Cành tre Fukusasa - Biểu tượng của sự may mắn ở Nhật Bản
Cây tre trong lịch sử Việt Nam rất oai hùng trợ giúp Thanh Gióng đuổi giặc. Và ở trong lịch sử Nhật bản cũng vậy, cành tre Fukusasa cũng là chủ đề của các truyện cổ tích, là biểu hiện của sự may mắn và không thể thiếu trong các lễ hội... Vậy tại sao lại như vậy? Hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về cành tre Fukusasa nhé!
Nguồn gốc của cành tre Fukusasa may mắn
Bắt nguồn từ 900 năm trước và nổi tiếng ở Nhật, kể chuyện một công chúa xinh đẹp từ cung trăng xuống trần giới. Anh thợ đốn tre nghèo đã phát hiện ra nàng công chúa bé xíu giữa thân tre và đem về nhà mình. Công chúa lớn lên rất nhanh thành một cô gái xinh đẹp nên có rất nhiều người đến cầu hôn, nhưng đã đến ngày nàng phải trở về mặt trăng. Giống như một cây măng, nàng chỉ cao khoảng chưa đầy một tấc lúc người đốn tre phát hiện ra và nàng đã cao lớn nhanh chóng chỉ trong vòng ba tháng.
Đa số trẻ con Nhật Bản đều biết câu chuyện này dưới cái tên Kaguya-him (tức Công chúa mặt trăng) trong các truyện tranh dành cho trẻ nhỏ.
Thời kỳ Yayoi (trước công nguyên 300 năm - 40 năm sau công nguyên), cây tre được dùng làm cán bút, các công cụ đánh cá như bẫy thú (giống mẹt ở miền nam), sàn nhà rổ, bàn chải,...
Trong thời kỳ Nara (710 - 794), tre được sử dụng chế tạo vũ khí cho các chiến binh Samurai: cung, mũi tên,... Tre luôn là những vật liệu thiết yếu trong việc phân biệt kiểu dáng kiến trúc, Sukiya-zukuri (trường phái kiến trúc nhà ở kết hợp các sắc thái xây dựng đặc biệt cho nghi lễ uống trà (trà thất) xuất hiện trong thời kỳ Azuchi- Momoyama (1573-1603) và Edo (1603-1868). Nó không chỉ dùng làm trụ chống đỡ các tấm phên bằng đất sét mà còn làm vật liệu trang trí trong các góc tường, chỗ hóng mát, làm rèm che và cả đóng trần nhà. Các đồ uống trà dùng trong trà thất cũng được chế tác rất tinh xảo bằng nhiều giống tre khác nhau…
Lễ hội cành tre Fukusasa may mắn của Nhật Bản có gì?
Từ những thời kỳ lịch sử và câu chuyện cổ tích trên, người Nhật luôn tin rằng cành tre Fukusasa sẽ mang đến nhiều may mắn, mang lại phúc khí cho gia đình. Do vậy, vào các dịp lễ hội, người Nhật hay trang trí các cành tre may mắn.
Vào tháng Giêng, các đền thờ ở Nhật Bản sẽ bày bán các cành tre, điều này mang lại nhiều tốt lành cho người kinh doanh địa phương. Trong ngày Tết nếu gắn cành tre may măn thì sẽ đón được hành phúc và bình an cho gia đình.
Chắc giờ bạn đã biết cành tre Fukusasa được coi là biểu tượng may mắn của Nhật Bản chưa? Hi vọng bài viết của trung tâm tiếng Nhật Kosei đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Những điều thú vị trong trang phục Yukata Nhật Bản mà bạn nên biết!
>>> Thói quen quấn khăn đội đầu của người Nhật khi tắm suối nước nóng
>>> Dondo-Yaki - Lễ hội đốt bùa truyền thống Nhật Bản có 1 không 2!
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen