Mì Udon và sự tiếp biến trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Từ xa xưa, mì Udon Nhật Bản đã được chọn làm món ăn nhanh ở đây. Nhiều năm qua, tình yêu của người dân nước này dành cho mì Udon vẫn không thay đổi. Trải qua nhiều năm, món ăn này đã được tiếp thu và biến đổi đa dạng, phù hợp với khẩu vị của mỗi người.
Mì Udon và sự tiếp biến trong văn hóa Nhật Bản
Mì Udon - nức lòng người thưởng thức
Mì Udon vốn không xuất phát từ Nhật Bản, nó được du nhập vào Nhật từ thế kỷ thứ 8. Kỹ thuật chế biến mì Udon bắt nguồn từ nước láng giềng Trung Quốc. Trong những chuyến đi xứ tới Trung Hoa đại lục, sức giả của triều đình thời Nara đã mang kỹ thuật này về Nhật. Ban đầu, nó được phổ biến tại đảo Goto, tỉnh Nagasaki, miền Nam nước Nhật.
Đến nay, mảnh đất này vẫn còn lưu giữ loại mì Udon nguyên thủy với tên gọi Goto Udon. Nét đặc trưng ẩm thực của loại mì này là sợi tròn và mảnh hơn so với mì Udon sợi dày và hình vuông thông thường.
Nguyên liệu làm ra món mì Udon rất đơn giản, chỉ là bột lúa mì. Sợ mì có đường kính thông thường khoảng 1cm. Tuy nhiên, ở Nhật có rất nhiều biến tấu về sợ mì Udon.
Tùy theo vùng miền khác nhau mà có nơi làm dày hơn, có nơi lại làm mỏng hơn. Không những thế, kích thước sợi mì còn phụ thuộc vào thời tiết. Vào mùa hè, nhiều nơi làm cọng mì Udon mỏng hơn để dễ ăn hơn và ngon hơn khi dùng lạnh.
Ngày nay, mì Udon có mặt khắp đất nước Nhật Bản, chính mùi vị đặc trưng, sự đa dạng về các loại mì Udon và cả ý nghĩa của bát mì Udon đã đưa Udon trở thành một loại mì nổi tiếng trên thế giới.
Đặc trưng của sợi mì Udon là sợi mì dai, mịn, tạo cảm giác mượt mà cho người ăn. Với những nguyên liệu hết sức dân dã là bột mì, nước và muối nhưng mì Udon lại trở nên ngon đặc biệt. Bí mật ở đây chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa thành phần bột mì, nước và muối đã làm nên món mì Udon với sợi mì dai dẻo và mịn màng.
Sự tiếp biến của món mì Udon trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Mì Udon cũng được gọi theo nhiều tên gọi khác nhau, và hương vị trọn từng bát mì cũng khác nữa:
Kistune Udon: Trong tiếng Nhật kitsune có nghĩa là con cáo. Vậy mà món mì Udon dung với tàu hũ ki, vì ngày xưa người ta hay nói con cáo thích ăn đậu hũ nên người ta đặt luôn tên như vậy.
Nhắc đến Kitsuen Udon thì không thể không nhắc đến Tempura Udon. Món này dùng lạnh. Nước súp được đựng riêng trong cái bình nhỏ bên cạnh, khi ăn thì chan nước súp, thêm gia vị vào rồi ăn. Món Tempura Udon này dùng nóng cũng ngon không kém ăn lạnh. Vị ngọt và béo từ Tempura hòa vào nước súp làm tăng thêm hương vị đậm đà của món ăn này.
Còn một loại nữa là mì Oshibori Udon. Điểm khác biệt của mì Oshibori Udon so với các loại mì Udon khác đó là nước súp của Oshibori Udon hoàn toàn làm từ củ cải trắng. Đầu bếp sẽ mài củ cải trắng, vắt hết nước để cho vào nước dung. Vì vậy, nước trong, khi ăn kèm với tương miso ngọt, khô cá ngừ sẽ được bào mỏng để làm giảm vị hăng của củ cải.
Dần dần, mì Udon ngày càng được làm khác đi với nhiều hương vị đặc trưng của vùng miền khác nhau, thơn ngon hơn, có thể thưởng thức đủ cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Quá nhiều món ăn hấp dẫn ở xứ sở Phù Tang xinh đẹp, tìm hiểu các món ăn trong văn hóa ẩm thực tại đây nhé
>>> Bạn sẽ nghiện món ăn này nếu nếm thử
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen