Cách Học Kanji Tiếng Nhật Dành Cho Người Lười Hiệu Quả
Trung tâm tiếng Nhật Kosei mang đến cho các bạn cách học Kanji nói riêng và tiếng Nhật nói chung một cách nhanh và hiệu quả nhất nhé. Chắc chắn các bạn sẽ giỏi khi đọc xong bài cách học chữ kanji này đấy nha.
Cách học Kanji tiếng Nhật dành cho người lười
A: Cách học tiếng Nhật dành cho người lười
Chuyện lười luôn là một người khổng lồ cản trở bước tiến vươn xa của những ai đang muốn phấn đấu. Đấy không phải là câu chuyện của riêng ai cả hay trong bất kỳ lĩnh vực nào sẽ luôn luôn có sự hiện diện của “Lười” làm bạn nản lòng.
Trong việc học tiếng Nhật cái “lười” còn kết bè với cái “khó” làm cản trở bạn đến với con đường chinh phục tiếng Nhật. Lười có thể hiện diện bởi bất kỳ hình thù nào, bất kỳ lúc nào cũng luôn trực sẵn trong suy nghĩ như muốn khiêu khích, dụ dỗ…
Vậy làm cách nào để có thể chiến thắng được căn bệnh này đây???
Kosei chỉ cách cho bạn chiến thắng bệnh lười và vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp học hành tiếng Nhật nhé!
Tiếng Nhật - 1 trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới.
1. Hãy học khi bạn “muốn”
“Muốn” ở đây là gì? Là khoảng thời gian tích cực, bộ não có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng, học tập lúc nào cũng dễ nhớ, dễ thuộc.
- Khoảng thời gian 4h30 - 6h sáng: Đây không phải là thời gian ngủ đấy nhé! Đây chính là khoảng thời gian bộ não sau khi đã được nghỉ ngơi mà lại cực kỳ “ngoan ngoãn”, bảo gì nhớ đấy!!
- Khoảng thời gian 7h sáng - 10h sáng: ôn tập nhẹ nhàng các phần ngữ pháp dễ nhầm hay đọc hiểu tốn nhiều thời gian.
- Khoảng thời gian từ 14h - 16h30: học nghe và luyện nói Shadowing bởi đây là khoảng thời gian não bộ tập trung nhất.
- Khoảng thời gian 19h - 23h: Vừa học vừa chơi, học nhẹ nhàng cho tinh thần thoải mái.
2. Đường cong của lãng quên
Không phải lúc nào học xong cũng sẽ nhớ lâu và nhớ dai nếu bạn không thường xem xem lại hoặc nhắc lại sự việc đó.
Dựa theo lý thuyết Đường cong quên lãng đã được rút ra từ một thí nghiệm của Tiến sĩ Hermann Ebbinghaus- một nhà tâm lý học người Đức, tiến hành vào những năm 1880 đã nêu ra rằng “nếu bạn nạp thông tin mới mà không sử dụng, trong vòng 1 tiếng đầu, chúng sẽ rơi rụng đi một nửa. Sau 24 giờ, lượng thông tin thất thoát sẽ tăng lên tới 70%. Con số sau 1 tuần là 90%, nghĩa là hầu hết thông tin bạn học được đã biến mất khỏi bộ nhớ.”- Bạn cũng có thể kiểm chứng được điều này.
Để tránh trường hợp đó xảy ra, hãy học lại những kiến thức đó trước khi chúng mất đi và đảm bảo nhớ lâu hơn trước. Một kiến thức được lặp lại trước khi biến mất sẽ làm tăng mức độ đánh dấu ghi nhớ trong bộ não. Có thể xem lại kiến thức hoặc làm bài kiểm tra, luyện đề cũng là một cách để nhắc lại. Đó cũng là lý do vì sao bạn càng luyện tập, chăm làm bài tập nhiều thì sẽ nhớ lâu đấy!
3. Học theo cách bạn thích
Đã là sở thích thì học bao nhiêu lần, học lâu đến thế nào cũng luôn cảm thấy phấn chấn, thoải mái và rất ít bị áp lực phải không??? Nếu vậy thì sao không gắn nó với học tiếng Nhật nhỉ! Vừa học lại còn vừa chơi nữa mới vui.
Nếu bạn là một mọt phim thì rơi trúng ổ toàn phim hay mà lại có phụ đề Nhật nữa thì quá tuyệt! Bạn có thể tham khảo một số kênh phim phụ đề tiếng Nhật dưới đây như:
- BenkiTV- bao gồm rất nhiều phim bộ phim Nhật và anime có phụ đề tiếng Nhật giúp bạn luyện phản xạ nghe và đọc nhanh phụ đề. Ngoài ra còn hiển thị cấp độ tiếng Nhật mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn những bộ phim phù hợp.https://benkitv.com/
- Xem phim Nhật GYAO!/ ギャオ: https://gyao.yahoo.co.jp/ Trang này còn có có app và bạn có thể tải về máy và sử dụng bất kỳ lúc nào mình muốn.
- App Abema TV アベマティーヴィ cung cấp kho phim truyền hình, anime và các chương trình thời sự trên tivi và được phát lại https://abema.tv/
- 日テレTADA by 日テレオンデマンド, Kênh hội tụ đầy đủ drama, chương trình tivi… tha hồ lựa chọn https://cu.ntv.co.jp/
- Nếu bạn là fan lớn của Cô nhóc Maruko thì hãy vào ngay trang web này để xem được đầy đủ các tập phim này http://shirokanevnfs.info/index.php
Còn chuyên mục hát hò, nhảy múa cũng không thiếu các trang web, phần mềm hay video có phụ đề song ngữ cho bạn nhé! Có thể tham khảo tại các trang web hay app nghe nhạc thú vị như:
- Pipop: Ứng dụng nghe nhạc Nhật với kho đề video bài hát tiếng Nhật đầy đủ phụ đề Nhật - Việt và nhiều thể loại âm nhạc.
🔸 IOS: http://bit.ly/pipop_ios
🔸 Android: http://bit.ly/pipop_android
🔸 Website: https://pipop.net
- Hoặc theo dõi fanpage Trung tâm tiếng Nhật Kosei, có riêng một khoảng trời các bài hát có phụ đề Nhật và các video diễn thuyết tiếng Nhật với chủ đề thú vị
Trên Youtube có rất nhiều các Vlog của người Nhật cũng có cả phụ đề Nhật và việt mà bạn có thể luyện nghe hoặc tham khảo như.
- Hiro Vlog: https://bitly.com.vn/FvKUT
- おかじ/ okaji_Tiếng Nhật: https://bitly.com.vn/MEIdZ
Hiện nay Google cũng triển khai ứng dụng học ngoại ngữ trên Youtube có phần phụ đề tiếng Nhật rất hiệu quả với bất kỳ video tiếng Nhật nào. Bạn có thể cài đặt ứng dụng này vào trình duyệt Chomre của mình với link: https://bitly.com.vn/K9ng5
Nhưng để cân bằng giữa việc xem phim, nghe nhạc và học hành
Bước 1: Hãy bắt đầu luyện nghe trước bằng cách tắt phụ đề
Trong bước đầu tiên này, hãy sử dụng vốn kiến thức sẵn có của mình kết hợp với hình ảnh đã xem để cố gắng hiểu nội dung bộ phim, bài hát. Lúc này bạn sẽ hiểu được đại khái nội dung và diễn biến câu chuyện. điều này là sẽ trở thành gợi ý lớn để muốn hiểu rõ về bộ phim.
Tuy nhiên, cách này dễ làm người xem chán nản và mệt mỏi nếu bạn không thể hiểu được bộ phim muốn nói. Vì vậy bước đầu hãy thử với những bộ phim ngắn, thú vị, ít lời thoại khó nhé!
Bước 2: Ghi chép lại những từ nghe được
Với bước này bạn sẽ luyện nghe khả năng phản xạ và nắm bắt từ khóa trong từng câu chữ và hiểu được đại khái ý nghĩa của từng câu hát hay phân cảnh trong bộ phim.
Bước 3: Xem lại một lần có nhìn phụ đề tiếng Nhật để kiểm tra
Giờ là lúc tìm hiểu chi tiết của từng cấu trúc và so sánh với danh sách từ đã viết được ở bước 2. Có thể điều chỉnh tốc độ nghe để có thể nghe rõ được từng câu và chữ, sau đó dần dần tăng tốc độ nói lên đến khi bình thường.
Bước 4: Ghi chép những kiến thức đặc biệt và quan trọng
Khi xem phim hay nghe nhạc sẽ thường xuất hiện rất nhiều từ vựng chuyên ngành hay các từ cổ đậm chất văn hóa Nhật Bản. Nên hãy lưu lại và làm hẳn từ điển của riêng mình.
Bước 5: Shadowing
Hiểu rõ rồi thì thực hành ngay và luôn, lặp lại và nói đuổi để luyện phát âm đúng ngữ điệu và điều chỉnh tốc độ nói cho thuần thục. Có thể lúc đầu đọc chậm nhưng hãy cố gắng tăng dần tốc độ nói cho đến khi nói song song với video.
Hãy luyện tập thể hiện tài năng ca hát của bạn với một vài bài tủ chuẩn bị cho những cuộc vui hát hò trong các buổi tiệc với gia đình, bạn bè.
Vừa học và chơi và rèn luyện thêm nhiều tài lẻ sẽ là một trải nghiệm thích thú không gây cảm giác chán nản thì hẳn là cách học hiệu quả để chinh phục tiếng Nhật siêu khó rồi!!
4. Hoạt động nhóm, cùng học cùng chơi
Hiển nhiên rằng đây cũng được coi là một cách học mà mỗi người cần thực hiện. Bởi đây là thời gian vận dụng những kiến thức đã học trong sách vở đưa và cuộc sống hằng ngày, tự tạo lập môi trường học tập tự nhiên, ghi nhớ tự nhiên.
Bạn có thể tham gia các nhóm, Group học tiếng Nhật trên Facebook như:
-
Chinh phục 140+ JLPT N3 cùng Kosei: https://bitly.com.vn/1h4WQ.
-
Luyện thi JLPT: https://bitly.com.vn/yEqFn.
-
Tự học tiếng Nhật: https://bitly.com.vn/KD9kJ.
-
Để Học Giỏi Tiếng Nhật: https://bitly.com.vn/eV2eM.
5. Để cơ thể ghi nhớ tiếng Nhật theo bản năng
5.1: Ghi nhớ bằng cách viết tay
Ghi nhớ bằng cách viết là cách ghi nhớ theo hành động rất thích hợp cho việc ghi nhớ Kanji hiệu quả. Viết bằng tay nhiều sẽ làm cơ thể ghi nhớ hành động đó và khi muốn nhớ lại thì chỉ cần viết ra là được. Có những trường hợp do hầu như gõ tiếng Nhật bằng máy tính trong một khoảng thời gian dài, đến khi viết chữ bằng tay, người viết quên hẳn các viết chữ mặc dù nhớ âm đọc. Hãy học bằng cách viết tay nhiều hơn thay vì đánh máy, gõ chữ trên thiết bị công nghệ nhé!
5.2: Ghi nhớ bằng cách nói
Bạn có thường hay nói một từ hoặc một câu trong vô thức, không nhận ra, mà chỉ đến khi có người nhắc bạn mới biết. Đó chính là biểu hiện của ghi nhớ vô thức bằng cách nói. Nói nhiều lần một từ, hoặc thường xuyên sử dụng từ hoặc câu nói trong những tình huống nhất định sẽ tạo nên một phản xạ ghi nhớ và đến lúc cần dùng sẽ bật thốt ra theo phản xạ. Khá thích hợp khi ghi nhớ những cụm từ thể hiện sự cảm thán, hoặc mẫu câu mang tính chất điển hình trong các cuộc hội thoại, giao tiếp.
5.3: Ghi nhớ bằng cách nghe
Đây cũng là một cách ghi nhớ rất hiệu quả mà có hẳn 1 bộ giáo trình tiếng Nhật sử dụng phương pháp này. Chắc mọi người không xa lạ gì với bộ sách Mimi kara Oboeru ( tải file nghe https://kosei.vn/tim-kiem?key=mimi+kara+oboeru) rồi nhỉ! Ghi nhớ bằng cách nghe có một điều rất thú vị là có thể ghi nhớ cả khi không tập trung lắng nghe. Bạn có thể vừa làm việc nhà, đi trên đường, nấu ăn…. cũng có thể nghe để nhớ. Ngoài file nghe chuyên cho kiến thức tiếng Nhật, thì cũng có thể nghe các thể loại khác như phim, Tin tức thời sự, quảng cáo, ca nhạc…. đa dạng thể loại sẽ luôn duy trì được tinh thần học tập hơn. Ngoài kiến thức tiếng Nhật thì việc nghe nhiều sẽ giúp bạn học cách phát âm đúng và ngữ điệu chuẩn như người Nhật. Nhưng nhớ đảm bảo là người Nhật nói đó nhé!
Đối với kiến thức tiếng Nhật trên mọi cấp độ, các bạn có thể tìm kiếm rất nhiều trên Kênh Youtube Trung tâm tiếng Nhật Kosei: https://bitly.com.vn/XVPEl
Hoặc có thể xem thêm nhiều video, quảng cáo Nhật Bản thú vị, truyện cổ tích.. có sub song ngữ tại Fanpage Trung tâm tiếng Nhật Kosei https://www.facebook.com/NhatNguKosei/
B: Cách học tiếng Nhật cho người lười với từng kỹ năng
1. Bảng chữ cái
Điều này, đã được công nhận và khỏi phải bàn cãi khi tiếng Nhật quá khó nhằn với chuyện học hành. Đối với ngoại ngữ nói chung hay tiếng Việt nói riêng chỉ có sử dụng một bảng chữ cái thì tiếng Nhật dùng đến 3 bảng chữ cái sử dụng song song.
1.1: Bảng chữ Hiragana
Bảng chữ Hiragana là bảng chữ cái thuần Nhật do người Nhật sáng tạo lên với nét chữ mềm gồm 46 chữ cái đại diện cho tất cả các âm được sử dụng trong tiếng Nhật. Với bảng chữ này kết hợp với Kanji hoặc Katakana để câu văn trở lên có nghĩa và súc tích hơn. Đặc biệt là hầu như bảng chữ cái Hiragana sẽ đảm nhiệm chức năng ngữ pháp trong câu. Ngoài ra, bảng chữ cái Hiragana này còn được gọi là “bảng chữ nói” thường thể dụng là âm đọc cho Kanji và cả chữ Katakana. Khi học tiếng Nhật bạn sẽ thấy có cùng 1 âm đọc thể hiện chữ Hiragana nhưng chữ kanji khác nhau và nghĩ cũng rất khác nhau. Cũng chính vì thế nếu bạn nhìn một đoạn văn ngắn chỉ toàn chữ Hiragana thì sẽ khó trong bước đầu nắm bắt nội dung.
Ngoài 46 chữ cái cơ bản ra, bảng chữ này còn có bảng âm đục với 4 hàng chữ cái của か,さ,た,は thêm dấu 2 phẩy - てんてん hoặc dấu chấm tròn -まる bên phía trên bên phải phải của chữ cái.
Ví dụ như: か->が, は->ば, は->ぱ.
Tổng cộng bảng âm đục có 25 chữ cái.
Ngoài ra, còn có thêm một bảng âm ghép từ các chữ cái Hiragana cơ bản ghép với 3 âm や、ゆ、よ.
Âm tiếng Nhật được hình thành từ 3 bảng chữ cái trên với thiên biến vạn hóa các cách ghép âm với nhua tạo nên nhiều từ vựng và làm phong phú ngữ nghĩa tiếng. Đây là kiến thức đầu tiên bạn cần phải nắm chắc và ghi nhớ kỹ nếu muốn chinh phục tiếng Nhật.
1.2: Bảng chữ Katakana
Là bảng chữ cứng của Nhật với 26 chữ cái tương đương với bảng chữ Hiragana. Về cách viết thì rất khác biệt so với bảng chữ Hiragana với nét mềm, uốn lượn thì bảng chữ Katakana được viết bằng những nét thẳng, gấp khúc và trông rất cứng. Các âm trong bảng chữ cái đều giống với phát âm của bảng hiragana.
Chữ Katakana thường được dùng để phiên âm các từ có nguồn gốc từ nước ngoài, tên riêng người, địa chỉ nước ngoài. Hoặc nhiều khi là để nhấn mạnh khi dùng các từ thần Nhật.
Có thể thấy, tiếng Nhật phân biệt điều này rất rõ ràng, chỉ cần nhìn qua hình thức sẽ biết ngay được nguồn gốc của chữ, từ vựng đó là đến từ đâu.
1.3: Chữ Kanji
Kanji là hệ thống bảng chữ được du nhập từ Trung Quốc, biểu đạt hình ảnh, tính chất, sự vật, hiện tượng… Nhưng không phải hoàn toàn là sử dụng ngữ nghĩa giống hệt tiếng Trung. Ở hiện tại, Kanji có thể nói là không giống chữ Hán giản thể mà Trung Quốc sử dụng.
Trong tiếng Nhật chữ Kanji gồm có 2 loại. Loại thứ nhất là chữ Kanji do Nhật tự sáng tạo ra và có tên là Wasei kanji (和 製 漢 字), ví dụ như: 辻 tsuji (ngã tư đường), 働 dō, hataraku) (làm việc), 畑 hatake (cánh đồng). Và loại thứ là chữ kanji được du nhập từ Trung Quốc và có sự cải biến, khác nhau về nghĩa so với tiếng Trung Quốc gọi là Kokkun.
Cũng chính bởi vậy là chữ Kanji có 2 cách đọc:
1. Cách đọc kiểu Hán là Onyomi: là cách đọc đã được Nhật hóa khi chữ Hán du nhập vào Nhật Bản.
2. Cách đọc thuần Nhật là Kunyomi.
(Đây là một ví dụ Kanji và những điều cần phải nhớ như Cách viết, âm hán, âm Kun, âm On và một vài ví dụ của kanji)
Vậy là đối với mỗi một chữ Kanji ta sẽ phải nhớ đến 4 điểm đặc biệt là: Cách viết chữ, âm Hán, âm đọc Onyomi, âm đọc Kunyomi.
Trong tiếng Nhật, chữ Kanji được sử dụng rất nhiều và là bảng chữ thể hiện được nhiều ngữ nghĩa nhất. Vì thế việc học Kanji là điều cần thiết và quan trọng.
2: Cách học hiệu quả bảng chữ cái và từ vựng Nhanh - Gọn - Nhẹ
2.1. Ghi nhớ bằng hình ảnh
Với 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana và bên Kanji đều là những chữ cái tượng hình hoặc được viết giản thể. Vì thế, nếu học chữ cái bằng cách liên tưởng sang hình ảnh sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ cách viết của chữ cái hơn. Hoặc bạn có thể học bằng cách gắn chữ cái đó với hình ảnh biểu tượng cho chữ cái đó.
Hãy lấy những hình ảnh thân thuộc và gần gũi với bạn nhất. Điều đó sẽ giúp bạn nhớ nhanh hơn và lâu hơn.
2.2. Luyện tập
Khi bước đầu nhớ được bảng chữ cái hãy thường xuyên luyện tập, viết lại hoặc nghe lại bảng chữ cái. Vừa kết hợp ghi nhớ động tác bằng cách viết và ghi nhớ bằng âm thanh sẽ là tác động ghép giúp bạn nhớ lâu hơn và đặc biệt là ghi nhớ bằng phản xạ của cơ thể.
Làm nhiều một việc sẽ rất là chán và nản thì bạn có thể tham khảo cách luyện tập theo nhiều hình thức khác nhau như viết lời bài hát từ chữ Romaji sang chữ Hiragana và Katakana hoặc ngược lại. Hoặc viết những câu nói hay, nghe các bài hát bảng chữ cái tiếng Nhật, tự sáng tác một bài đồng dao về bảng chữ cái chẳng hạn… có khi bạn lại tìm thấy mới năng khiếu nghệ thuật luôn ý chứ… có rất nhiều cách học thú vị và tìm cho mình cách học phù hợp nhất.
Xem thêm bài viết: >>> Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật
2.3. Học ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào
Ghi chép và làm Flashcard hoặc là một quyển sổ nhỏ tùy ý bạn trình bày, trang trí theo sở thích của bản và luôn mang bên mình mọi lúc mọi nơi. Việc nhìn thấy nhiều lần và học nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn sẽ hình thành một vệt ghi nhớ lâu và bạn khó mà quên được.
Ngoài ra, bạn có thể nghe các bài giảng tiếng Nhật hay các bài từ vựng cũng là cách học hiệu quả. Cách này không cần phải tập trung quá nhiều nên bạn có thể vừa nghe vừa làm việc khác.
3. Cách học Kanji hiệu quả
3.1: Học cách liên tưởng
Như đã biết, Kanji được coi là bảng chữ viết mô tả lại hình ảnh hoặc âm thanh… sự vật hiện tượng. Vì vậy, cách học LIÊN TƯỞNG sẽ là một cách học dễ dàng khi mới làm quen chữ Kanji.
Nhìn vào một chữ kanji, ta có thể liên tưởng đến hình ảnh của một sự vật và sẽ biết được chữ kanji đó sẽ có nghĩ là gì.
3.2: Phân tách Kanji
Đối với những sự vật, hiện tượng cơ bản ta có thể sử dụng cách liên tưởng để xác định ý nghĩa của từ thì ở một cấp độ cao hơn, nhất là những sự việc không hữu hình thì phân tách chính là một cách làm hiệu quả.
Để có thể đoán chính xác ý nghĩ của những chữ Kanji này, ngoài việc có liên tưởng, phong phú thì việc tìm hiểu về văn hóa cũng là một điều rất quan trọng.
Đây là một trường hợp rất thú vị về Kanji nè!
Đây là chữ 嬲る(naburu) được ghép bởi 2 chữ 男(otoko)- Nam và 女 (onna)- Nữ. Hai Nam kèm một nữ thì bạn sẽ nghĩ từ này có nghĩa là gì nhỉ???
Nó có nghĩa là chọc ghẹo, trêu ghẹo nhé! Có rất nhiều người cho rằng từ này mang nghĩ là bảo vệ. Có thể hiểu rằng do khác biệt về văn hóa nên có cách hiểu khác nhau. Vì vậy nếu muốn học tiếng Nhật giỏi thì việc nghiên cứu văn hóa, xã hội Nhật Bản là điều không thể thiếu.
3.3: Dùng Flashcard
Học Kanji cũng giống như học bảng chữ cái hay từ vựng thì việc học mọi lúc, mọi nơi cũng là một điều cần thiết nếu bạn muốn học đủ nhưng nhớ lâu. Những tấm Flashcard dễ dàng mang theo bên người rảnh lúc nào cũng có thể học. Kết hợp với file nghe từ vựng thì hẳn là một combo bổ cho não bộ rồi.
Bạn có thể tự làm hoặc lưu về điện thoại những list từ vựng đã được thiết kế bằng ảnh, tiết kiệm thời gian, phù hợp với người “lười” rồi đấy!
4. Cách học ngữ pháp: học chắc nhớ lâu, hỏi đâu cũng nói được
4.1: Ngữ pháp lan man- gộp chung cho dễ nhớ
Nếu chỉ mới học N5 thì có dễ xử bởi kiến thức cơ bản và ít trùng lặp, nhưng khi càng học lên cao thì sẽ ra một loạt các mẫu ngữ pháp hình thức na ná giống nhau, thâm chí còn y hệt ngữ nghĩa… Đến lúc này, điều cần làm là hệ thống lại kiến thức, đưa những mẫu ngữ pháp giống nhau vào trong một bảng và so sánh nhau thể nổi bật sự khác biệt. Học kiến thức có quy luật rõ ràng thì vẫn dễ dàng hơn nhỉ.
Bạn có thể tham khảo các video giảng dạy ngữ pháp, so sánh ngữ pháp: https://www.youtube.com/channel/UCfocYhtBX5PHIKRujSBG5zA
4.2: Nhớ bằng cách sử dụng
Một mẫu ngữ pháp thì có bao nhiêu là cái cần nhớ như Ý nghĩa, cách kết hợp, cách sử dụng… Nhiều thế thì nhớ sẽ mệt lắm nhỉ?
Vậy sao mình không ghi nhớ bằng câu văn gần gũi và ngắn gọn và là điển hình cho mẫu ngữ pháp đó. Có thể bắt đầu bằng việc nhớ một cách máy móc, nhưng đồng thời cũng cần phải biết phân tích mẫu câu để có thể hiểu dùng mẫu ngữ pháp như thế nào thì chính xác.
4.3: Xem lại và ôn tập
Đừng có học xong là bỏ bẵng đi nhé!. Bạn cũng biết theo đường cong ghi nhớ đã được nhắc đến ở trên. Hãy thường xuyên xem lại các ngữ pháp. Nếu bạn ghét những lý thuyết khô khan thì có thể luyện đề, chấm điểm, kích thích khả năng chinh phục trong bạn và sẽ không còn cảm thấy chán nản, uể oải khi phải học lại.
Nếu không thích “động đậy” do “lười” thì hãy thử ngồi im và lắng nghe các video bài giảng ngữ pháp. Đây cũng là một cách để bạn nhớ lại những gì đã học mà chẳng phải hoạt động gì cả. Giới thiệu một số Kênh Youtube phù hợp với thánh lười như: Trung tâm Nhật ngữ Kosei, Dũng Mori, Samurai tiếng Nhật.
4.4: Tạo một cuốn sổ tay ngữ pháp cho riêng mình
Hãy tạo cho mình một thói quen viết những gì đã học một cách xúc tích và dễ hiểu nhất vào một cuốn sổ nhỏ có thể mang theo bên người bất cứ lúc nào. Nó cũng là một dạng giống với Flashcard từ vựng vây. và ngữ pháp cũng có thể làm như thế. Học đến đâu, ghi chép đến đấy để lâu lâu có thể lôi ra xem lại mà không phải lục lại sách vở khi xưa và cũng tránh bỏ sót kiến thức nào.
5. Luyện nghe hiệu quả
Hãy bắt đầu từ những video dễ hiểu nhất như bảng tin thời tiết, thời sự nhanh, tin vắn, Giải trí thì có bộ anime ngắn, phim hài ít thoại…. trong giai đoạn đầu không yêu cầu cần phải nghe hiểu mà để tai nghe quen ngữ điệu, cách phát âm và ghi nhớ một cách vô thức.
Tiếp đó, hãy tăng dần luyện tập dần dần như bắt chữ (bắt kỳ chữ nào), bắt keyword rồi đến nghe hiểu và cao nhất là nhận biết từng chữ trong một câu nghe được, hãy cứ từ từ cho đến nghe quen dần.
Cố gắng ghi ra những thứ đã nghe được, hoặc note lại theo cách của mình sẽ là cách luyện tập thú vị giúp kiểm tra lại những gì đã nghe.
6. Luyện nói mỗi ngày
Hãy để miệng bạn luôn phát âm ra tiếng Nhật dù bất kỳ câu nào.
Nếu bạn là một người hướng ngoại, thích kết bạn, làm quen thì việc luyện nói hằng ngày chắc chắn không thể làm khó. Chăm chỉ tham gia nhóm, group tiếng Nhật, tụ tập offline hay kết bạn người Nhật và tám chuyện xuyên lục địa này… Nếu vậy thì bạn đã có được vốn tiếng Nhật siêu tốt rồi
Nhưng đối với “lười” chuyện này không dễ, đổi cách khác xem sao nhỉ?
Cách 1: Shadowing- lặp lại câu thoại trên video.
Cách 2: Tự nói trước gương, kết hợp với biểu cảm. Có thể chọn bất kỳ câu nói kinh điển mà bạn thích, không cần theo mô tip, câu chuyện nào. Hoặc lấy các ví dụ đặc trưng trong sách ngữ pháp hoặc tự vựng. Bạn vừa có thể nhớ từ vựng, ngữ pháp lại còn nhớ cách dùng nữa.
Cách 3: Lải nhải bằng tiếng Nhật, bất kỳ câu gì mà bạn có thể nói… có thể nói bất kỳ ở đâu, bất kỳ chỗ nào. Nhưng khuyến cáo đừng hét to nhé!
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ cực kỳ khó để có thể vừa học và hiểu được những hàm nghĩa sâu xa được chưa đựng trong từng chữ. Mà chắc chắn nếu bạn lười biếng thì mãi mãi cũng không thể học được bất kỳ một điều gì chứ không chỉ riêng tiếng Nhật. Nhưng hãy học bằng cách thông minh hơn, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao nhất!. “Lười” cũng chính là chữ thể hiện điều đó.
Tuy mới đầu sẽ hơi vất vả khi học một ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt với tiếng Việt. Nhưng nếu gắn nó với những sự vật, hiện tượng xung quanh mình, sẽ giúp bạn quen thuộc với tiếng Nhật và dễ dàng tiếp thu nhanh lắm đó!
Trên đây là một số cách học Kanji tiếng Nhật dành cho người lười hiệu quả mà Kosei đã liệt kê. Hi vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin hữu ích dành cho các bạn đọc.
Xem thêm các bài viết khác cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tại đây:
>>> Romaji là gì? Cách học tiếng Nhật Romaji dễ nhớ nhất!
>>> Phương pháp học tiếng Nhật N3 hiệu quả từ cao thủ 170 điểm
>>> Phương pháp học tiếng Nhật N2 hiệu quả để ăn chắc thi JLPT