dần bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ sáng khi cọp trở về hang sau khi đi rình mò trong đêm.
4. うさぎ (usagi): Mão (Thỏ)
Quan điểm của người Nhật: Là tuổi thành đạt, nhã nhặn, khiêm nhường, hiếu thảo, và giao thiệp rộng. Đời người may mắn nhưng hay ba hoa, được cái ba hoa đúng lúc, đúng chỗ. Ít cáu giận, dễ đi vào kinh doanh buôn bán. Tuổi này dễ khóc dễ cười, chăm học, chăm đọc xong ít tài năng đặc biệt. Rộng rãi trong giao tiếp nhưng bảo thủ, so đo. Hợp với tuổi chó, dê, lợn, khắc với tuổi chuột, gà và không hợp tuổi rồng.
Quan điểm của người Việt: Mèo tượng trưng cho những người ăn nói nhẹ nhàng, nhiều tài năng, nhiều tham vọng và sẽ thành công trên con đường học vấn. Họ rất xung khắc với người tuổi Tý. Người tuổi Mão có tinh thần mềm dẻo, tính kiên nhẫn và biết chờ thời cơ trước khi hành động. Giờ Mão bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ sáng khi mèo bắt đầu đi kiếm ăn.
5. りゅう (ryu): Thìn (Rồng)
Quan điểm của người Nhật: Khỏe mạnh, năng nổ, xốc vát, dễ bị khích bác, kích động, khó làm chủ bản thân. Vừa ương gàn vừa độ lượng nên dễ giàu và dễ được tiếng vang, dễ bị lôi kéo vào việc xấu. Tuổi này về già thì nhàn nhưng không kín miệng. Nên lấy người tuổi chuột, rắn, khỉ ,gà; tránh rồng, trâu, chó.
Quan điểm của người Việt: Con rồng trong huyền thoại của người phương Đông là tính Dương của vũ trụ, biểu tượng uy quyền hoàng gia. Theo đó, rồng hiện diện ở khắp mọi nơi, dưới nước, trên mặt đất và không trung. Rồng là biểu tượng của nước và là dấu hiệu thuận lợi cho nông nghiệp. Người tuổi Rồng rất trung thực, năng nổ nhưng rất nóng tính và bướng bỉnh. Họ là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, thịnh vượng và của hoàng tộc. Có một câu tục ngữ nói rằng “vào năm Thìn, mọi người phải dự trữ lương thực cho mình”. Vì vào những năm Thìn nạn đói kém thường xảy ra. Giờ Thìn bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ sáng.
6. へび (hebi): Tỵ (Rắn)
Quan điểm của người Nhật: Khôn ngoan, có ý chí, gặp may nhiều và dễ thành đạt. Thích loè loẹt, phô trương, ích kỷ và keo kiệt. Đa nghi nhưng khi cho tiền ai, thì cũng cho rất nhiều. Họ rất thích khen nịnh vì tuổi này có lãng mạn. Con gái Nhật cho dù tuổi gì cũng thích được một lần gọi là “mỹ nhân tuổi tỵ”. Họ hợp tuổi trâu, gà, xung khắc với hổ, lợn.
Quan điểm của người Việt: Người tuổi rắn nói ít nhưng rất thông thái. Họ thích hợp với vùng đất ẩm ướt. Rắn tượng trưng cho sự tiến hóa vĩnh cửu của tuổi tác và sự kế vị, sự phân hủy và sự nối tiếp các thế hệ của nhân loại. Người tuổi rắn rất điềm tĩnh, hiền lành, sâu sắc và cảm thông nhưng thỉnh thoảng cũng hay nổi giận điên cuồng. Họ rất kiên quyết và cố chấp. Giờ Tỵ bắt đầu từ 9 giờ đến 11 giờ sáng.
7. うま (uma): Ngọ (Ngựa)
Quan điểm của người Nhật: Vui tính, ba hoa, mồm mép và khá nổi tiếng và dễ được cảm tình. Giỏi kinh doanh, giỏi đoán ý đồ của người khác để “lựa lời mà nói”. Tuổi ngựa nhiều tài nhưng khó tính, cầu kỳ trong ăn mặc, cầu toàn trong công việc nên họ coi tình yêu là thứ yếu. Họ dễ bị lừa trong yêu đương cho dù họ rất thích độc lập sáng tạo. Họ hợp với tuổi hổ, dê, chó; kỵ tuổi chuột.
Quan điểm của người Việt: Người tuổi Ngọ thường ăn nói dịu dàng, thoải mái và rộng lượng. Do đó, họ dễ được nhiều người mến chuộng nhưng họ ít khi nghe lời khuyên can. Người tuổi này thường có tính khí rất nóng nảy. Tốc độ chạy của ngựa làm người ta liên tưởng đến mặt trời rọi đến trái đất hàng ngày. Trong thần thoại, mặt trời được cho là liên quan đến những con ngựa đang nổi cơn cuồng nộ. Tuổi này thường được cho là có tính thanh sạch, cao quý và thông thái. Người tuổi này thường được quý trọng do thông minh, mạnh mẽ và đầy thân ái tình người. Giờ Ngọ bắt đầu lúc giữa trưa khi mặt trời lên cao nhất (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).
8. ひつじ (hitsuji): Mùi (Cừu)
Quan điểm của người Nhật: Nhạy bén, tinh tế trong cảm xúc, cuồng nhiệt nhưng cũng dễ thất vọng bi quan. Dễ thích nghi với người mọi kiểu. Cuộc đời ít gặp may nhưng rất mộ đạo. Đời sống vật chất tạm ổn. Họ hợp với người tuổi mèo, lợn, ngựa; tránh tuổi chuột, chó, trâu.
Quan điểm của người Việt: Người mang tuổi Mùi thường rất điềm tĩnh nhưng nhút nhát, rất khiêm tốn nhưng không có lập trường. Họ ăn nói rất vụng về, vì thế họ không thể là người bán hàng giỏi nhưng họ rất cảm thương người hoạn nạn và thường hay giúp đỡ mọi người. Họ thường có lợi thế vì tính tốt bụng và nhút nhát tự nhiên của họ. Giờ Mùi là từ 1 giờ đến 3 giờ chiều.
9. さる (saru): Thân (Khỉ)
Quan điểm của người Nhật: Thông minh, hiểu biết, biết rộng nhưng không để tâm nhiều đến công việc. Nhớ thì làm, quên thì cho qua luôn mặc dù khi xử lý công việc thì khá nhanh. Dễ hoà nhập, quảng giao, trí nhớ tốt. Đường nhân duyên không lấy gì làm may mắn. Gặp tuổi chuột hoặc tuổi rồng thì tốt, gặp tuổi lợn, rắn thì kém may mắn, gặp tuổi hổ thì đại hoạ.
Quan điểm của người Việt: Người tuổi Thân thường là một nhân tài có tính cách thất thường. Họ rất tài ba và khéo léo trong các vụ giao dịch tiền bạc. Người tuổi này thường rất vui vẻ, khéo tay, tò mò và nhiều sáng kiến, nhưng họ lại nói quá nhiều nên dễ bị người khác xem thường và khinh ghét. Khuyết điểm của họ nằm trong tính khí thất thường và không nhất quán. Giờ Thân bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.
10. とり(tori): Dậu (Gà)
Quan điểm của người Nhật: Tuổi bận rộn, lo toan, tham công tiếc việc, việc gì cũng muốn làm mà dễ bi quan, thất vọng. Thích hoạt động xã hội. Tự tin nhưng lại ít tin người. Luôn luôn tỏ ra viễn vông, kỳ cục. Tiêu pha hoang tàn nhưng cũng có sao nói vậy. Họ hợp người tuổi trâu, rắn, rồng. Tránh tuổi gà, chuột, chó. Kỵ nhất là tuổi mèo.
Quan điểm của người Việt: Năm Dậu tượng trưng cho một giai đoạn hoạt động lao động cần cù siêng năng vì gà phải bận rộn từ sáng đến tối. Cái mào của nó là một dấu hiệu của sự cực kỳ thông minh và một trí tuệ bác học. Người sinh vào năm Dậu được xem là người có tư duy sâu sắc. Đồng thời, Gà được coi là sự bảo vệ chống lại lửa. Người sinh vào năm Dậu thường kiếm sống nhờ kinh doanh nhỏ, làm ăn cần cù như “một chú gà bươi đất tìm sâu”. Giờ Dậu bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ tối.
11. いぬ (inu): Tuất (Chó)
Quan điểm của người Nhật: Là biểu hiện tập trung mọi phẩm chất tốt của con người. Ngay thẳng, chân thành, biết mình, biết người, có đức tin và cao độ tin cậy cao. Đại lượng, không vụ lợi, tuổi chó ít giao du, sống kín đáo, bướng bỉnh và thẳng thắng, giỏi quản lý, giỏi hoạt động xã hội. Họ hợp người tuổi chó, tuổi mèo,ngựa; không hợp tuổi trâu, gà; kỵ nhất là tuổi rồng, dê.
Quan điểm của người Việt: Năm Tuất cho biết một tương lai thịnh vượng. Trên khắp thế giới, chó được dùng để giữ nhà chống lại những kẻ xâm nhập. Những cặp chó đá thường được đặt hai bên cổng làng để bảo vệ. Năm Tuất được tin là năm rất an toàn. Giờ Tuất bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ đêm, lúc này những người dân ở vùng nông thôn Việt Nam thường đi ngủ và giao nhà cửa lại cho những chú chó trông coi.
12. いのしし (inoshishi): Hợi (Lợn rừng)
Quan điểm của người Nhật: Kiên định, kiên trì, cuộc đời tuổi lợn mang tính mục đích rõ rệt. Ít bạn nhưng có tính sẵn sàng hy sinh vì bạn. Ít nói nhưng vẫn không biết giữ bí mật. Tuổi lợn không thích cãi vã. Đường tình duyên không thuận. Họ hợp người tuổi mèo, dê, tranh tuổi khỉ, đại kỵ tuổi rắn.
Quan điểm của người Việt: Lợn tượng trưng cho sự giàu có vì loài lợn rừng thường làm hang trong những khu rừng. Người tuổi Hợi rất hào hiệp, ga-lăng, tốt bụng và dũng cảm nhưng thường rất bướng bỉnh, nóng tính nhưng siêng năng và chịu lắng nghe. Giờ Hợi bắt đầu từ 9h đến 11h đêm.
Vậy là chúng ta đã biết về truyền thuyết về nguồn gốc 12 con giáp ở Nhật Bản và thứ tự của chúng mà Trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp rồi. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!
Hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật tin tức văn hóa Nhật tại đây nhé.
>>> Vị thế của chú Thỏ trong 12 con giáp và quan niệm của người Nhật về những người sinh năm này
>>> Bất ngờ 33 sự tương đồng ngày tết ở Nhật Bản và Việt Nam
>>> Ngạc nhiên với ý nghĩa đặc biệt của loài cá chép Nhật cúng ông Công ông Táo
>>> Học tiếng Nhật qua truyện cổ tích: 12 con giáp (十二支のはじまり)
>>> Đến đền Kasuga nhất định phải ghé chân “tận hưởng” những điều này
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen