Cách Nấu Mì Soba Nhật Bản Chuẩn Ngon Đúng Điệu!
Nhắc đến những món mì Nhật Bản trứ danh, chúng ta không thể nào không nhắc đến mì Soba Nhật Bản với hương vị ngon đặc trưng của bột Soba. Vậy, mì Soba là món mì như thế nào? Cách nấu mì Soba ra sao? Cùng Kosei tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc mì Soba Nhật Bản
Mì Soba có lịch sử rất lâu đời, cây kiều mạch được cho xuất hiện lần đầu từ thời Jomon. Vào thời Kamakura việc xay bột mì Soba đã trở nên dễ dàng do việc du nhập cối xay từ Trung Quốc sang. Nhờ đó, kiều mạch cũng trở nên phổ biến hơn với những món ăn như Sobagaki.
Thời đại Edo, sợi mì Soba có hình dáng như ngày nay xuất hiện, đồng thời các nhà hàng mì Soba được mở ra khiến mì Soba nhanh chóng trở thành món ăn được yêu chuộng bởi hầu hết người dân Nhật Bản.
Những loại mỳ Soba Nhật thông dụng
Mì Soba Nhật Bản được chia thành 2 loại là Soba nóng và Soba lạnh.
Zaru - Soba
Là loại Soba lạnh rất phổ biến trong mùa hè vì vị mát lạnh của sợi mì Soba ăn kèm một loại nước chấm đơn giản sẽ giải nhiệt cho bạn ngay lập tức. Zaru có nghĩa là cái rá đựng mì soba khi được dọn lên. Biến thể của món mì này là Oroshi-Soba, tức mì Soba được ăn kèm nước dùng Mentsuyu lạnh cùng với củ cải (Daikon) nghiền nhỏ rắc trên mặt.
Kitsune - Soba
Là món mì Soba Nhật có thể dùng nóng hoặc lạnh và được ăn kèm với một miếng đậu phụ chiên tên là Abura-ageー油揚げ. Ở Tokyo người ta gọi nó là Kitsune nhưng ở Osaka, món mì này có tên là Tanuki-Soba (vì Kitsune là con cáo và Tanuki là con chồn trong tiếng Nhật).
Tempura - Soba
Tempura-Soba là món Soba được ăn kèm với Tempura (đồ chiên kiểu Nhật) và còn được gọi là Ten-Soba. Thông thường, món ăn này thường được dùng nóng. Nếu được dùng lạnh, người ta gọi nó với cái tên là Ten-zaru-Soba. Món mì Tempura-Soba có nguồn gốc từ thời Edo và người ta thường ăn kèm với Tempura tôm (Ebi-ten) kể từ khi đó.
Kake - Soba
Là món Soba đơn giản nhất được dọn kèm với hành lá cắt khoanh tươi và được dùng nóng. Kake có nghĩa là rót trong tiếng Nhật, ám chỉ hành động rót nước dùng dashi, mirin và nước tương nóng vào mì Soba. Thỉnh thoảng, người ta cũng thêm 1 lát Kamaboko (chả cá) để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Cách làm mì Soba Nhật bằng tay
Bột Soba
Mì Soba được làm từ bột kiều mạch (bột Soba). Tùy vào cách nghiền hạt Soba mà các loại bột này cũng khác nhau.
- Sarashina Soba (更科蕎麦)
Được tạo ra bằng cách nghiền các hạt soba và chỉ lấy phần nhân bên trong. Bột thứ nhất có lượng tinh bột cao và màu trắng đặc trưng. Kết cấu, độ đàn hồi của mì soba làm từ bột thứ nhất rất nhẹ nhàng và tạo cho chúng ta một cảm giác trơn tuột nơi cuống họng khi ăn.
- Hiki-gurumi Soba(挽きぐるみ蕎麦)
Được tạo ra bằng cách nghiền hạt Soba thêm và nghiền luôn cả phần phôi bao quanh nhân của hạt Soba thành bột. Mùi hương và vị ngon của mì Soba làm từ bột thứ hai có một sự cân bằng và cảm giác khi ăn rất tốt.
- Inaka Soba (田舎蕎麦)
Được làm bằng cách nghiền tiếp phần bột thứ hai và nghiền luôn cả phần gần vỏ của hạt soba. Bột thứ ba rất giàu đạm và có màu đậm nhất trong 3 loại bột. Mùi vị soba của mì làm từ loại bột này rất mạnh và mì soba làm từ bột thứ ba được biết đến với cái tên Inaka Soba 田舎蕎麦 hay yabukei 藪系 (hoang dã).
Quy trình nhào bột và cắt mì Soba
Đầu tiên, người thợ sẽ rải bột Soba và bột mì vào 1 cái tô lớn và thêm nước. Bước thêm nước này được gọi là Mizumawashi. Sau đó người thợ sẽ dùng các ngón tay để trộn bột và nước từ ngoài vào trong cho đến khi những viên bột tròn bắt đầu được hình thành. Khi đó người thợ sẽ tiếp tục nhào cho đến khi các viên bột đã trở thành một khối kết dính. Dùng 1 cái chày, người thợ sẽ cán bột thật phẳng để chuẩn bị cho bước cắt mì soba tiếp theo.
Ở các cửa hàng Soba ngày nay, việc cắt mì với độ dày khoảng 1.2mm là rất phổ biến. TNhưng tùy theo ý định của người thợ mà độ dày của mì soba có thể đạt 0.1mm nhằm tăng tính trơn tuột, thanh nhã của sợi mì. Những sợi mì được cắt sẽ được tách ra thật nhẹ nhàng để không dính vào nhau và được đem đi nấu lên trong khoảng 5 phút.
Cách nấu mì Soba Nhật Bản cho người Việt tại nhà đơn giản
Làm mì Soba bằng mì tươi bằng tay hương vị sẽ ngon hơn, nhưng nếu bạn không phải là người giỏi nấu ăn thì hoàn toàn có thể dùng mì khô bán tại các siêu thị Nhật Bản thay thế.
* Nguyên liệu:
- Trứng gà: 1 quả.
- Phòng Mì: 100g.
- Cà rốt: 1 củ.
- Rau câu chân vịt: 50g.
- Nấm hương: 50g.
- Giấm gạo: 1/2 muỗng canh.
- Nước tương: 1 muỗng canh.
- Mè rang: 1 muỗng canh.
- Mật ong: 1/2 muỗng cafe.
- Tỏi băm nhỏ: 1/2 muỗng cafe.
* Cách thực hiện:
B1: Làm nước xốt mì Soba.
Để làm nước xốt, trước hết bạn cho giấm gạo, nước tương và mật ong, tỏi băm nhuyễn, muối và mè rang vào cùng và trộn đều vào một cái tô.
B2: Chuẩn bị các nguyên liệu trộn mì.
Mì Soba đem ngâm nước lạnh khoảng 5 phút rồi luộc cho sợi mì nở và mềm mì rồi vớt ra, để ráo nước và xếp mì ra tô.
- Trứng gà luộc chín.
- Cà rốt cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn.
- Nấm hương chẻ nhỏ thành 2 – 3 miếng.
B3: Hoàn thành tô mì Soba.
Bạn chỉ cần xếp mì ra tô, cho các nguyên liệu gồm trứng luộc, rau đã xào vào cùng và rưới phần nước xốt đã chuẩn bị sẵn ở B1, trộn thật đều tô mì. Vậy là bạn đã có thể thưởng thức món ăn ngay rồi đấy.
Cách ăn đúng chuẩn dành cho người sành ăn mì Soba Nhật
- Khi dùng nóng: khi bạn thưởng thức Soba nóng bạn sẽ được phục vụ trong một tô đầy súp. Khi đó, bạn sẽ dùng đũa gấp mì bỏ vào miệng và thưởng thức ngay. Để tăng vị ngon và giảm đi độ nóng của sợi mì bạn có thể húp trực tiếp bằng tô mà không cần dùng muỗng.
- Khi dùng lạnh: mì Soba sẽ cực kỳ ngon nếu bạn muốn sử dụng mì lạnh. Đầu tiên, bạn trộn một ít lá hành xanh và wasabi vào chén nước chấm đi kèm. Sau đó gấp 1 ít sợi mì Soba nhúng chúng vào nước chấm và thưởng thức. Loại nước dùng này được gọi là Sobayu.
Sau khi đọc bài viết về cách nấu mì mì Soba Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei đã cung cấp, chắc các bản đã hiểu về mì Soba rồi nhỉ? Các loại mì và cả cách nấu nữa! Hi vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Các món mì truyền thống trong ẩm thực Nhật Bản
>>> Cách nấu mì Ramen đúng chuẩn Nhật Bản, học ngay hôm nay!
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen